‘Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần’: Thâm sâu câu nói này là gì?
Để xây một ngôi nhà sinh sống truyền đời, người xưa rất chú trọng xem xét, dù là địa hình hay hình dáng ngôi nhà đều phải lựa chọn kỹ càng.
Cho đến ngày nay, bất cứ khi nào mọi người, đặc biệt là những người ở nông thôn, muốn xây dựng nhà ở, việc xem xét phong thủy là rất cần thiết.
Đối với một ngôi nhà mới, định hướng, quy mô, cách bố trí kế hoạch, thời gian bắt đầu,… đều cần sự quan tâm đặc biệt của một thầy phong thủy.
Đối với một số hiện tượng, giới phong thủy đã hình thành các thuật ngữ thông thường được công nhận trong ngành. Một trong số đó là câu nói: ” Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần“. Ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nghĩa là gì?
Vào thời cổ đại, không có nhà nhiều tầng, và các ngôi nhà/gian phòng được chia ra riêng rẽ và bao quanh nhà chính. Nhà chính thường rộng hơn, là nơi dành cho người lớn tuổi nhất trong nhà sinh sống.
Các ngôi nhà nhỏ ngay sát cạnh, thấp hơn và lợp bằng ngói xếp chồng lên nhau. Khi trời mưa, nước mưa từ mái của những căn nhà chính sẽ rơi xuống những căn nhỏ hơn. Nhìn từ xa trông giống như những giọt nước mắt đang rơi nên người xưa gọi là nhà hứng lệ.
Tại sao xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần?
Từ xa xưa, mưa lũ đã là hiểm họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống bình thường của người dân. Có thể tưởng tượng được nỗi sợ hãi của mưa do người xưa chịu ảnh hưởng sâu sắc của lũ lụt.
Khi xây nhà hứng lệ ngay sát nhà chính, khi trời đổ mưa to, nước mưa từ mái nhà chính rơi xuống mái nhà hứng lệ nhiều và không thoát đi được, tạo thành tù đọng trên mái nhà, khiến nhà nhỏ rất ẩm thấp và dễ sinh vi khuẩn, vi rút hơn. Thậm chí, trong phong thủy cổ xưa, đây là điều kiêng kị.
Ngoài ra, trái ngược hẳn với bê tông cốt thép và các vật liệu xây dựng khác vốn đã được người dân sử dụng rất phổ biến hiện nay, vật liệu xây dựng của người xưa kém chắc chắn và đáng tin cậy hơn vật liệu hiện đại chứ chưa nói đến vật liệu chịu được nước.
Video đang HOT
Điều này khiến những ngôi nhà cổ dễ bị hư hại trước mưa gió. Và thiết kế của “nhà hứng lệ” đồng nghĩa với việc làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Chưa kể, nếu nhà chính quá gần nhà hứng lệ sẽ khiến lượng nước mưa từ nhà cao trút xuống nhà thấp nhiều hơn, khiến nước đọng lâu ngày dễ bị ẩm, đổ sập, không an toàn.
Vì nhà hứng lệ thường thấp hơn và nhỏ hơn nhà chính nên lượng ánh sáng Mặt trời chiếu vào nhà hứng lệ không nhiều bằng nhà chính. Việc sống trong một ngôi nhà tương đối u ám, thiếu khí sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và sức khỏe cho người ở.
Bệnh tật là một trong những điều xui xẻo mà không ai muốn, từ đó có thể khiến gia chủ khổ sở liên tục.
Câu nói: “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần” có liên quan đến phong thủy thời xưa, đây là câu nói ý chỉ khuyên người ta không nên xây nhà hứng lệ nhưng cũng chỉ mang tính tương đối.
Nó có lẽ đúng nhiều hơn vào thời cổ đại (khi con người chưa có vật liệu xây dựng chắc chắn hơn). Tuy nhiên, xét về yếu tố ánh sáng và không khí thoáng cho một ngôi nhà thì lời dạy này vẫn còn hiệu nghiệm.
Trớ trêu khi xây nhà... nhỏ hơn giấy phép
TP HCM có hàng ngàn căn nhà xây dựng nhỏ hơn giấy phép, người dân bị "treo" sổ hồng, rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười do cách giải quyết chưa thống nhất của cơ quan chức năng. Ông Phan Thanh Vũ (ngụ đường Thành Mỹ, phường 8, quận Tân Bình, TP HCM) đến nay vẫn chưa thể hợp thức hóa ngôi nhà đã xây xong 3 năm trước của mình vì diện tích xây dựng nhỏ hơn giấy phép xây dựng (GPXD).
Ông Phan Thanh Vũ (đường Thành Mỹ, phường 8, quận Tân Bình, TP HCM) chờ đợi 3 năm nhưng chưa thể hợp thức hóa nhà vì xây nhỏ hơn giấy phép xây dựng 0,3 m2
3 năm vẫn chờ hướng dẫn
Năm 2018, ông Phan Thanh Vũ được cấp GPXD ngôi nhà cao 5 tầng (3 tầng tầng lửng tầng sân thượng) trên khu đất 55,2 m 2. Diện tích xây dựng (tầng 1) là 50 m 2, tổng diện tích sàn xây dựng là 206,7 m 2. Nhà xây xong, ông Vũ làm hồ sơ gửi đến chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) quận Tân Bình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng). Thời điểm tháng 9-2019, khi làm hồ sơ hoàn công thì diện tích xây dựng chỉ thể hiện 49,64 m 2, tức nhỏ hơn GPXD gần 0,3 m 2.
Theo ông Vũ, nhà ông dài 8 m. Khi xây dựng thì 4 m tường phía sau giữ đúng vị trí nhưng phần tường 4 m phía trước đã lùi vào một khoảng nhỏ để mở rộng lối đi cho hàng xóm. Ông Vũ không ngờ điều này là nguyên nhân khiến 3 năm qua, ông chưa thể hợp thức hóa ngôi nhà.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của ông Vũ, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận Tân Bình ra công văn thông báo tạm thời chưa giải quyết vì đang chờ hướng dẫn của Sở Xây dựng TP HCM về việc xác nhận các nội dung đối với việc xử lý nhà ở xây nhỏ hơn GPXD. Sau đó, ông Vũ mang hồ sơ qua nhiều cơ quan chức năng khác nhưng không có tác dụng.
"Cán bộ nói chưa có hướng dẫn nên cũng không hứa hẹn gì. Đến nay đã 3 năm, tôi chưa thể hợp thức hóa căn nhà. Việc chậm cấp đổi sổ hồng chỉ vì nhà xây nhỏ hơn GPXD là một sự lãng phí bởi nhiều người có nhu cầu vay vốn làm ăn, giao dịch, mua bán để giải quyết công việc cá nhân. Tôi mong thành phố sớm giải quyết vướng mắc này" - ông Vũ bày tỏ.
Trường hợp như ông Vũ không hiếm. Theo thống kê của Văn phòng ĐKĐĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM, đến cuối năm 2020, thành phố có khoảng 5.000 trường hợp tương tự.
Tháng 11-2021, báo cáo UBND TP HCM, Sở TN-MT cho biết trước thời điểm 15-1-2018 (ngày Nghị định 139/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng có hiệu lực), Bộ Xây dựng chấp thuận theo đề xuất của Sở Xây dựng TP HCM là những trường hợp nhà nhỏ hơn GPXD được giải quyết cấp sổ hồng bình thường.
Cụ thể, đối với nhà ở riêng lẻ ngoài khu vực quy hoạch chi tiết 1/500 mà xây nhỏ hơn GPXD thì không quy định là hành vi xây dựng sai phép, do đó không xử lý vi phạm hành chính. Đối với nhà trong khu quy hoạch 1/500 mà giảm tầng, giảm diện tích xây dựng so với quy hoạch được duyệt là hành vi xây sai thiết kế. Hành vi này bị phạt tiền nhưng không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, từ thời điểm Nghị định 139/2017 ra đời thì trường hợp xây nhà nhỏ hơn GPXD được xem là xây dựng sai phép. Các trường hợp này bị phạt tiền và phải tháo dỡ công trình.
Theo Sở TN-MT TP HCM, thực tế có nhiều trường hợp xây nhà ở hoặc công trình không phải nhà ở có diện tích nhỏ hơn, số tầng và chiều cao thấp hơn so với giấy phép. Tuy nhiên, đến nay, những trường hợp này chưa thống nhất về nội dung và hình thức xử lý. Do đó, Văn phòng ĐKĐĐ TP HCM gặp nhiều trở ngại trong việc cấp sổ hồng, gây khó khăn cho người dân.
Căn nhà bị vướng việc ra sổ hồng
Cấp sổ hồng mỗi nơi một kiểu
Sở TN-MT TP HCM cho biết các quận, huyện hiện xử lý theo 2 quan điểm khác nhau.
Thứ nhất, xác định đây là hành vi vi phạm nên Thanh tra Xây dựng ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, người dân bị phạt tiền nhưng không phải khắc phục hậu quả do không có phần diện tích vi phạm (diện tích xây dựng nhỏ hơn GPXD). Thứ hai, xác định đây không phải là hành vi vi phạm bởi công trình không vượt quá diện tích xây dựng...
Từ 2 quan điểm trên, một số địa bàn xác nhận đây là công trình phù hợp giấy phép hoặc không vi phạm hay không có ý kiến gì.
Theo Sở TN-MT TP HCM, từ khi thực hiện Nghị định 139/2017, Sở Xây dựng có 2 văn bản hướng dẫn để giải quyết cấp giấy chứng nhận công trình cho các trường hợp nhà xây nhỏ hơn GPXD; giao cho đội thanh tra địa bàn quận, huyện thuộc Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, có ý kiến đối với công trình do địa phương cấp phép. Tuy nhiên, việc cấp sổ hồng vẫn gặp khó khăn trong công tác phối hợp vì 3 lý do. Cụ thể là thiếu tính thống nhất, đồng bộ về cơ quan có ý kiến; thiếu tính phối hợp trong xử lý đối với loại hồ sơ và thiếu quy định về thời gian xử lý.
Chính vì hướng dẫn của Sở Xây dựng TP HCM chưa rõ ràng, các địa phương hiểu khác nhau nên cách xử lý ở mỗi nơi cũng khác nhau. Theo báo cáo mới đây, quận Tân Bình tiếp nhận và xử lý 84 hồ sơ thuộc dạng xây nhà nhỏ hơn GPXD. Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ không lấy ý kiến của Phòng Quản lý đô thị nữa mà chuyển hồ sơ qua thanh tra xây dựng địa bàn xác nhận nhưng thanh tra xây dựng địa bàn thường chậm phản hồi. Tương tự, tại TP Thủ Đức, với hồ sơ dạng này thì thanh tra xây dựng địa bàn có ý kiến, Phòng Quản lý đô thị đứng ngoài cuộc...
Trong khi đó, tại quận 1, chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ tiếp nhận hồ sơ chuyển qua thanh tra xây dựng địa bàn và cả Phòng Quản lý đô thị. Trường hợp xây nhỏ hơn GPXD thì thanh tra xây dựng địa bàn có ý kiến, còn điều chỉnh GPXD hay không thì do Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho UBND quận...
Vào cuối năm 2021, UBND TP HCM đã giao Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra, rà soát và phối hợp với Sở TTN-MT giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại nêu trên. Tuy vậy, đến nay, nhiều người dân vẫn chờ...
Thuận lợi cho dân thì làm
Tại quận Bình Tân, thời gian qua, hơn 100 trường hợp xây nhà nhỏ hơn GPXD và đã được giải quyết. Ông Nguyễn Văn Sử, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Bình Tân, cho biết địa phương linh động bằng cách điều chỉnh GPXD đúng với hiện trạng để làm hồ sơ hợp thức hóa nhà.
"Những trường hợp như thế thì người dân nộp hồ sơ là điều chỉnh GPXD liền. Nhiều người dân có nhu cầu dùng sổ hồng vay vốn ngân hàng hoặc các giao dịch khác nên quận linh hoạt giải quyết. Người dân chỉ tốn thêm chi phí đo vẽ lại" - ông Nguyễn Văn Sử giải thích.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ quận Bình Tân, cho hay nhờ quận linh hoạt điều chỉnh GPXD nên giải quyết hồ sơ cấp sổ hồng cho người dân bình thường. "Việc nào thuận lợi, tốt nhất cho người dân thì làm" - ông Bình nói.
20 năm sống khổ sở vì quy hoạch treo giữa trung tâm TP.Nha Trang Suốt 20 năm qua, hàng nghìn hộ dân trong khu vực quy hoạch Khu tái định cư Lê Hồng Phong III (P.Phước Long, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) sống trong cảnh khốn khổ chỉ vì quy hoạch treo. Nhiều ngôi nhà tại đây xuống cấp trầm trọng mà không thể sửa chữa. Dự án 20 năm nằm trên giấy Năm 2002, UBND tỉnh Khánh...