Xây khách sạn quy mô lớn trung tâm Đà Lạt là không phù hợp
Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc xây khách sạn quy mô lớn ở khu Đồi Dinh- TP Đà Lạt là không phù hợp và cũng không nên xây thêm công trình chắn tầm nhìn ra hồ Xuân Hương.
Khu vực trung tâm Hòa Bình sẽ có rất nhiều sự thay đổi theo quy hoạch mới.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng nêu rõ quan điểm việc chỉnh trang khu trung tâm Hoà Bình – TP Đà Lạt là chủ trương đúng và cấp thiết. Tuy nhiên, trong cải tạo, chỉnh trang cần chú trọng cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.
“Việc phát triển nhưng không làm mất đi giá trị đặc trưng về quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan của khu phố. Đồng thời bảo tồn không chỉ giá trị vật thể (công trình kiến trúc và cảnh quan có giá trị) mà cả giá trị phi vật thể (di sản ký ức, lối sống và văn hoá địa phương)”, Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu quan điểm.
Theo Hội Kiến trúc sư Việt Nam để đảm bảo tính pháp quy của Đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hoà Bình – TP Đà Lạt, cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng cũng cần kiểm tra các cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện đồ án.
Video đang HOT
Qua xem xét, Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận thấy, đồ án có mặt tích cực như đã có giải pháp bảo tồn khu chợ Đà Lạt và chỉnh trang khu dân cư phía Tây; Tạo nhiều không gian công cộng mở dưới dạng quản trường và vườn hoa; Khai thác không gian ngầm để đỗ xe và dịch vụ thương mại; Tổ chức giao thông cơ giới, ưu tiên không gian cho người đi bộ.
Tuy nhiên, đồ án cũng có một số điểm không phù hợp, làm ảnh hưởng đến giá trị kiến trúc, văn hoá của khu vực trung tâm Hòa Bình. Cụ thể, đối với khu Đồi Dinh đồ án đưa giải pháp xây dựng khách sạn quy mô lớn ở đây là không phù hợp vì khu vực này có đặc điểm đồi cao với nhiều cây thông lưu niên và công trình dinh tỉnh trưởng khiêm tốn ẩn trong cảnh quan.
Ở khu Đồi Dinh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam kiến nghị nên giữ là “đồi xanh”, để có thể khai thác công trình Dinh tỉnh trưởng vào mục đích du lịch cao cấp. Đồng thời có thể bổ sung thêm một số chức năng dịch vụ du lịch với kiến trúc quy mô nhỏ, không làm mất đặc trưng cảnh quan – “đồi xanh” của khu vực Đồi Dinh.
Đối với khu vực rạp Hoà Bình, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đánh giá khu vực này được thiết kế theo hướng tiền hiện đại. Trải qua thời gian, mặc du công trình đã có nhiều thay đổi, nhưng khu vực này vốn là không gian chợ truyền thống nên có giá trị như một di sản ký ức của cộng đồng dân cư Đà Lạt. Do đó cần nghiên cứu để khai thác giá trị ký ức của không gian di sản này trong công trình mới.
Theo Hội kiến trúc sư Việt Nam công trình mới ở khu vực rạp Hòa Bình nên có quy mô vừa phải, tỷ lệ phù hợp với khung cảnh của khu phố và chú trọng mối liên kết với chợ Đà Lạt hiện nay như một thành phần chuyển tiếp không gia quan trọng của cấu trúc khu trung tâm Hoà Bình: Phố – Chợ – hồ Xuân Hương. Các chức năng mới, hiện đại cần thiết có thể cân nhắc để khai thác không gian ngầm.
Vì vậy, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, không nên xây dựng thêm công trình chắn tầm nhìn từ khu phố Hoà Bình ra hồ Xuân Hương, như: Công trình hỗn hợp dịch vụ, thương mại đặt ở ngã ba phía đầu Rạp Hoà Bình hay các công trình khách sạn, dịch vụ ở phía Đông quảng trường sóng hoa…
“Đặc biệt cần lưu ý tính chất chuyển tiếp hài hoà giữa các công trình mới và cũ về tỷ lệ và khối tích công trình để đảm bảo hình thái thống nhất của không gian khu phố trung tâm Hoà Bình trong quá trình phát triển liên tục” – Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu rõ.
Trước đó, gần 80 kiến trúc sư đã gửi bản đến Bộ Xây dựng, HĐND tỉnh Lâm Đồng; Hội Quy hoạch Việt Nam; Hội Kiến trúc sư Việt Nam… kiến nghị xem lại quy hoạch khu trung tâm Đà Lạt. Các kiến trúc sư cho rằng đồ án quy hoạch có chất lượng không phù hợp với cảnh quan và vị thế của Đà Lạt trong lịch sử đô thị Việt Nam; việc ban hành quyết định chưa tường minh.
Đặc biệt về mặt kiến trúc, các kiến trúc sư đã kiến nghị ba quyết định trong Đồ án sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến di sản của Đà Lạt gồm khu vực dinh tỉnh trưởng; khu rạp Hoà Bình và khu nhà phố (shop-house) quanh chợ Đà Lạt.
Duy Phạm
Theo Tiền phong
Thu hồi 138 dự án "rùa bò" ở Bà Rịa Vũng Tàu
Trong số 138 dự án bị thu hồi có 35 dự án trong khu công nghiệp, 52 dự án nhà ở, khu đô thị và 51 dự án khác ngoài khu công nghiệp.
Ảnh minh họa.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tính từ thời điểm lập Phương án xử lý dự án chậm triển khai (năm 2014), đến nay địa phương này đã thực hiện chấm dứt hoạt động 138 dự án (35 dự án trong khu công nghiệp, 52 dự án nhà ở, khu đô thị và 51 dự án khác ngoài khu công nghiệp).
Riêng trong quý I/2019, tỉnh đã chấm dứt hoạt động 1 dự án và chấm dứt hiệu lực pháp lý 1 chủ trương đầu tư do nhà đầu tư không tiếp tục triển khai thực hiện dự án và chậm triển khai thực hiện dự án.
Đối với việc giãn tiến độ, tính từ thời điểm năm 2014 đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện giãn tiến độ cho 69 dự án để nhà đầu tư tiếp tục triển khai và đưa dự án vào hoạt động (13 dự án trong khu công nghiệp, 10 dự án nhà ở và 46 dự án thuộc lĩnh vực khác ngoài khu công nghiệp).
Sau khi được gia hạn thời gian thực hiện, đến nay đã có 7 dự án đi vào hoạt động, 14 dự án đã hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng theo tiến độ. Riêng quý I/2019, tỉnh đã giãn tiến độ đầu tư cho 03 dự án.
Theo báo cáo, hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn 78 dự án chậm triển khai. Đáng chú ý là dự án Cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân (thị xã Phú Mỹ) do Công ty TNHH Phát triển quốc tế Formosa (Đài Loan) làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký 477 triệu USD. Dự án có diện tích đất gần 167ha, quy mô 4 bến cảng với tổng chiều dài 1.100m, tiếp nhận được tàu trọng tải đến 60.000 DWT, nhưng kể từ khi được cấp phép và giao đất đã hơn 8 năm, chủ đầu tư chậm triển khai nên Sở KH-ĐT đã có kiến nghị thu hồi.
Theo Vạn Xuân/Bizlive
Có phải tư duy người mua nhà đang thay đổi? Với quy mô thị trường như hiện nay, người mua nhà đã không còn khó khăn trong việc lựa chọn dự án. Nhưng để tìm được dự án thật sự an tâm hoặc có thể mua những ngôi nhà tốt hơn trong khi "túi tiền" chưa thật rủng rỉnh thì không phải ai cũng biết. Đâu sẽ là cách mua nhà thông minh...