Xây lắp điện I (PC1), quý II/2020 lợi nhuận 128,7 tỷ đồng, giảm 10,3%
Công ty cổ phần Xây lắp Điện I (Mã chứng khoán: PC1 – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.170,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 128,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,6% và 10,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý II/2020, biên lợi nhuận gộp tăng từ 16,1% lên 25,5% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 8,3% lên 11%. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận chi phí bán hàng tăng 233,3%, tương ứng tăng 19,6 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 57,7%, tương ứng tăng 24,6 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 2.540,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 217,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,9% và 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã hoàn thành được 46,3% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp tăng từ 8,7% lên 19,6% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 7,8% lên 8,5%.
Doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân biến động lợi nhuận trong quý II/2020 và 6 tháng đầu năm 2020 do: Mặc dù doanh thu giảm nhưng do cơ cấu doanh thu thay đổi so với cùng kỳ năm trước, doanh thu lĩnh vực bất động sản và sản xuất công nghiệp đều tăng nên lợi nhuận gộp toàn công ty tăng.
Chi phí lãi vay tăng chủ yếu do nhà máy thủy điện Mông Ân đã đi vào vận hành từ tháng 1/2020, dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân hoàn thành bàn giao căn hộ cho khách hàng nên chi phí lãi vay đã không còn được vốn hóa vào chi phí dự án. Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng do doanh nghiệp thực hiện bán dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân.
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 7.001 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 469 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20% và 25% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến tỷ lệ cổ tức là 15%.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 150,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 885,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tài chính dương 881,7 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đi vay và thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.
Video đang HOT
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 12,4% lên 9.349,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định trị giá 3.079,5 tỷ đồng, chiếm 32,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 2.376,6 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.263,4 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng tài sản; tồn kho là 1.137,1 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác là 467,9 tỷ đồng, chiếm 5% tổng tài sản.
Trong kỳ, khoản phải thu ngắn hạn tăng 28,4%, tương ứng tăng 525,2 tỷ đồng lên 2.376,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong kỳ, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 21,8%, tương ứng tăng 664,1 tỷ đồng lên 3.710,9 tỷ đồng, chiếm 39,7% tổng nguồn vốn và chiếm 86,9% vốn chủ sở hữu. Như vậy, trong kỳ tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn tăng từ 36,6% lên 39,7%.
Đóng cửa phiên giao dịch 04/08/2020, cổ phiếu PC1 tăng 300 đồng lên 17.800 đồng/CP.
"Công cụ"... chỉ đạo, khó giảm lãi suất
Kết quả tăng trưởng tín dụng (TTTD) toàn hệ thống đến hết tháng 6-2020 chỉ đạt 3,26%, thấp hơn nhiều mức mục tiêu theo Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 3-1-2020 là 14%.
Tuy nhiên, đến nay 4 NH thương mại (NHTM) có vốn nhà nước (Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank) chưa xin nâng chỉ tiêu TTTD, trong khi nhiều NHTM khác xin điều chỉnh chỉ tiêu này. Phải chăng đây là tín hiệu tốt cho tăng trưởng kinh tế cuối năm, hay đằng sau đó là gì?
Trần tín dụng có còn phù hợp?
Trước những biến động khó lường của hệ thống NHTM vào cuối thập niên 2010, NHNN đã quay trở lại công cụ điều hành có tính hành chính để kiểm soát tín dụng bơm vào nền kinh tế gây ra áp lực lên lạm phát.
Chỉ thị 01/CT-NHNN đã ấn định mức trần tín dụng của nền kinh tế trong năm 2011 ở mức 20%, các NHTM phải xây dựng kế hoạch TTTD để NHNN phê duyệt. Kể từ đó đến nay, NHNN luôn đưa ra con số mục tiêu cho chỉ tiêu TTTD này của hệ thống và mỗi NH.
Trong quá khứ, các NHTM đẩy mạnh TTTD để phục vụ cho mục tiêu của riêng họ. Một số NH gia tăng giải ngân tín dụng cho nhóm doanh nghiệp có mối quan hệ với ông chủ lớn trong NH, một số khác đẩy mạnh đầu tư cổ phiếu, thâu tóm công ty, dự án...
Tình trạng này đẩy lãi suất huy động vốn luôn ở mức cao, dòng vốn tín dụng dễ dàng vào nền kinh tế tạo ra các bong bóng trong tài sản và áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Vì vậy, việc sử dụng công cụ trên đã phần nào chỉnh đốn lại hoạt động tín dụng trong các NH.
Kể từ đó, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan, kể cả việc sửa đổi Luật Các TCTD 2017. Theo đó, các NH phân loại khoản cho vay vào các tài sản có rủi ro khác nhau để trích lập dự phòng rủi ro.
Quy định về tỷ lệ an toàn vốn CAR từ Thông tư 41/2016/TT-NHNN đến Thông tư 22/2019/TT-NHNN phải giữ ở mức tối thiểu 9%, dự trữ thanh khoản ở mức 30%, quy định cho vay kinh doanh chứng khoán không quá 5% vốn điều lệ của NH, duy trì dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tối đa 85%... Nghĩa là các quy định này dần định hình hoạt động cho vay tại các TCTD.
Như vậy, nếu NH nào thực hiện đúng như quy định ở Thông tư 41 và 22, việc TTTD không hề dễ dàng. Đồng thời, dựa trên quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN trong việc phân loại nợ, tìm kiếm được khách hàng để cung cấp tín dụng cũng không dễ cho các NH trong thời điểm hiện nay. Bởi lẽ NHNN đã có quá nhiều quy định nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống.
Vậy việc quy định về trần tín dụng mỗi năm liệu có còn phù hợp? Kể từ khi thực hiện theo công cụ trần tín dụng, các NHTM có tuân thủ mức tăng trưởng được phê duyệt mỗi năm từ NHNN, hay phải liên tục xin điều chỉnh tỷ lệ này?
Tính đến nay, ngoại trừ 4 NHTM có vốn nhà nước chưa xin điều chỉnh tỷ lệ TTTD, trong khi nhiều NH khác đã điều chỉnh trần tín dụng này như Techcombank, TPBank, OCB, VIB, VPBank... Với bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc thúc đẩy tín dụng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Song vấn đề là nếu các NH tuân thủ đúng các quy định trên, việc TTTD sẽ phải được mở ra cho cả hệ thống, thay vì dùng công cụ này như là cách kiểm soát lạm phát nền kinh tế.
Nới trần tín dụng, khó giảm lãi suất
Lưu ý, để xác định hệ số CAR có an toàn hay không, biến số quan trọng chính là tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) của mỗi NH, mỗi khoản cho vay, NH phải phân loại khoản cho vay này tương ứng với hệ số rủi ro của nó.
Tại Điều 8 Thông tư 41 hay Điều 9 Thông tư 22 (phụ lục 2), gần như việc tuân thủ quy định này chỉ có thể trông cậy vào NHNN trong việc thanh kiểm tra. Bởi với mỗi khoản cho vay khác nhau, NH phải xác định mức độ rủi ro của từng khoản vay đó để xác định được hệ số CAR. Nhưng theo thông tin từ NHNN, cuối năm 2019 có khoảng 15 NH đạt được hệ số CAR trên mức quy định, trong đó có 13 NH trong nước.
Như vậy, nếu hệ số CAR được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, các NH có thể TTTD, không cần thiết phải thực hiện từ mệnh lệnh của Chỉ thị 01/CT-NHNN hàng năm. Vậy nhóm NHTM còn lại chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật Các TCTD, các thông tư của NHNN, việc xin xem xét điều chỉnh trần tín dụng gây ra hệ lụy gì?
Với số lượng lớn NH hiện nay nhưng chỉ số ít NH đạt được chỉ tiêu CAR theo quy định, sẽ tạo ra sự vênh trong hệ thống NH? Các NH trong nhóm 2, không đáp ứng hệ số CAR sẽ tăng lãi suất tiền gửi huy động nhỉnh hơn nhóm 1, các NH có hệ số CAR đáp ứng yêu cầu theo quy định. Và khi mặt bằng lãi suất không giảm, không thể kỳ vọng giảm lãi suất cho vay như mong đợi của Chính phủ.
Hiện nhiều NH đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, trong đó NIM của nhiều NH có tỷ lệ khác nhau. NIM cao nhất thuộc về VPBank với 8,9%, đứng thứ 2 là MB gần 4,7% nhờ sự đóng góp của các công ty tài chính tiêu dùng. 3 NHTM khác có NIM trên 4% là HDBank, TPBank và Techcombank.
Nghĩa là, với mỗi NH có chiến lược kinh doanh khác nhau, như cho vay tiêu dùng hay cho vay sản xuất kinh doanh. Đứng trước nhu cầu này, nhiều NH gia tăng huy động vốn tiền gửi để thực hiện cho vay tiêu dùng.
Kết quả 6 tháng đầu năm, Vietcombank có mức TTTD bán lẻ đạt 7,4% và chiếm 51,8% tổng dư nợ, trong khi TTTD chỉ đạt 3,4%. Như vậy, nếu nới trần tín dụng cho các NH, TTTD vào lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng sẽ gia tăng và đẩy lãi suất huy động không thể giảm hơn nữa.
Do vậy, dù là mở rộng trần tín dụng cho những NH đạt được CAR đúng quy định cũng sẽ đưa đến sự dịch chuyển dòng vốn tín dụng lệch về cho vay tiêu dùng, hơn là sản xuất kinh doanh. Điều này càng làm lãi suất huy động khó giảm, trong khi lạm phát của nền kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ 2,8%.
Mức lãi suất thực người gửi tiền sẽ lên đến 3,2% (lãi suất tiền gửi trung bình hiện này trên 6%/năm). Chỉ những giải pháp mạnh tay từ NHNN trong việc giảm lãi suất tiền gửi, mới kỳ vọng giảm lãi suất cho vay theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Qua phân tích trên về công cụ trần tín dụng, việc thực hiện mở trần tín dụng cho nhiều NH sẽ làm nhu cầu huy động vốn càng cao nên lãi suất sẽ không thể giảm. Đặc biệt, trần tín dụng này được đẩy vào cho vay tiêu dùng, bán lẻ càng khó có thể giảm lãi suất huy động của các NH.
Do đó, hoặc không tăng trần tín dụng, hoặc tăng trần tín dụng cho những NH đáp ứng CAR theo quy định, đồng thời với điều kiện tín dụng tăng thêm phải được tập trung vào tín dụng doanh nghiệp. Cách thức này sẽ giảm lãi suất huy động trong dài hạn nhưng không thể thấp bằng mức kỳ vọng.
Tóm lại, chỉ có thể giảm lãi suất thông qua công cụ tái cấp vốn cho những dự án, công trình có tác động lan tỏa để hỗ trợ phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo Thống đốc NHNN, đây là giải pháp mạnh về chính sách tiền tệ.
Thiết nghĩ, không thể dùng giải pháp chỉ đạo các TCTD triệt để tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hoặc NHNN sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các NH để TTTD. Kết quả 6 tháng đầu năm của các NHTM đã cho thấy những giải pháp này không phát huy được mục tiêu giảm lãi suất cho vay.
Thủy sản Minh Phú (MPC), quý II/2020 lợi nhuận 105,1 tỷ đồng, giảm 38,9% Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã chứng khoán: MPC - UPCoM) công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2020. Theo đó trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.981,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 105,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,9% và 38,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý...