“Xây” lại Nghị định 20/2017/NĐ-CP, tháo gỡ toàn diện cho công tác chống chuyển giá
Việc xây dựng Nghị định thay thế Nghi định 20/2017/NĐ-CP một mặt sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mặt khác sẽ giúp các quy định về chống chuyển giá phù hợp với những quy định liên quan theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 sẽ được thực thi tới đây.
Việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP là cần thiết. Ảnh: Thùy Linh
Gỡ khó cho doanh nghiệp
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đến nay đã được thực hiện hơn 3 năm. Suốt thời gian đó, Nghị định 20 đã mang lại những kết quả nhất định trong công tác đấu tranh chống chuyển giá, nguồn thu từ chi phí lãi vay. Từ đó không chỉ đóng góp trực tiếp vào số thu ngân sách nhà nước mà còn phục vụ mục tiêu quan trọng hơn là chốt chặn, ngăn ngừa triệt để lợi nhuận thu được sau đấu tranh chống chuyển giá bị các doanh nghiệp vô hiệu hóa thông qua công cụ lãi vay do thu nhập chịu thuế của đơn vị sẽ được tính các khoản doanh thu – chi phí tài chính (bao gồm lãi vay) và các khoản thu nhập – chi phí khác trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, nội dung quy định về khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20 lần đầu áp dụng nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình thực hiện.
Khó khăn đầu tiên chính là do doanh nghiệp Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp nên vẫn cần một giai đoạn chuyển đổi để các doanh nghiệp trong nước có thời gian lớn mạnh, tranh thủ nguồn vốn để đầu tư và chuyển đổi dần cơ cấu huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc áp dụng khống chế chi phí lãi vay mà không cho trừ doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đã gây bất cập đối với doanh nghiệp trung chuyển vốn vay, cho vay lại, quản lý quỹ, ký quỹ trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty, công ty chứng khoán.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ Tài chính, mức khống chế chi phí lãi vay tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP là 20% thực chất là mức trung bình trong biên độ 10% – 30% theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và đánh giá của Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, đối với điều kiện của Việt Nam, do mới áp dụng quy định nên đã tạo ra phản ứng của các doanh nghiệp, vì vậy cần nghiên cứu để quy định tỷ lệ khống chế phù hợp hơn. Hơn nữa, về phạm vi áp dụng, quy định khống chế chi phí lãi vay đối với các trường hợp như vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài mà Chính phủ vay về cho vay lại, vay thực hiện chính sách phúc lợi xã hội nên xem xét ngoại trừ để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính sách của Nhà nước.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay sau khi cho trừ lãi tiền cho vay và nâng ngưỡng khống chế từ 20% lên 30%. Đồng thời quy định rõ về chi phí lãi vay thuần (lãi vay trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay); quy định một số trường hợp ngoại trừ không áp dụng khống chế chi phí lãi vay. Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép áp dụng quy định tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngay trong kỳ tính thuế năm 2019.
Sửa đổi toàn diện
Trong quá trình xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Bộ Tài chính nhận thấy rằng việc sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định này mới chỉ khắc phục được một số khó khăn, bất cập nhất định, trong khi đó, trên thực tế cũng còn một số quy định khác cũng cần phải được bổ sung. Cụ thể, đối với nguyên tắc quản lý thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết, Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục được bổ sung hướng dẫn tại Nghị định để làm rõ nội hàm của các nguyên tắc quản lý đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết phù hợp thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, vùng lãnh thổ và Diễn đàn hợp tác đa phương về thuế để chống xói mòn nguồn thu.
Bên cạnh đó, đối với Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và quy định về trao đổi thông tin đối với báo cáo lợi nhuận liên quốc gia giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý chuyển giá, Bộ Tài chính cho rằng việc nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của các công ty mẹ tối cao đã được ba nước thành viên BEPS thống nhất áp dụng trong chính sách quản lý và hướng tới cơ chế trao đổi thông tin tự động trong giai đoạn 2019 – 2020. Vì vậy, Bộ Tài chính thực hiện sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các diễn đàn BEPS mà Việt Nam là thành viên (Diễn đàn cam kết chung IF; trao đổi thông tin toàn cầu GF).
Riêng về quy định đối với cơ sở dữ liệu thương mại sử dụng trong kê khai, quản lý xác định giá giao dịch liên kết, Bộ Tài chính sẽ thực hiện bổ sung thêm quy định cơ sở dữ liệu thương mại trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm và kết quả quản lý chuyển giá của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và tổng kết thực tiễn áp dụng quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế cho biết, trong tổng số gần 4.000 doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết phát sinh khoản chi phí lãi vay, có hơn 700 doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí lãi vay/EBITDA vượt ngưỡng 20% (hơn 450 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 250 doanh nghiệp nội địa). Khoản chi phí lãi vay bị loại khỏi chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của số doanh nghiệp này khoảng 18.000 tỷ đồng/năm. Trong số đó, khoản chi phí lãi vay của các doanh nghiệp trong nước được loại trừ ở mức trên 10.000 tỷ đồng/năm. Các doanh nghiệp này có tỷ lệ chi phí lãi vay vượt 20% đều có quy mô khoản vay lớn, thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng, sản xuất và phân phối điện,… có hoạt động liên doanh liên kết khá cao.
Quy định về chống chuyển giá sẽ được sửa đổi toàn diện
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế với giao dịch liên kết, theo đó sẽ sửa đổi toàn diện Nghị định 20 với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và "gia cố" thêm các quy định nhằm chống chuyển giá.
Tính đến hết tháng 5, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện được 15.195 cuộc thanh tra, kiểm tra. Ảnh Thùy Linh.
Thanh tra 48 doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 5, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện được 15.195 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra được 163.726 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Từ đó, tổng số tiền xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 20.737,73 tỷ đồng; tăng thu ngân sách nhà nước 8.686,14 tỷ đồng.
Đáng chú ý, với hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp có giao dịch liên kết, 5 tháng đầu năm, ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 48 doanh nghiệp. Từ đó truy thu, truy hoàn và phạt 173 tỷ đồng; giảm lỗ 891 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế hơn 1.000 tỷ đồng.
Về đối tượng doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế thông tin, trong tổng số gần 4.000 doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết phát sinh khoản chi phí lãi vay, có hơn 700 doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí lãi vay/EBITDA vượt ngưỡng 20% (hơn 450 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 250 doanh nghiệp nội địa). Khoản chi phí lãi vay bị loại khỏi chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của số doanh nghiệp này khoảng 18.000 tỷ đồng/năm. Trong số đó, khoản chi phí lãi vay của các doanh nghiệp trong nước được loại trừ ở mức trên 10.000 tỷ đồng/năm. Các doanh nghiệp này có tỷ lệ chi phí lãi vay vượt 20% đều có quy mô khoản vay lớn, thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng, sản xuất và phân phối điện,... có hoạt động liên doanh liên kết khá cao.
Tuy nhiên, theo Nghị định 20/2017NĐ-CP, cách xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù thì tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA). Chính vì vậy, nó đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong 2 năm qua.
Sửa đổi toàn diện Nghị định 20
Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phải sửa đổi Nghị định 20 theo hướng nâng trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30%. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính đã quyết định sửa đổi toàn diện Nghị định 20 với mục tiêu vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa củng cố thêm các quy định nhằm chống chuyển giá.
Theo Dự tháo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giáo dịch liên kết đang được Bộ Tài chính xây dựng, tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Cũng theo Dự thảo, phần chi phí lãi vay không được trừ kể trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định kể trên (30% EBITDA). Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng giao dịch liên kết để trốn thuế, né thuế, Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể các giao dịch liên kết phát sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ giao dịch liên kết bao gồm mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài chính, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
Sửa đổi toàn diện quy định về chống chuyển giá Bộ Tài chính đã quyết định sửa đổi toàn diện nghị định 20 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Thay vì việc sửa đổi đúng một từ của Nghị định 20 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do bị doanh nghiệp...