Xe bánh mì lâu đời nhất Hội An: Khách Việt mê mẩn, khách Tây vẽ giúp cả ‘áo mới’
Xe bánh mì ở góc đường Hùng Vương (TP.Hội An, Quảng Nam) trông khá đơn giản, nhưng khách Việt lần khách Tây đều mê mẩn. Xe bánh mì lâu đời nhất ở Hội An này gây nhớ cho biết bao thực khách, thậm chí phục vụ cho 4 thế hệ trong một gia đình…
Xe bánh mì được cả chàng Tây “thay áo mới”
Phố cổ Hội An được lựa chọn là điểm đến lý tưởng vì rất nhiều lý do. Trong đó, Hội An âm thầm níu chân du khách thập phương đôi khi chỉ vì những tiệm ăn, đồ uống đơn sơ, những gánh hàng rong nép mình bên lề đường tấp nập.
Bà Đoàn Thị Kim Thu trải lòng về gần 40 năm gắn bó với nghề bán bánh mì vỉa hè MẠNH CƯỜNG
Các hàng quán bình dị trong khu phố cổ còn “gây nhớ” bởi hương vị đặc trưng riêng biệt và phải kể đến bánh mì.
Nằm ở địa chỉ số 83 Hùng Vương (TP.Hội An), xe bánh mì của bà Đoàn Thị Kim Thu (66 tuổi, ở P.Cẩm Phô) có tuổi đời hơn 40 năm. Với nhiều người, đây là xe bánh mì lâu đời nhất ở phố Hội. Những ngày này, khi tìm đến thưởng thức những ổ bánh mì do bà Thu làm ra, nhiều thực khách không khỏi ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên không phải hương vị đã thay đổi, mà bởi nay xe bánh mì đã được khoác lên một “tấm áo mới” đa sắc màu.
“Xe bánh mì hôm nay ai trang trí cho mà đẹp thế cô?”, một vị khách quen hỏi. Nghe vậy, bà Thu liền nở nụ cười hiền hậu: “Đẹp không? Mới được anh chàng ngoại quốc vẽ cho đấy!”.
“Anh chàng ngoại quốc” mà bà Thu nhắc đến có tên là Adam PalmeTer, họa sĩ quốc tịch Pháp.
Theo bà Thu, cách đây khoảng 1 tuần, một du khách Tây đến ăn bánh mì, khi thưởng thức xong một ổ liền gọi thêm ổ thứ 2.
Mỗi ổ bánh mì có giá 10.000 đồng MẠNH CƯỜNG
“Vừa ăn, người này vừa đưa ngón tay cái lên rồi bảo “gút, gút” (Good, good – PV). Ý nói bánh mì này rất ngon và vị rất đặc biệt”, bà Thu nhớ lại.
Sau khi ăn xong, vị khách ngoại quốc này giới thiệu anh là họa sĩ đến từ Pháp. Anh ấy bảo muốn vẽ mới miễn phí tủ bánh mì này và hỏi bà Thu có đồng ý hay không.
Khi chủ nhân gật đầu đồng ý, vị khách tỏ ra rất vui và dọ hỏi khi nào thì có thể bắt đầu công việc “ làm đẹp”.
“Tôi bảo cứ vào buổi trưa vắng khách thì anh cứ đến. Thế là, 3 ngày liền, tranh thủ khoảng 1 giờ đồng hồ buổi trưa, anh khách Tây lại tìm đến vẽ. Khi hoàn thành tác phẩm, thay vì tôi nói cảm ơn, anh ấy lại liên tục cảm ơn tôi”, bà Thu cười nói.
Những ngày sau đó, chàng trai ngoại quốc cùng bạn gái luôn tìm đến để được thưởng thức những ổ bánh mì do chính tay bà Thu làm ra. Khi chuẩn bị về nước, anh vẫn đưa bạn gái đến ăn bánh mì và chào tạm biệt.
“Khi ăn xong ổ bánh mì, anh chàng này đưa điện thoại cho tôi đọc với dòng chữ đã được phiên dịch: “Ngày mai rời đi rồi. Cô hãy ở đây và chờ, đừng chuyển vị trí đi đâu nhé, vì khi quay lại Hội An chúng tôi nhất định sẽ tìm đến đây để được thưởng thức lại hương vị này. Bánh mì này rất ngon, chúng tôi sẽ nhớ hương vị này lắm!”, bà Thu chia sẻ.
Ăn một lần sẽ nhớ mãi
Năm 1985, bà Thu bén duyên với nghề bán bánh mì vỉa hè. Chính xe bánh mì này đã giúp bà nuôi sống gia đình, chăm lo đủ đầy cho 2 con ăn học đến nơi đến chốn. Công việc buôn bán của bà bắt đầu từ 5 giờ sáng cho đến 23 giờ mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, bà bán 250 – 300 ổ mì.
“Trước đây, chỉ bán từ 3.000 – 5.000 đồng/ổ, nhưng nay mọi thứ trở nên đắt đỏ nên giá cũng tăng lên. Hiện mỗi ổ bánh mì tôi bán 10.000 đồng. Vòng đời lăn bánh của chiếc xe này chắc giờ nhiều hơn tuổi thọ của tôi nữa”, bà Thu vui vẻ.
Xe bánh mì được chàng trai ngoại quốc thay áo mới MẠNH CƯỜNG
Từ khi đến với nghề bán bánh mì, bà Thu đã chuyển 3 vị trí. Nhưng khách quen với hương vị của những ổ bánh mì bà Thu, bằng mọi cách họ hỏi thăm rồi tìm đến thưởng thức cho bằng được. Nhiều người gọi bánh mì của bà là “bánh mì nhà quê”.
“Có những người ăn bánh mì tôi làm, hơn 10 năm sau quay về cũng cố gắng tìm đến thưởng thức trở lại. Họ bảo, dù thời gian xa cách bao lâu, hương vị này vẫn không bao giờ thay đổi và nằng nặc yêu cầu phải giữ cho được hương vị này, đừng thay đổi”, bà Thu chia sẻ.
Video đang HOT
Xe bánh mì với nguyên liệu tuy đơn giản nhưng hương vị mang một đặc trưng khó tả MẠNH CƯỜNG
Không những khách Việt, mà nhiều du khách nước ngoài cũng thường xuyên tìm đến với xe bánh mì có tuổi đời gần 40 năm ở phố cổ này.
“Thấy vậy chứ xe bánh mì này đã “phục vụ” cho 4 thế hệ trong 1 gia đình rồi đó. Cha mẹ ăn một lần rồi kéo theo con, cháu… tìm đến ăn. Bây giờ, họ vẫn trung thành với hương vị này”, bà Thu nói, giọng đầy tự hào.
Gắn bó gần 40 năm với xe bánh mì, điều khiến bà Thu ân hận nhất là việc 2 người con đi học hết 12 năm nhưng chưa khi nào bà đi… họp phụ huynh được một lần.
“Làm nghề này rất ít khi được trò chuyện, tâm sự, quan tâm các con. Vì bản thân mình cứ cuốn theo trong công việc, khi mình về thì con đã đi ngủ, khi mình kéo xe ra khỏi nhà thì con chưa dậy. Nhiều đêm về thấy con mà chảy nước mắt”, bà Thu trải lòng.
Tôi hỏi: “Gắn bó với xe bánh mì này hàng chục năm rồi, giờ cũng có tuổi rồi, sao cô không tính đến chuyện nghỉ bán?”.
Bà Thu đáp: “Khách hàng nhiều, nên mình không thể bỏ họ được. Tôi bán bánh mì mấy chục năm nay không bao giờ lo mất khách, bởi họ đã quá quen với hương vị này. Tiền bạc thì một phần, nhưng bản thân tôi thấy sức khỏe vẫn đảm bảo nên sẽ cố gắng phục vụ thực khách của mình”.
Xe “bánh mì nhà quê” của bà Thu nằm ở số 83 đường Hùng Vương MẠNH CƯỜNG
Chị Lê Thị Hạnh (35 tuổi, nhà trên đường Hùng Vương) cho biết nhiều thành viên trong gia đình chị là “khách quen” của xe bánh mì bà Thu.
“Xe bánh mì này nó không đẹp về hình thức bên ngoài, nhưng giá trị hương vị nó mang lại thì vô cùng tuyệt vời. Có thể nói, ăn một lần sẽ nhớ mãi”, chị Hạnh tâm sự.
3 cách làm bánh từ bột mì số 13 cực kỳ phổ biến dễ thành công nhất
Cách làm bánh từ bột mì số 13 hẳn là chủ đề thú vị rất nhiều chị em quan tâm. Nhất là với những ai bắt đầu làm bánh hay yêu thích làm bánh thì điều này càng được chú ý.
Với đặc điểm có hàm lượng protein và gluten cao, bột mì số 13 thường được chọn dùng làm các loại bánh yêu cầu có độ cứng giòn, dai dẻo. Nếu bạn đang rất thích trải nghiệm làm bánh bằng bột mì số 13, hoặc đang tìm một số công thức bánh ngon dùng bột này, hãy tham khảo 3 món bánh phổ biến nhất như dưới đây, cùng Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn nhé.
1. Cách làm bánh từ bột mì số 13 phổ biến nhất - Bánh mì Việt Nam
1.1. Nguyên liệu
450 g bột mì số 131 thìa cà phê muối
1 thìa cà phê đường
2.5 men nở (loại men không cần kích hoạt)
1 trứng gà nước tổng cộng 250g
2 thìa canh sữa tươi không đường (30 ml)
15 ml nước cốt chanh
1 thìa canh dầu ăn
Bánh mì vỏ giòn ngon nhờ nguyên liệu bột mì số 13 có hàm lượng protein và gluten cao. Ảnh Youtuber Diễm Nauy
1.2. Cách làm bánh mì Việt Nam từ bột mì số 13
1.2.1. Chuẩn bị bột và nhồi bột
Cho bột mì, muối, đường, men nở vào thố, trộn đều.Pha trứng gà với nước để qua 1 bên. Cho nước cốt chanh vào sữa tươi, khuấy đều.Đổ hỗn hợp nước trứng, kế đến là sữa và nước cốt chanh vào thố bột khô. Thêm vào bột 1 thìa canh dầu ăn. Trộn đều bột. Cho bột vào máy nhồi bột nhồi 15 phút. Lấy bột ra nhồi tay thêm 2-3 phút. Nếu không dùng máy bạn nhồi bằng tay khoảng 17-18 phút.
Trộn và nhồi bột. Ảnh Youtuber Diễm Nauy
1.2.2. Tạo hình cho bánh và ủ bánh
Sau khi nhồi, để bột nghỉ 20 phút. Lấy bột ra, chia thành 6 phần bằng nhau. Đậy khăn lên bột để bột không bị khô.Lần lượt lấy từng miếng bột, để ra mặt phẳng sạch, cán nhẹ cho bột mỏng ra, rồi cuộn lại nhẹ tay. Ép mép bột lại cho dính, se 2 đầu bột lại là đã tạo hình bánh xong. Làm tương tự với 5 phần bột còn lại. Làm đến đâu, bạn đậy khăn tới đó.Tạo hình bánh xong, cho bánh vào lò nướng (không bật lò), để thêm 2 ly nước nóng trong lò. Ủ bánh 60 phút. Lấy bánh ra.
Tạo hình và ủ bánh. Ảnh Youtuber Diễm Nauy
1.2.3. Nướng bánh
Bật lò nướng ở 240 độ C, làm nóng lò 10 phút. Chuẩn bị khoảng 250 ml nước sôi và bỏ 1 khay sâu lòng vào rãnh cuối của lò nướng.Xịt 1 lớp nước lên bánh, dùng dao bén, rạch 1 đường giữa mặt bánh theo chiều dọc.Cho khay bánh vào lò, đặt ở rãnh giữa của lò. Phần nước sôi, bạn đổ vào khay đã bỏ vào trước đó.Đóng cửa lò, nướng bánh ở nhiệt độ 230 độ C trong khoảng 16 phút.Sau 16 phút, lấy bánh ra, quết 1 lớp bơ mỏng lên bánh, để bánh nguội. Bánh đúng kiểu bánh mì Việt Nam nhưng rất chất lượng, có lớp vỏ mỏng giòn tan và phần ruột dai nhẹ, mềm xốp rất ngon.
Nướng bánh. Ảnh Youtuber Diễm Nauy
2. Cách làm đế bánh pizza từ bột mì số 13
2.1. Nguyên liệu
250 g bột mì số 13100 ml sữa tươi
125 ml nước
4 g men nở (instant yeast)
4 g muối4 g đường
20 ml dầu olive
2.2. Cách làm
2.2.1. Pha và ủ bột
Cho bột vào tô, tạo 3 lỗ trên bột, lần lượt đổ đường, muối và men nở vào từng lỗ. Trộn đều từng ô bột vừa đổ nguyên liệu vào. Sau đó, tiến hành trộn đều tô bột.Đổ sữa tươi vào bột, trộn đều rồi cho dầu olive. Tiếp tục trộn cho dầu hòa đều vào khối bột. Dùng màng bọc thực phẩm hay khăn sạch đậy tô bột lại, ủ bột 15 phút.
Trộn bột và ủ 15 phút. Ảnh Youtuber Gaeul's Kitchen
Sau khi ủ bột 15 phút, nhồi bột ít phút để ép bớt bọt khí ra. Tiếp tục ủ bột 15 phút. Lặp lại bước này thêm 1 lần nữa. Tổng cộng chúng ta ủ bột 3 lần.Sau lần ủ bột thứ 3, bạn nhồi bột lần nữa ít phút để ép bớt bọt khí ra, lại bỏ bột vào tô, ủ thêm 1 tiếng. Hoặc bạn ủ khi thấy bột nở gấp đôi là được.
Ủ thêm 2 lần bột ngắn, ép bớt bọt khí ra, ủ thêm lần 1 tiếng để bột nở. Ảnh Youtuber Gaeul's Kitchen
2.2.2. Tạo hình đế bánh và nướng
Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 250 độ C khoảng 10 phút.Rắc ít bột khô lên mặt phẳng sạch, lấy bột ra, chia bột thành 2-3 phần, tùy bạn muốn đế bánh to hay nhỏ.
Chia bột. Ảnh Youtuber Gaeul's Kitchen
Tạo hình tròn rồi ấn dẹt từ trong ra ngoài, độ mỏng dày như ý. Dùng nĩa xâm mặt bánh.
Tạo hình đế bánh. Ảnh Youtuber Gaeul's Kitchen
Cho bánh vào lò nướng 5-6 phút. Lấy bánh ra, lúc này ta đã có vỏ bánh pizza ngon xốp để tiến hành phủ topping theo sở thích rồi. Lần nướng bánh pizza sau khi có topping bạn nướng 10-12 phút là hoàn thành.
Nướng bánh. Ảnh Youtuber Gaeul's Kitchen
3. Cách làm bánh từ bột mì số 13 đơn giản dễ thành công với bánh quy xoắn (pretzel)
3.1. Nguyên liệu
280 g bột mì số 1350 g sữa tươi
100 g nước
30 g đường
20 g bơ lạt, đun chảy
1/2 thìa cà phê muối
1 lít nước60 g men nở
60 g baking soda
Giấy chống dính
1 lòng đỏ trứng gà 1 thìa canh sữa tươiBơ lạt để quết bánh
3.2. Cách làm bánh quy xoắn từ bột mì số 13
3.2.1. Trộn và ủ bột
Cho sữa tươi và nước vào nồi, khuấy đều, đun ấm. Cho bơ, đường, men nở vào khuấy đều. Để hỗn hợp này qua một bên, chờ khoảng 10 phút cho dậy men.Cho bột mì vào thố hay tô lớn, thêm muối, trộn đều. Đổ hỗn hợp men vào trộn đều. Tiến hành nhồi bột bằng máy hoặc bằng tay cho đến khi mịn.Cuộn bột tròn lại, thoa một lớp dầu ăn vào tô hay thố, cho bột vào, quết lớp dầu ăn vào bột. Bọc tô bột lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc phủ khăn sạch. Để tô bột nơi ấm khoảng 2 tiếng hoặc bột nở gấp đôi là được.
Trộn và ủ bột. Ảnh Youtuber Thái Cali
3.2.2. Tạo hình cho bánh\
Sau khi ủ bột, lấy bột ra, chia thành 6 phần. Lấy từng phần bột, lăn dài. Lấy 2 đầu bột vắt lại như hình trái tim, xoắn 2 đầu bột lại với nhau là có một bánh quy xoắn. Tiếp tục tạo hình cho các phần bột còn lại.Cắt giấy chống dính thành các miếng vuông lớn, đặt bánh đã tạo hình lên trên.
Tạo hình cho bánh. Ảnh Youtuber Thái Cali
3.2.3. Luộc bánh
Chuẩn bị khay, lót sẵn giấy chống dính, để qua một bên.Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 100 độ C.Cho 1 lít nước vào nồi, thêm baking soda, khuấy cho tan, nấu nước nóng già.Nước nóng già, bạn thả nhẹ từng bánh đã lót giấy chống dính vào. Ít giây sau, lấy miếng giấy ra. Dùng vá múc nước nóng tưới lên bánh để mặt bánh áo nước. Bánh áo đều nước thì vớt ra, đặt lên khay có giấy chống dính đã chuẩn bị. Tiếp tục luộc hết bánh còn lại.
Luộc bánh trước khi nướng. Ảnh Youtuber Thái Cali
3.2.4. Nướng bánh
Pha lòng đỏ trứng với 1 thìa canh sữa tươi. Quết hỗn hợp này lên bánh. Đem bánh đi nướng ở nhiệt độ 93-95 độ C khoảng 10 phút. Sau đó tăng lửa đến 148 độ C, nướng thêm 10 phút là được.Tắt lò, lấy bánh ra, quết một lớp bơ lạt. Chờ bánh nguội bớt và thưởng thức. Nếu thích ngọt bạn có thể rắc đường hạt và đường bột sau khi quết bơ.
Nướng bánh. Ảnh Youtuber Thái Cali
Có thể nói, nếu yêu thích việc tự làm bánh mì tại nhà, chọn bột mì số 13 là tối ưu. Với 3 công thức bánh chi tiết như trên, hy vọng bạn sẽ thuần thục trong việc chọn bột mì để làm bánh mì, cũng như một số loại bánh cần có vỏ giòn mà mình yêu thích. Chúc bạn thực hiện món bánh nào với bột mì số 13 cũng đạt chuẩn như mong muốn nhé.
Bánh mỳ Hòa Mã 50 năm ở Sài Gòn Hương vị khác lạ và cũng không hẳn quá đặc biệt, nhưng tiệm bánh mì này đã lưu giữ trong mình những kỷ niệm về Sài Gòn từ rất nhiều năm qua. Bạn sẽ không khó để tìm đến tiệm bánh mì nhỏ mang tên Hòa Mã nằm trên đường Cao Thắng, quận 3. Theo lời kể lại của nhiều người thì đây...