Xe bán tải điện Rivian R1T, một lần sạc đầy đi được 645 km
Mẫu bán tải chạy điện đầu tay của Rivian mang tên R1T lắp 4 động cơ điện, kết hợp tùy chọn gói pin lên đến 180 kWh, mang lại khả năng tăng tốc ngang ngữa siêu xe thể thao, đồng thời đi được quãng đường tối đa 645 km sau mỗi lần sạc.
Sau một thời gian nghiên cứu, phát triển Rivian – công ty khởi nghiệp của Mỹ trong lĩnh vực ô tô vừa trình làng mẫu xe bán tải chạy điện mang tên Rivian R1T. Đây là một trong hai mẫu xe điện được Rivian trưng bày tại Triển lãm ô tô Los Angeles 2018, mẫu xe còn lại có tên R1S thuộc dòng SUV.
Đầu xe tạo điểm nhấn với dải đèn full LED nằm cắt ngang
Tương tự như các mẫu xe bán tải cỡ trung khác đang có trên thị trường, Rivian R1T được thiết kế cabin kép với 5 chỗ ngồi cùng với thùng tải phía sau. Mang phong cách của dòng xe điện, kiểu dáng thiết kế Rivian R1T khá mềm mại, thanh thoát. Đầu xe tạo điểm nhấn với dải đèn full LED nằm cắt ngang, kết hợp với cụm đèn pha LED. Thân xe có kích thước dài, rộng, cao tương ứng 5.475 x 2.015 x 1.815mm, chiều dài cơ sở 3.450mm và khoảng sang gầm xe 200mm. Theo thống số nhà sản xuất công bố, Rivian R1T có khả năng lội nước sâu đến 1 m.
Rivian R1T có khả năng lội nước sâu đến 1 m
Khoang nội thất Rivian R1T thiết kế đơn giản nhưng mang đến cảm giác khá sang trọng. Ngoài ghế ngồi bọc da, chỉnh điện, bảng táp-lô, vô lăng 3 chấu được trang trí bằng gỗ, da cao cấp cùng những chi tiết mạ crôm. Trung tâm bảng táp-lô lắp đặp mà hình giải cảm ứng 15,6 inch tích hợp hệ thống thông tin giải trí. Trong khi các thông số vận hành cung cấp cho người lái được hiển thị trên cụm đồng hồ kỹ thuật số 12,3 inch. Ngoài ra, Rivian R1T cũng trang bị mà hình cảm ứng 6,8 inch cho hành khách ở băng ghế sau.
R1T sở hữu hàng loạt công nghệ hiện đại như camera, cảm biến, radar, hệ thống định vị GPS LIDAR, cho phép phương tiện có thể tự lái trên đường cao tốc. Ngoài ra, xe còn có hệ thống an ninh chống trộm.
Khoang nội thất Rivian R1T
Tương tự các siêu xe thể thao chạy điện xuất hiện trong thời gian gần đây, động cơ điện trên Rivian R1T không chỉ thân thiện với môi trường mà còn mang lại khả năng vận hành mạng mẽ. Cụ thể, Rivian sử dụng 4 động cơ điện riêng biệt có công suất lên tới 147 kW cho mỗi bánh xe. Động cơ này giúp xe tăng tốc từ 0 – 96km/giờ chỉ trong 3,2 giây, tốc độ tối đa lên đến 201 km/giờ.
Thùng tải hàng hóa tích hợp khoang chứa lốp dự phòng
Rivian R1T có tới 3 sự lựa chọn về gói pin, bao gồm: 105 kWh, 130 kWh và 180 kWh. Với bộ pin 105 kWh, sau mỗi lần sạc Rivian R1T có thể đi được quãng đường 370km. Trong khi đó, phiên bản trang bị pin 180 kWh có thể di đi được 645km.
Theo Rivian, mẫu xe bán tải chạy điện R1T có giá từ 61.500 USD tại Mỹ, tương đương 1,43 tỉ đồng. Lô xe đầu tiên sẽ được giao đến tay khách hàng đặt mua vào cuối năm 2020. Trong đợt hàng này, Rivian chỉ sản xuất các phiên bản trang bị bộ pin 180 kWh và 135 kWh. Phiên bản còn lại sẽ được sản xuất sau đó 1 năm.
Theo Báo Mới
Ra mắt Volkswagen Tarok - Bán tải đẹp và xịn tới mức khó chê
Sau teaser nhá hàng vào tuần trước, Volkswagen đã công bố chi tiết Tarok - concept bán tải sẽ làm nền tảng cho một mẫu xe hoàn thiện ra mắt trong năm sau.
Thực tế, gọi Tarok là một mẫu concept tại buổi ra mắt ở triển lãm ô tô Sao Paulo (Brazil) thì hơi sai lệch vì xe đã hoàn thiện tới 99% cả về cơ khí lẫn thiết kế. Volkswagen xác nhận họ sẽ sớm trình làng hàng loạt các phiên bản Tarok tới người tiêu dùng Brazil mà "gần như không có thay đổi nào". Thông cáo báo chí của Volkswagen cũng cho biết mẫu xe bán tải này sẽ sớm tham gia đội hình của hãng ở các thị trường quốc tế khác.
Volkswagen miêu tả Tarok như sự kết hợp giữa bán tải và SUV với nhiều ưu điểm lấy từ cả 2 phân khúc. Xe nhỏ hơn Amarok một chút và mang thiết kế trẻ trung, năng động hơn dòng "ngựa thuần" như Amarok, phù hợp với cả tiêu chí sử dụng như phương tiện hàng ngày. Bồn chứa đồ phía sau có khả năng giao tiếp với cabin bằng kết nối thông minh.
Về thiết kế, Tarok sử dụng nhiều chi tiết làm liên tưởng tới các dòng xe VW khác như thanh gá đồ trần xe của Targa hay mũi xe Atlas Tanoak Concept. Chỉ có đuôi xe tạo điểm nhấn bằng sự khác biệt thông qua dải đèn LED dạng 3D trên cửa hậu.
Thiết kế bồn chứa đồ thông minh giúp tối ưu diện tích để đồ.
Nội thất Tarok khá hiện đại khi sử dụng táp lô màn hình đôi khá xịn và giống hệ thống khoang lái ảo nổi tiếng của Audi. Ngay cả bộ điều khiển điều hòa cũng được kỹ thuật số hóa.
Khung gầm Tarok sử dụng, trái với các tin đồn trước đó, không tới từ Ford mà là loại MQB dành cho... xe du lịch của VW. Động cơ chiếc bán tải sử dụng là loại 1.4L xăng 148 mã lực truyền công suất tưới cả 4 bánh thông qua hộp số 6 cấp tự động.
Volkswagen trình làng bán tải toàn cầu mới Tarok
Tham khảo: Carscoops
Quang Phong
Theo Trí Thức Trẻ
Khám phá những ưu, nhược điểm của Ford Ranger Wildtrak 2.0 bi-turbo 2018 Chiếc bán tải được ưa chuộng hàng đầu Việt Nam Ford Ranger Wildtrak 2018 liệu có giữ được phong độ khi lắp động cơ diesel mới dung tích chỉ 2.0L? Các fan cuồng bán tải đã quá quen thuộc với Ford Ranger Wildtrak lắp động cơ diesel cỡ lớn có thể nghi ngờ khi phiên bản mới 2018 trang bị động cơ chỉ...