Xây nhà không phép trên đất phòng thủ quân sự ở Hải Vân
Cửa Khẻm – điểm trọng yếu về quốc phòng an ninh của cả nước ở Hải Vân, đang tồn tại một khu nhà. Việc xây dựng diễn ra suốt nhiều năm qua nhưng chưa bị xử lý vì chồng lấn địa giới giữa Huế và Đà Nẵng.
Vệt công trình xây dựng trái phép ở Cừa Khẻm (Hải Vân). Ảnh: Nguyễn Đông.
Từ đèo Hải Vân (phía địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế) rẽ vào con đường hướng ra Đảo Ngọc, tiếp tục đi bộ thêm khoảng 10 km đường rừng hiểm trở mới tiếp cận được công trình xây dựng trái phép tại mũi Cửa Khẻm. Đây là điểm vươn ra biển xa nhất của núi Hải Vân.
Công trình trái phép gồm 4 ngôi nhà được xây dựng liền kề tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển. Nhiều tấm bê tông, táp lô mới được đúc, tập kết ở nhiều nơi. Một số hạng mục như chõng tre, chòi nghỉ đã được tháo gọn. Dưới tán cây là những tấm phản lớn bằng gỗ. Khu nhà này vẫn có điện chiếu sáng dù nằm biệt lập.
Người trông coi khu nhà là gia đình ông Trần Văn Hùng. Ông Hùng nói trông thuê cho ông Phạm Thương (trú phường Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Nhiều căn nhà cấp 4 được dựng tựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển. Ảnh: Nguyễn Đông.
Công trình xây trái phép từ năm 2013
Ngày 28/3/2013, UBND thị trấn Lăng Cô và Đội Quản lý đô thị huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) phát hiện, lập biên bản công trình trái phép ở Cửa Khẻm. Hai đơn vị này cho rằng công trình nằm ở khoảnh 7, tiểu khu 251, rừng Bắc Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, chủ công trình là ông Phạm Thương.
Đến ngày 6/5/2013, ông Nguyễn Thanh Hà, nguyên Chủ tịch Phú Lộc (hiện là Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã trực tiếp vào làm việc với lãnh đạo quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Hai bên thống nhất yêu cầu thị trấn Lăng Cô và phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu) buộc dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng và tháo dỡ công trình.
Ngày 7/8/2013, hai bên tiếp tục làm việc bàn hướng xử lý công trình trái phép. Tuy nhiên, đến nay đã sau 3 năm, cụm công trình này không tháo dỡ.
Biết sai phép, nhưng khó xử lý vì chồng lấn địa giới
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế), cho biết căn cứ vào bản đồ địa giới hành chính, hộ ông Phạm Thương xây dựng vào đất của thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) quản lý mà không xin phép là sai trái. Việc chưa được xử lý rốt ráo bởi đây là vùng giáp ranh giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế, hiện có nhiều bản đồ nên hai địa phương chưa thống nhất.
“Quan điểm của huyện Phú Lộc thì bản đồ quản lý địa giới hành chính là quan trọng. Đường phân thủy khu vực này là con suối đổ từ đỉnh núi Hải Vân xuống. Nơi ông Thương xây dựng trái phép nằm cách đường phân thủy này khoảng 200 m và thuộc đất của tỉnh Thừa Thiên – Huế”, ông Mạnh nói.
Một số căn nhà được dựng tạm nhưng có chõng tre, chòi nghỉ như một khu du lịch. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trong khi đó, ông Phạm Thương không thừa nhận là chủ nhân của khu nhà trái phép và khẳng định công trình của anh ruột Phạm Tý. Giải thích về những giấy tờ liên quan, ông này nói “Vì anh tôi không có chữ nghĩa nhiều nên tôi đứng ra giải quyết”. Công trình đã được xây dựng từ lâu và chỉ đến khi huyện Phú Lộc kiểm tra, ông mới biết khu đất nằm ở phần tranh chấp giữa Huế và Đà Nẵng.
Ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, khẳng định công trình xây dựng trái phép là của ông Phạm Tý, không nên ghép ông Phạm Thương vào với ông Tý, vì ai sai người ấy chịu.
Theo ông Việt, công trình được xây dựng từ những ngày sau giải phóng và “tự ý xây dựng chứ không xin phép ai”. Do khu nhà nhỏ, lại ở xa với đất liền, chưa có đường ra mà chỉ có thể đi thuyền nên khó phát hiện.
Phía trước khu nhà này nhìn về hướng Đà Nẵng, hiện được tập kết nhiều vật liệu xây dựng. Ảnh: Nguyễn Đông.
“Việc xử lý công trình này quá khó bởi vì chưa phân định ranh giới, chỉ có thể lập biên bản giữ nguyên hiện trường chờ quyết định cuối cùng của Thủ tướng về tranh chấp địa giới giữa Huế và Đà Nẵng”, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho hay.
“Đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng để xin ý kiến Thủ tướng mới được làm”, Thứ trưởng Quốc phòng khi còn giữ chức Tư lệnh Quân khu V, từng nói.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Lại có "biệt thự trái phép" trên núi Hải Vân?
Cách khu biệt thự đã đập bỏ của Tướng Thạch chừng cây số, một khuôn viên rộng hàng nghìn m2 với cổng chính, đường dẫn bê tông, bên trong có nhà gỗ và nhiều hạng mục.
Công trình xây dựng... tiện nghi
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, khuôn viên trên thuộc tiểu khu 11, phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Chủ nhân là ông Lê Tiến Dũng (trú Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu).
Khu đất rộng khoảng 1,5 ha, nằm cách Trạm kiểm lâm Suối Lương chừng 300 m, cách biệt thự đã đập bỏ của Tướng Thạch khoảng hơn cây số.
Cổng chính dẫn vào khuôn viên.
Ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, từ tháng 8, Hạt kiểm lâm Liên Chiểu đã bàn giao rừng và đất lâm nghiệp cho phường theo quyết định của UBND thành phố. Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ có 49 trường hợp với 127 ha còn &'vướng' nên đơn vị chưa nhận bàn giao.
Trong số đó có khu đất của ông Lê Tiến Dũng.
Khu đất này trước đây được sử dụng phục vụ dự án hầm đường bộ Hải Vân. Lãnh đạo UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho hay, sau khi dự án hoàn thành, đất ở đây được bàn giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân (nay là Hạt kiểm lâm Liên Chiểu), địa phương không quản lý.
Căn nhà rường xây dựng khá kiên cố bên trong khu đất.
Hiện nay, ông Lê Tiến Dũng đã cho làm cổng sắt, một đoạn đường bê tông dẫn vào khuôn viên. Bên trong được bài trí gần như một điểm du lịch với nhiều cây cảnh, bể cá. Tại đây thường xuyên có người trông coi.
Điểm nhấn của khuôn viên này là căn nhà rường được dựng khá kiên cố, với móng bằng đá và tường gạch bao quanh. Bên trong căn nhà khá tiện nghi với phản, bàn ghế làm từ gốc cây. Các vật dụng được bày biện khá cầu kỳ.
Không ai quản lý
Ông Trương Việt, Chủ tịch phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, sở dĩ phường chưa nhận bàn giao 49 khu đất nói trên do diện tích này đều thuộc diện xây dựng, lấn chiếm hoặc chuyển nhượng trái phép. Trong đó có lô đất của hộ ông Dũng. Hiện trách nhiệm xử lý thuộc về kiểm lâm.
Biên bản kiểm tra của Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng.
Ngày 14/12, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng phối hợp Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu đã kiểm tra hiện trạng xây dựng công trình trên đất rừng ở khu vực này. Lực lượng chức năng đã ghi nhận tọa độ các công trình xây dựng ở đây, trên diện tích đất lâm nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Truyền, Hạt trưởng kiểm lâm Liên Chiểu cho biết, qua hồ sơ, trường hợp của ông Dũng không thuộc diện giao khoán rừng. Từ năm 2008, khu đất này đã chuyển từ đất rừng qua đất khác.
Theo hồ sơ ông Dũng cung cấp cho Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu, khu đất đó do một người dân khai hoang và chuyển nhượng lại cho ông Dũng (có xác nhận của Ban quản lý rừng Nam Hải Vân).
"Công trình này xây dựng lâu rồi, việc kiểm tra, đối chiếu lại các văn bản luật qua hàng chục năm rất khó khăn.
Kiểm lâm chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; không có chức năng xử lý các công trình xây dựng trái phép. Hơn nữa, tôi cũng chỉ mới nhận nhiệm vụ hạt trưởng ở đây", ông Truyền giải thích.
"Vấn đề xây dựng trái phép chúng tôi chưa thấy báo cáo. Do trường hợp này phường chưa nhận bàn giao nên trách nhiệm xử lý thuộc về kiểm lâm", ông Đàm Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND quận Liên Chiểu nói.
Ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng cho hay, đã nhận được thông tin phát hiện công trình trái phép của ông Lê Tiến Dũng. Hiện Chi cục đang giao Hạt kiểm lâm Liên Chiểu xử lý. Ông Lương cho biết thêm, hộ ông Dũng cũng được giao khoán đất để trồng rừng từ nhiều năm trước.
"Đất cấp để sản xuất, trồng rừng mà xây dựng công trình rõ ràng là trái với quy định rồi", ông Lương khẳng định.
Theo_Người Đưa Tin
Mẹ nạn nhân: "Anh Chấn được 7,2 tỉ, còn tôi phải được 8 tỉ" Trong phiên tòa sáng nay, mẹ nạn nhân cho rằng ông Chấn được bồi thường 7.2 tỉ thì mình được bồi thường số tiền 8 tỉ. Lý Nguyễn Chung xuất hiện tại TAND tỉnh Bắc Giang sáng nay (21/7) với mái tóc dài và khuôn mặt gầy gò, hốc hác, khác với hình ảnh thanh niên béo tốt như những lần xuất hiện...