“Xe ben đụng vỡ… đập thủy điện!”
Chuyện khó tin nhưng chủ đầu tư lại khẳng định đó là nguyên nhân khiến đập thủy điện dài 80m, cao 20m ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) sụp đổ một đoạn 60m, làm một người chết.
Đập phí a thượng lưu của thủy điện Đăk Mek 3 bị vỡ và chiếc xe ben được cho là thủ phạm (ảnh chụp chiều 25/11) – Ảnh: Hữu Khá
Trưa 25/11, PV có mặt tại công trường thủy điện Đăk Mek 3 dưới chân núi Ngọc Linh (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). Dù vụ vỡ đập thủy điện nghiêm trọng gây chết người xảy ra đã bốn ngày nhưng mọi thông tin hầu như bị bịt kín.
Đập dài 80m, 60m vỡ vụn hoàn toàn
Ông Trần Văn Bình, một người dân sống gần thủy điện Đăk Mek 3, nói: “Kinh hoàng lắm. Chiều 22/11, khi tôi đang đưa con ra phía hạ nguồn đập thủy điện tắm thì nghe một tiếng ầm lớn. Mọi người đang tắm dưới sông tưởng động đất xảy ra. Nhưng khi nhìn về phía đập thủy điện đang thi công thì thấy khói bụi bay lên mù trời. Tôi tìm cách vào bên trong coi thử nhưng bảo vệ không cho vào, sau đó chỉ biết rằng có người chết”.
Video đang HOT
Dự án thủy điện Đăk Mek 3 khởi công tháng 3/2009, dự kiến phát điện đầu năm 2013 với công suất 7,5MW, vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng. Công trình do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Nam Việt (trụ sở tại TP.HCM) thiết kế và Công ty thi công cơ giới Hồng Phát thi công.
* Theo ông Lê Bá Thanh, sự cố khiến anh Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, Đại Lộc, Quảng Nam) thiệt mạng. Công ty đã hỗ trợ bồi thường cho gia đình nạn nhân 50 triệu đồng, đưa thi thể nạn nhân về quê mai táng.
Khi PV tiếp cận hiện trường thì một xe ben chắn ngang đường, tài xế xe này nhảy xuống không cho vào kèm theo lời đề nghị “muốn làm việc gì phải liên hệ ban quản lý”. Cả công trường không một bóng người ngoại trừ một nhóm công nhân nằm canh trong lán trại. Từng khối bêtông lớn gãy, nằm chỏng chơ dưới sông. Tấm bạt che làm nơi giải phẫu tử thi nạn nhân vẫn còn hương khói nghi ngút. Mặt đập phía thượng lưu đổ gãy, từng cây thép lớn nằm la liệt. Đất đá bên trong đổ văng ra xa cả mấy chục mét. Trên đống đất đá có một chiếc xe ben bị móp méo.
Theo ông Lê Bá Thanh – giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu tư) – sự cố vỡ đập xảy ra lúc 17h30 ngày 22/11. Khi công nhân của các đơn vị đang thi công chèn đá vùng thân đập thì xảy ra sự cố khiến đập vỡ về phía thượng lưu. Lúc xảy ra sự việc, một tài xế đang đứng cạnh bị vùi xuống vực sâu. Ông Thanh cho biết ngay sau khi xảy ra sự cố, đơn vị đã huy động lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Cũng theo ông Thanh, đập có thiết kế dài khoảng 80m, cao 20m nhưng hiện tại hơn 60m đập đã vỡ hoàn toàn. Nguyên nhân vỡ đập, theo ông Thanh lý giải, do một chiếc xe ben khi chở đá đã va vào thân đập khiến đập vỡ dây chuyền.
“Chúng tôi khẳng định đập được thi công đảm bảo chất lượng và đúng thiết kế. Công trình thi công theo kiểu đập chịu lực (phía thượng và hạ lưu là bêtông, ở giữa là đá). Đơn vị thi công là một công ty con của chúng tôi” – ông Thanh nói. Nhưng theo ghi nhận của PV, thành bêtông thân đập phía thượng lưu dày 1,6m, hạ lưu dày 1m, phần ở giữa thân đập được chèn một ít đá tròn, số còn lại là đất cát.
Ông Thanh nói công trình của ông có mua bảo hiểm, khi sự việc xảy ra chỉ có một người chết, không có ai bị thương. Tuy nhiên, trưởng trạm y tế xã Đăk Choong Cao Văn Dương nói có một người bị thương nhưng sau đó không rõ đi đâu.
Đập phía thượng lưu thủy điện Đăk Mek 3 gần như vỡ vụn – Ảnh: H.K.
Chỉ là tai nạn lao động?
Chiều 25/11, ông Nguyễn Quang Oánh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei – cho biết ông có nắm thông tin về vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3. Sau khi sự cố xảy ra, huyện đã cho lực lượng vào nắm tình hình hiện trường, tuy nhiên đây là việc của chủ đầu tư, sự cố vừa xảy ra chỉ là tai nạn lao động. Ông Đỗ Hoàng Liên Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng Kon Tum, cho biết sự cố vỡ đập xảy ra tại thủy điện Đăk Mek 3 chủ đầu tư chưa báo cáo nên ông chưa nắm được.
Nói về chất lượng công trình thủy điện, ông Sơn bình luận: “Vì chủ đầu tư và đơn vị thi công là một nhà cả nên chưa chắc họ đã thi công đúng theo thiết kế được duyệt. Giám sát cũng do một đơn vị của chủ đầu tư thuê luôn. Về tiến độ công trình, chủ đầu tư làm mình không nắm được nên các công trình này cũng chưa tổ chức giám sát”.
Ông Nguyễn Bộ, Giám đốc Sở Công thương Kon Tum, nói đến chiều 25/11 vẫn chưa nhận được thông tin xảy ra vỡ đập ở thủy điện Đăk Mek 3. Việc quản lý các thủy điện nhỏ là trách nhiệm của Sở. Vừa qua Sở có đi kiểm tra, giám sát nhưng không phát hiện vấn đề gì bất thường. Tuy nhiên, ông Bộ nói nếu vỡ đập thì có thể do chất lượng công trình không đảm bảo. Theo ông Bộ, hôm nay (26/11), Sở lập đoàn vào kiểm tra ngay, đánh giá toàn bộ vụ việc.
Theo Dantri
Vỡ đập thủy điện là... kế hoạch của chủ đầu tư
Báo cáo với đoàn công tác của Cục Giám định - Bộ Xây dựng, Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư dự án thủy điện Đak Rông 3 (Quảng Trị) - nói rằng, phần đập bị vỡ trôi hôm 7/10 không có trong bản vẽ thiết kế (!).
Cùng với thông tin này là khẳng định việc "phá tường ngăn nước" là một trong những công việc "nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư" đã và đang khiến cho dư luận ở địa phương mất niềm tin đối với công trình thủy điện hàng trăm tỉ đồng (vốn vay) "treo" trên dòng sông này.
Liên tục nói dối và coi thường dân
Bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đak Rông, nơi có đập thủy điện Đak Rông 3 - nói: "Mưa rất to trong nhiều giờ liền đã khiến nước sông Đak Rông lên nhanh dữ dội. 13 hộ dân ở thôn Pa Hy của xã suýt chìm trong nước lòng hồ, nếu đập không vỡ. Trước đây, chủ đầu tư khảo sát nói tích nước không ảnh hưởng đến 13 hộ dân này, nhưng thực tế bây giờ ngăn đập xong, nước lên ngập hết đất đai, ao cá, hoa màu và còn có nguy cơ ngập cả nhà dân. Chủ đầu tư không bồi thường thiệt hại cho dân, không có kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng lòng hồ. Xã nhiều lần mời họ đến làm việc, nhưng họ liên tục nói dối và coi thường dân.
Nhiều tài sản, hoa màu của gia đình anh Hồ Văn Khanh bị ngập sâu trong hồ sau khi tích nước, nhưng không hề được đền bù thiệt hại. Ảnh: Lâm Chí Công
Sáng 7/10, mưa to, nước dâng cao, dân địa phương ai cũng thấy đập vỡ, nước xuống nhanh thế mà Cty vẫn nói là Cty chủ động phá đập. Nói thế, trẻ con ở Tà Long cũng không nghe được...".
Anh Hồ Văn Khanh - nhà ở ngay mép hồ thủy điện này - nói: "Nhà mình có 2 ao cá, 4 sào ruộng nước, 1 hécta sắn, hàng nghìn cây tràm đều bị nước nhấn chìm sau khi tích nước nhưng Cty thủy điện nó bảo không đền bù gì cả. Mẹ, vợ và 5 đứa con của mình biết lấy chi mà ăn đây, rồi đất đai mô mà sản xuất? Mình nghĩ những việc như rứa huyện, xã phải đứng ra bảo vệ cho người dân, chứ răng mà thấy im re hết...".
Tại trụ sở UBND xã Tà Long, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã khẳng định, đã rất nhiều lần phát văn bản yêu cầu chủ đầu tư họp với dân, với xã để giải quyết ổn thỏa việc đền bù cho dân, nhưng họ rất coi thường địa phương, coi thường người dân".
Phá đập nhằm thực hiện kế hoạch gì?
Trước thông tin có trong báo cáo gửi UBND tỉnh QT rằng, một phần đập thủy điện Đak Rông 3 bị vỡ trôi hôm 7/10 là do chủ đầu tư tự phá, ông Trần Anh Tuấn - kỹ sư thủy lợi, Phó Văn phòng UBND tỉnh QT, người được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền phát ngôn trong vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 - đã khẳng định: "Không thể nói rằng đập vỡ do tự phá được. Đập vỡ là do nước về mạnh hôm 7/10".
Trả lời PV ngày 22/10, ông Cao Văn Kết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng QT - cho biết: "Phát biểu của ông Trần Anh Tuấn là có cơ sở. Về việc có tiến hành kiểm định chất lượng đập này hay không, trước hết, không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng và thêm nữa, sở hoàn toàn không có đủ chuyên môn, phương tiện để thực hiện việc giám định đó".
Trong diễn tiến vụ việc, Cục Giám định Bộ Xây dựng đã có mặt tại hiện trường vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 hôm 19/10. Tại đây, đoàn ghi nhận: "Kiểm tra thực tế hiện trường, phần tường này không liên kết, không ảnh hưởng đến kết cấu thân đập (không có trong bản vẽ thiết kế). Tường ngăn nước này được chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát thi công và đơn vị thi công thỏa thuận bổ sung".
Nếu điều này là sự thật thì sẽ có một sự thật khác vô cùng đáng sợ: Mới chỉ vỡ phần tường xây bổ sung ngoài thiết kế thôi mà nước trong lòng hồ đã sạch trơn, về mực nước chết, nhà máy ngừng hoạt động, lượng nước đổ về hạ lưu đã lên cao 3 - 4m chỉ trong vòng vài giờ.
Những thông tin kiểu này đã và đang đặt ra nhiều nghi vấn về động cơ "phá đập nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư", đặc biệt khi đây là một công trình có mua bảo hiểm và chủ yếu sử dụng vốn vay và đồng thời, chủ đầu tư đã bán lại dự án cho một Cty khác.
Không những thế, trước đó, chủ đầu tư liên tục phát văn bản khẳng định công trình đã được xây dựng hoàn thành: Ngày 3/9/2012, tại văn bản số 52 "về việc tích nước lòng hồ phát điện thủy điện Đak Rông 3", chủ đầu tư khẳng định "hiện nay chúng tôi đã hoàn thành công tác xây dựng, để nhà máy chuẩn bị phát điện, chúng tôi tiến hành tích nước lòng hồ vào ngày 12/9/2012" ngày 14/9/2012, chủ đầu tư đã phát tiếp văn bản số 53 "về việc đóng điện đường dây và trạm biến áp Nhà máy thủy điện Đak Rông 3", khẳng định Cty "đã hoàn thành công tác xây dựng".
Chiều 22/10, CA tỉnh QT đã cử đoàn công tác đến hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có lời giải cho vụ "vỡ đập theo kế hoạch" mà chủ đầu tư công trình nghênh ngang tuyên bố.
Theo 24h
Vụ vỡ đập thủy điện: Chủ đầu tư chối bay Ông Mai Xuân Huế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy điện Trường Sơn khẳng định chô vỡ chỉ là môt bức tường dựng tạm. Trưa 16/10, đại diên UBND xã Tà Long, huyện Đakrông - Quảng Trị phải thông báo với 13 hộ dân thôn La Hy viêc hoãn cuộc họp với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn - chủ đâu...