Xây sân bay Long Thành: Con cháu sẽ trả nợ?
“Nếu cộng tất cả 6 tuyến đường sắt đô thị lại cũng mất khoảng 250.000 tỷ cho giai đoạn đầu tư trên dưới 10 năm. Như vậy, giai đoạn 1a của dự án xây dựng sân bay Long Thành cùng lắm chỉ gấp đôi một tuyến đường sắt đô thị đắt nhất hiện nay”, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lã Ngọc Khuê khẳng định.
Như TS đã đưa tin, sáng 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến “Xây dựng sân bay Long Thành: Cơ hội và Thách thức”. Tại buổi tọa đàm, trước những lo ngại của dư luận về vấn đề huy động nguồn vốn để xây dựng sân bay Long Thành quá lớn, nếu không tính toán cẩn trọng thì con cháu sẽ phải trả nợ. Tại sao trong lúc khó khăn hiện nay, Bộ GTVT lại trình dự án Cảng hàng không Long Thành với giai đoạn 1 lên tới 7,8 tỉ USD, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu Chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu khẳng định, trong lúc khó khăn mà tìm ra được dự án có hiệu quả thì cần phải làm.
Theo ông Tiêu, phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ vì cho đến bây giờ với hàng không dân dụng thì hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) và PPP (hợp tác công tư).
Vì vậy, Chính phủ quyết định với đường băng, đường lăn, sân đỗ… để đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không thì nhà nước phải đầu tư. Cho nên ở đây mới đặt ra vấn đề cần có vốn ODA. Hiện đã có một tập đoàn nước ngoài cam kết tài trợ số vốn 2 tỉ USD cho dự án sân bay Long Thành.
Theo ông Tiêu giai đoạn 1 của dự án, theo tính toán cần khoảng 2,07 tỉ USD cho cơ sở hạ tầng; trong đó chủ yếu là đường cất, hạ cánh. Nếu làm 1 đường thì chỉ hết hơn 1 tỉ USD, còn lại thêm phần giải phóng mặt bằng gần 1 tỉ USD. Các phần khác sẽ kêu gọi đầu tư.
“Theo tính toán, vốn đầu tư cho toàn bộ dự án khoảng 18 tỉ USD, riêng giai đoạn 1 hơn 7,8 tỉ USD. Do đó, trong điều kiện hiện nay buộc chia giai đoạn 1 thành giai đoạn 1a là 5,6 tỉ USD, cắt đi 1/3 vốn để làm tiếp giai đoạn 1b. Nhà ga cũng làm 1 nhánh trung tâm trong giai đoạn 1, còn 2 nhánh sẽ làm sau”, ông Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Phối cảnh một góc của Sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: Chinhphu
Tham dự buổi tọa đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lã Ngọc Khuê – chuyên gia độc lập của dự án cho rằng, giai đoạn một 1a của dự án là 119.000 tỷ đồng. Trong khi đó, theo Vụ Kế hoạch Bộ Giao thông vận tải, hiện nay, số vốn phát triển hạ tầng giao thông do Bộ quản lý giải ngân vào khoảng 80.000 – 100.000 tỷ mỗi năm, đó là chưa kể nguồn vốn của TPHCM và Hà Nội.
Video đang HOT
Theo ông Khuê, giai đoạn 1 của dự án xây dựng sân bay Long Thành chúng ta làm trong 7-8 năm; trong khi đó, các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TPHCM chỉ riêng đoạn đi ngầm từ Nam Thăng Long về ngã tư phố Huế Trần Hưng Đạo đã tốn 51.000 tỷ. Hay như tuyến Metro số 1 từ Bến Thành – Suối Tiên của TPHCM cũng có giá tới 52.000 tỷ đồng.
“Nếu cộng tất cả 6 tuyến đường sắt đô thị lại cũng mất khoảng 250.000 tỷ cho giai đoạn đầu tư trên dưới 10 năm. Như vậy, giai đoạn 1a của dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành cùng lắm chỉ gấp đôi tuyến đường sắt đô thị đắt nhất hiện nay”, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẳng định.
Theo ông Khuê, việc huy động nguồn vốn vào dự án này khá phong phú, nhưng quan trọng nhất là việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho hợp lý.
“Vấn đề quản lý dự án đầu tư đang là vấn đề rất lớn, đặc biệt là chống lãng phí và thất thoát. Trong số 21 cảng hàng không hiện nay, chỉ có 3 cảng mang lại lợi nhuận, trong đó có Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết.
Theo ông Tiêu, trong nhiều năm qua, kể cả khó khăn, song cảng hàng không vẫn nộp ngân sách nhà nước bình thường, cho nên, xét trên tổng thể, Tổng công ty Cảng không hoàn toàn đủ khả năng trả nợ cho dự án.
Ông cũng cho biết, hiện nước ta có hai dự án nhà ga Tân Sơn Nhất và nhà ga T2 Nội Bài sắp được đi vào khai thác. Tân Sơn Nhất được vay với lãi suất 0,9%/năm, cộng thêm lệ phí là 1,6%. Đối với ga Nội Bài được Chính phủ cho vay là 0,2%, cộng với phí vay lại là 0,4%. Chúng ta được trả trong 30 năm.
“Doanh nghiệp hàng không vay lại tự lo tự trả, Chính phủ chỉ bảo lãnh. Nguồn thì như tôi đã nói có sự cam kết. Đây là vấn đề đã được tính toán và trình bày rõ trong báo cáo của Chính phủ”, Thứ trưởng Tiêu nói.
Còn TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không thì cho rằng, đối với một dự án đầu tư thì khả năng trả nợ, khả năng hoàn vốn đầu tư là rất quan trọng. Nếu một dự án đầu tư đảm bảo được khả năng hoàn vốn nội tại 100% thì tất nhiên dòng tiền kinh doanh sẽ được đảm bảo.
“Cho nên nếu dự án sân bay Long Thành đảm bảo tỷ suất hoàn vốn nội tại như tính toán, hoặc thấp hơn tính toán một chút, không phải là 22% mà là 18% thì khả năng hoàn vốn và trả nợ trong hoạt động kinh doanh là không có vấn đề gì” ông Nam nói.
Theo_VnMedia
Quốc hội chưa quyết định chủ trương làm sân bay Long Thành
Dù hồ sơ trình dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành của Chính phủ được UB Thường vụ QH tán thành cho trình ra Quốc hội, tại kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội cũng mới chỉ thảo luận, cho ý kiến lần đầu, chưa quyết định duyệt chủ trương đầu tư.
Toàn cảnh cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí đặt ở tầng hầm B1 Nhà Quốc hội mới.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh nội dung này trong cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 8 chiều nay, 17/10.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tờ trình của Chính phủ về việc đầu tư làm sân bay Long Thành đưa ra quá muộn, sau cả đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp nên nhiều đại biểu Quốc hội khi tiếp xúc cử tri chưa báo cáo, lắng nghe được ý kiến cử tri về việc này, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc "trấn an", dự án mới đang trong giai đoạn đầu chuẩn bị.
"Về dự án sân bay Long Thành thì Chính phủ có báo cáo, đề xuất trình ra Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng hồ sơ đã đủ điều kiện trình Quốc hội. Tại kỳ họp này Quốc hội chỉ cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ, chứ Quốc hội chưa có nghị quyết về đầu tư xây dựng sân bay Long Thành" - ông Phúc nói.
Theo chương trình dự kiến, ngày làm việc thứ 3 sau phiên khai mạc (sáng 22/10), Quốc hội bố trí thời gian nghe Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu sau đó sẽ công bố báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Một tuần sau đó, ngày 4/11, các đoàn ĐBQH có thời gian nửa buổi chiều để thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng sân bay. Phiên thảo luận toàn thể tại hội trường Quốc hội dự kiến diễn ra gần 10 ngày sau (13/11).
Khái quát về dự án, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, theo tờ trình của Chính phủ, việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, nhằm hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cơ xtỏng khu vực để phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam; đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải.
Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm xây dựng sân bày này từng bước đạt cấp 4F (theo phân cấp của ICAO); giữ vai trò là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam, dự kiến trong tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á.
Các lợi ích, chi phí được xem xét trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án gồm các lợi ích được lượng hóa (lợi ích tăng thâm từ việc khai thác kinh doanh sân bay, nguồn thu từ chi tiêu của du khách quốc tế tăng thêm, nguồn thu nhập từ việc làm mới tăng thêm) và các lợi ích không thể lượng hóa (giảm ùn tắc giao thông cho khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất làm giảm chi phí xã hội, góp phần thúc đẩy, phát triển ngành du lịch; thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng tích lũy công nghiệp...).
Các chi phí của dự án bao gồm chi phí đầu tư xây dựng; chi phí khai thác, bảo trì cảng hàng không tăng thêm; chi phí đi lại tăng lên liên quan đến vị trí của sân bay...
Theo tính toán sơ bộ, tổng số vốn rót vào dự án trong giai đoạn 1 (đến 2025) là khoảng 8 tỷ USD, tương đương 164.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 84.000 tỷ đồng huy động từ ngân sách.
Phiên thảo luận lần đầu về dự án này tại UB Thường vụ Quốc hội tuần trước, lo lắng lớn nhất nổi lên chính là câu hỏi "tiền đâu" cũng như khả năng đem lại hiệu quả kinh tế của "siêu dự án" này. Dự kiến Quốc hội kỳ họp này có 33 ngày làm việc (khai mạc ngày 20/10 và dự kiến bế mạc ngày 28/11). Quốc hội sẽ xem xét thông qua 18 dự thảo luật, 3 Nghị quyết, cho ý kiến về 12 dự án luật khác. Về nội dung giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng, tại kỳ họp, Quốc hội xem xét dự thỏ đề án, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Quốc hội cũng nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc xây dựng các đạo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng cho ý kiến về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 cán bộ giữa các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết 35 năm 2012 của Quốc hội. Ngoài ra, các nội dung như báo cáo tình hình kinh tế xã hội, báo cáo về công tác thi hành án, phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác phòng chống tham nhũng năm 2014.
P.Thảo
Theo Dantri
Nhà nước có phải gánh nợ nếu sân bay Long Thành thua lỗ? Hiệu quả kinh tế của sân bay Long Thành đến đâu, khi chỉ có 3 sân bay trên cả nước đang có lãi, là một trong những câu hỏi nóng được đặt ra tại buổi tọa đàm về "Dự án Long Thành: Cơ hội và thách thức" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay 17.10. Về câu hỏi...