Xây trụ sở mới: Thanh Hóa đổi đất với doanh nghiệp
Vingroup được sở hữu khu đất của Trung tâm hành chính cũ của Thanh Hóa rộng 25.500 m2, đổi lại phải xây khu mới cho địa phương này.
Theo đó, Khu trung tâm hành chính mới thành phố Thanh Hóa xây dựng tại xã Đông Hải, thành phố Thanh Hóa sẽ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Khu này bao gồm: Khu hành chính tập trung (Thành ủy – HĐND – UBND thành phố và các Ban, ngành chức năng của thành phố) rộng 2,33 ha, có 2 khối nhà 6 tầng và 1 khối nhà 11 tầng; Khu trung tâm hội nghị, rộng 1,87 ha.
Để bù lại UBND Thành phố Thanh Hóa giao lại hữu khu đất của Trung tâm hành chính cũ rộng 25.500 m2 cho Vingroup quản lý.
Với khu đất này, Vingroup sẽ xây khu trung tâm thương mại, khách sạn cao 25 tầng theo mô hình chuẩn Vincom rộng 5.500 m2 và một khu nhà thương mại biệt thự rộng hơn 15.000 m2.
Phối cảnh Trung tâm hành chính TP. Thanh Hóa
Như vậy Thanh Hóa cũng giống như nhiều địa phương khác đang thực hiện việc “ xã hội hóa” hoán đổi đất để lấy cơ sở hạ tầng.
Bàn về vấn đề này, TS Phạm Sanh, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM phân tích: Vấn đề luôn được đặt ra là có cần thiết phải xây trụ sở công quyền to đùng như thế không? Số tiền xây dựng có đúng như thế và miếng đất để trao đổi kia có đúng là có giá trị tương đương?
Video đang HOT
“Miếng đất ấy có thể được đấu giá cao hơn hay giá đấu thầu xây trụ sở có thể thấp hơn? Nhà đầu tư có thể “ăn” hai lần ở chỗ này: khi xây dựng trụ sở họ đưa dự toán cao lên rồi khi lấy đất lại “ăn” thêm lần nữa. Thông thường địa phương định giá đất bao giờ cũng thấp cho nhà đầu tư. Việc tính toán những chi phí này không minh bạch, chỉ 1-2 cơ quan, vài người biết với nhau, thành ra nó không công khai, rõ ràng”, TS Sanh phân tích.
Ông Sanh cũng e ngại, người dân, nhiều khi không thấy mối nguy này. Họ cứ nghĩ đất đó là tài nguyên chung của địa phương, của đất nước, không đụng tới quyền sử dụng đất của họ là được, nếu bị giải toả cũng được đền bù. Nhưng xét trên bình diện tài nguyên quốc gia, đó là sự lãng phí.
“Nói cách khác, thiệt hại ở đây chính là tài nguyên của đất nước mà chính phủ giao cho địa phương quản lý, sử dụng”, TS Sanh nói.
Còn TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng tỏ ra không tán thành hình thức này bởi theo ông, đây thực chất là bán đất.
“Chính quyền lấy gì mà trả, đành phải gán đất, tức đổi đất lấy trụ sở nhưng dùng từ rất đẹp là BT. Nói bán đất, tại sao không đấu giá lấy tiền? Có đấu giá thì mới cạnh tranh, ra được giá thị trường, ai trả tiền cao nhất thì được.
Còn công trình xây dựng cứ cho đấu thầu, ai chi phí ít nhất mà chất lượng cao nhất thì được chọn. Như vậy mới thực sự minh bạch, thực hiện cơ chế thị trường”, TS Liêm thẳng thắn.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tiếp tục đưa dòng điện tới các huyện đảo phía...
Ngày mai (10/4), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức khánh thành đường dây 22 kV, đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra xã đảo Hòn Tre, Trung tâm Hành chính của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Công nhân Công ty Điện lực Kiên Giang trên huyện đảo Kiên Hải đang kiểm tra lưới điện. Ảnh: VGP/Đình Hoàng
Đưa điện ra đảo tiền tiêu
Trao đổi với PV Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Hợp, Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, EVNSPC quản lý lưới điện phân phối từ 110 kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam (trong đó có 4 huyện đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý và Kiên Hải).
Sự kiện khánh thành đường dây vượt biển, từ huyện Hòn Đất ra huyện Kiên Hải phục vụ đời sống của người dân, nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhiệm vụ an ninh quốc phòng của huyện đảo được xem là dấu mốc quan trọng của EVNSPC, hoàn thành việc đảm bảo cung cấp điện cho 4 huyện đảo tiền tiêu khu vực phía Nam Tổ quốc.
Ông Hợp cho biết, dự án kéo điện lưới quốc gia từ đất liền ra xã đảo Hòn Tre, Trung tâm Hành chính của huyện đảo Kiên Hải được khởi công từ 7/2014. Ngày 10/2 vừa qua (dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015), EVNSPC đã chính thức đóng điện để phục vụ đời sống nhân dân. Đến nay, sau hơn một tháng vận hành ổn định, công trình đã cấp điện cho hơn 1.125 hộ dân với trên 4.000 nhân khẩu.
Sức bật cho các huyện đảo
Cũng theo ông Hợp, trước khi có điện lưới quốc gia, 100% số hộ trên đảo Hòn Tre sử dụng điện từ nguồn máy phát diesel, với giá thành sản xuất 8.319 đồng/kWh, các hộ sử dụng điện phải mua với giá đến 11.000 đồng/kWh.
Bên cạnh giảm gánh nặng cho ngân sách tỉnh Kiên Giang do phải trợ giá điện (hàng năm, ngân sách tỉnh phải hỗ trợ chi phí phát điện, trợ giá điện sinh hoạt cho xã đảo Hòn Tre lên đến hàng chục 10 tỉ đồng) thì một trong những yếu tố hết sức quan trọng của việc đưa điện lưới quốc gia ra Kiên Hải bằng đường dây vượt biển 22kV là góp phần cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo.
Tại huyện đảo Phú Quý, năm 2014, người dân và doanh nghiệp trên huyện đảo này đã rất phấn khởi vì những khó khăn về giá điện cũng như thời gian phát điện đã được giải quyết. Bởi từ 1/6/2014, EVNSPC đã thực hiện giá bán lẻ điện trên các huyện đảo như mức giá với khách hàng sử dụng điện lưới quốc gia trên đất liền. Đặc biệt, từ 1/7/2014, EVNSPC chính thức thực hiện thời gian phát điện trên đảo tăng từ 16/24 giờ lên 24/24 giờ hàng ngày.
Trước đây, giá bán điện cho hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp trên đảo Phú Quý bình quân cao hơn trong đất liền từ 1,9-4,96 lần. Trong khi đây là một trong số ít đảo có đông dân cư và nhiều doanh nghiệp chế biến thủy. Do vậy việc giá điện giảm và thời gian phát điện liên tục chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho huyện đảo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Còn với huyện đảo Phú Quốc, với tổng mức đầu tư 2.336 tỉ đồng, tuyến cáp ngầm 110kV xuyên biển nối Hà Tiên với Phú Quốc, dài nhất Đông Nam Á, đưa điện lưới quốc gia ra đảo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn điện trên đảo Phú Quốc.
Đặc biệt, ngoài việc Phú Quốc đang có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, nhất là lĩnh vực du lịch và dịch vụ thì với nguồn phát diesel như trước đây sẽ không thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, giá bán điện rất cao đã làm hạn chế rất lớn tiềm năng phát triển của đảo.
Từ khi có điện lưới quốc gia (tháng 2/2014), việc cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên đảo được ổn định. Ngay sau khi có điện lưới quốc gia, các nhà đầu tư đã tập trung triển khai rất nhiều dự án trên đảo, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của đảo ngọc chỉ trong một thời gian ngắn. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ, cú hích quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện đưa Phú Quốc nhanh chóng trở thành một đặc khu kinh tế trong thời gian tới.
Huyện đảo Kiên Hải có 23 hòn đảo lớn, nhỏ chia làm 4 xã (Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn, Nam Du) với gần 22.000 người sinh sống. Hiện chỉ có xã đảo Hòn Tre sử dụng điện lưới quốc gia, thời gian cấp điện 24/24 giờ/ngày. Các xã còn lại đều sử dụng điện từ nguồn máy phát diesel và chỉ được dùng điện khoảng 10 giờ/ngày.
Mạnh Hùng
Theo_Báo Chính Phủ
Đất "treo" gần 20 năm được cắt cho doanh nghiệp làm khách sạn 5 sao (?!) Khu hành chính trung tâm tỉnh được quy hoạch từ năm 1996, cho đến nay, dự án treo này khiến khoảng 300 hộ dân khốn khổ gần 20 năm qua. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi chia 1 phần đất cho doanh nghiệp xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao hơn 27.000m2. Dân trí ngày 18/4/2014 đăng bài...