Xe bán tải hạ tải thành xe con để vào nội đô: Vẫn bị xử phạt
Quy định mới, xe bán tải có tải trọng trên 950kg bị coi là xe tải, cấm đi vào một số tuyến phố nên nhiều chủ xe hạ tải để được lưu thông.
Để lưu thông được trong nội đô, nhiều chủ xe bán tải có tải trọng trên 950kg đã lắp thêm nắp thùng xe nhằm hạ tải trọng của xe
Xe bán tải lắp thêm nắp thùng để hạ tải
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo đường bộ (QCVN 41/2019, gọi tắt là Quy chuẩn 41) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, chỉ những xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg hoặc xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg mới được xem là xe con trong tổ chức giao thông (trước đây chỉ cần xe dưới 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống đã được xem là xe con).
Do đó, khi gặp những biển cấm xe tải hoặc một số tuyến đường nội đô cấm xe tải, những xe này không được lưu thông. Đồng thời, khi di chuyển trên đường có phân rõ làn đường dành riêng cho các loại xe, những xe bán tải nói trên buộc phải đi vào làn đường cho xe tải.
Video đang HOT
Hiện có khá nhiều mẫu xe bán tải sẽ bị cấm vào thành phố, điển hình như Ford Ranger XLS đời 2013, Ford Ranger XLS đời 2015…
Theo một số tờ báo và trang tin điện tử, sau khi quy định này có hiệu lực, có nhiều chủ xe bán tải vì muốn xe tiếp tục được lưu thông trong nội đô đã tiến hành cải tạo xe để khối lượng chuyên chở của xe xuống dưới 950kg. Điển hình như việc lắp thêm nắp thùng xe tải để tăng khối lượng bản thân xe và giảm tải trọng (khối lượng chuyên chở hàng hóa) của xe xuống dưới 950kg.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Xe Giao thông, ông Đặng Trần Khanh, Phó trưởng phòng kiểm định xe cơ giới, Cục đăng kiểm Việt Nam cho biết, về nguyên tắc, mỗi phương tiện giao thông bất kỳ đều có quy định về khối lượng toàn bộ xe, do đó, khi khối lượng bản thân phương tiện tăng lên thì để khối lượng toàn bộ xe không vượt quá quy định, buộc phải giảm khối lượng chuyên chở hàng hóa xuống.
“Theo thông tư 85/2014/TT-BGTVT không cấm chủ xe cải tạo phương tiện, tuy nhiên trong cải tạo có thể sẽ có những trường hợp lợi dụng để lách luật, nhất là với những xe tải chở hàng hóa. Do đó về quan điểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ không duyệt kiểm định cho những trường hợp này. Tuy nhiên, với những xe bán tải hiện nay trong cải tạo đang được đơn giản hóa thủ tục hành chính làm tại các trung tâm đăng kiểm, bằng việc lắp đặt thêm nắp thùng hàng. Những xe đang có khối lượng chuyên chở cao hơn 950kg một chút, sau khi lắp thêm nắp thùng hàng từ 50-70kg sẽ tăng khối lượng bản thân xe lên và khối lượng chuyên chở hàng được giảm xuống để đảm bảo không vi phạm quy định về trọng lượng toàn bộ xe. Những trường hợp này vẫn sẽ được kiểm định và cấp giấy kiểm định phương tiện bình thường”, ông Khanh nói.
Vẫn không được lưu thông vào nội đô
Tuy nhiên theo trung tá Nguyễn Văn Thăng, Đội trưởng Đội đăng ký và Quản lý phương tiện Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Ninh, việc lắp thêm nắp thùng hàng hay cải tạo phương tiện bằng cách gia cố thêm vật trên xe chỉ làm tăng tự trọng của xe (khối lượng bản thân xe), chứ không làm giảm đi khối lượng chuyên chở hàng hóa vì khối lượng này đã được quy định từ nhà sản xuất phương tiện.
“Khi chủ xe làm thủ tục cấp Giấy đăng ký xe, cơ quan đăng ký sẽ căn cứ vào phiếu kiểm tra xuất xưởng từ nhà sản xuất để xác định khối lượng chuyên chở hàng hóa xe chứ không phải giấy kiểm định, do đó, với những xe bán tải có khối lượng chuyên chở được ghi trong phiếu kiểm tra xuất xưởng trên 950kg, dù lắp thêm nắp thùng xe thì khi đi đăng ký xe vẫn xếp vào loại xe tải và vẫn bị cấm lưu thông ở những tuyến đường cấm xe tải”, Trung tá Thăng nói.
Theo Trung tá Thăng, nhiều trường hợp cho rằng làm tăng tự trọng của xe thì khi chở hàng hóa chẳng may bị quá tải trọng sẽ được lực lượng chức năng trừ đi số kg mà mình gia cố thêm trên xe nhằm lách luật. Nhưng điều này là không thể.
Xem xét di dời các hộ dân bị ảnh hưởng từ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân
Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, bụi, tiếng ồn phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh.
Tỉnh Bình Thuận đang xem xét, nghiên cứu thực hiện yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và bụi từ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân.
Một trong những tổ máy của Nhiệt điện Vĩnh Tân.
Theo đó, sau khi nhận được phản ánh của người dân, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã phối hợp các sở, ngành của Bình Thuận tiến hành khảo sát hiện trường, kiểm tra và làm việc với các nhà máy tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân.
Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, bụi, tiếng ồn phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh ở thôn Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh khu vực dân cư cách tường rào nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng cho thấy, thông số bụi đã vượt từ 1,19 - 1,63 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; tiếng ồn vào ban đêm vượt khoảng 1,05 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Bộ Tài nguyên - Môi trường đề nghị UBND Bình Thuận tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường tại các nhà máy và đảm bảo không để phát sinh bụi, tiếng ồn. Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng đề nghị di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bụi, tiếng ồn của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân để tạo hành lang an toàn môi trường cho khu dân cư./.
Xuất khẩu gạo "đón sóng" EVFTA 80.000 tấn gạo/năm trong hạn ngạch được phép xuất khẩu sang EU theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không phải là quá lớn so với số lượng gạo xuất khẩu khổng lồ của Việt Nam. Tuy nhiên, đósẽ là cơ hội để nâng tầm gạo Việt. Tăng trưởng trong dịch Gạo là một trong số ít những...