Xây hầm đường bộ qua đèo Cù Mông
Sau khi điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, rà soát các hạng mục, đơn vị thi công đèo Cả giảm được hơn 3.600 tỷ đồng đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải quyết định giành khoản tiền này tiếp tục xây hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Châu, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa đồng ý xây hầm đường bộ quốc lộ 1A nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên xuyên đèo Cù Mông.
“Kinh phí đề xây hầm đường bộ qua đèo Cù Mông được trích từ nguốn vốn còn dư trong quá trình thi công hầm đường bộ Đèo Cả (nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên)”, ông Châu nói.
Hiện Sở Giao thông Vận tải Bình Định, Tổng Công ty CP Đầu tư Đèo Cả (đơn vị thi công hầm Đèo Cả) và công ty tư vấn nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.
Video đang HOT
Cung đường qua đèo Cù Mông, quốc lộ 1A nối giữa hai tỉnh Bình Định-Phú Yên quanh co nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông. Ảnh: Trí Tín.
Theo ông Châu, việc xây hầm đường bộ qua đèo Cù Mông không chỉ rút ngắn quãng đường, giảm khoảng 45 phút đi lại trên đèo như hiện nay mà còn góp phần giảm tai nạn giao thông trên cung đường nguy hiểm này.
Lãnh đạo Công ty CP đầu tư đèo Cả cho biết thêm, theo quyết định phê duyệt dự án hầm đường bộ qua đèo Cả của Bộ Giao thông Vận tải năm 2012, tổng mức đầu tư của dự án hơn 15.600 tỷ đồng. Dự án dài hơn 13,4 km, trong đó phần hầm đèo Cả dài hơn 4 km và hầm Cổ Mã dài hơn 500 m (nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa) theo hình thức BOT và BT.
Sau khi tính toán, rà soát lại các hạng mục đầu tư, điều chỉnh lại đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy, thiết kế kỹ thuật, tổng mức đầu tư dự án hầm đường bộ đèo Cả giảm xuống còn 11.978 tỷ đồng ( tiết kiệm 3.626 tỷ đồng) so với mức phê duyệt ban đầu. Chi phí tiết kiệm từ hầm đèo Cả, nhà đầu tư đề xuất Bộ sử dụng để đầu tư hầm đường bộ qua đèo Cù Mông dài gần 6,5km, trong đó chiều dài hầm gần 2,5km, đường dẫn hơn 4km. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến hơn 4.900 tỷ đồng, không lập thêm trạm thu phí mới.
Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư với quy mô hai làn xe, xây dựng một ống hầm và đoạn đường dẫn với tổng mức đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng. Giai đoạn 2, cân đối vốn tiếp tục đầu tư ống hầm song song với giai đoạn 1 và hoàn thiện đường dẫn với quy mô bốn làn xe.
Theo Vnexpress
Chỉ đền bù 137.000 đồng/m2 đất
Ngày 22-8, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã có buổi đối thoại với 11 hộ dân nằm trong diện di dời dự án hầm đường bộ Phước Tượng (thuộc thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì).
Tại buổi đối thoại, 11 hộ dân cho rằng việc đền bù nhà và đất ở quá thấp như hiện nay khiến các hộ không đủ tiền để vào khu tái định cư.
Bà Phan Thị Hồng cho biết gia đình có 400m2 đất ở và đất vườn, nhưng chỉ được đền bù 100 triệu đồng. Nhà được đền bù 150 triệu đồng. Tổng tiền đền bù cả nhà và đất, cây... là 250 triệu đồng: "Với mức đền bù này tôi không đủ tiền mua đất tái định cứ chứ chưa nói đến chuyện xây nhà...". Bà Hồng nói.
Người dân cho rằng giá đền bù đất quá thấp, trong khi đất tái định cư quá cao. Ảnh: VIẾT LONG
Ông Hoàng Nhẫn, cho biết gia đình ông có 804 m2 đất ở và đất vườn nhưng được đền bù 110 triệu đồng (137.000 đồng/m2). Nhà được đền bù 420 triệu đồng: "Tính cả nhà cửa, cây cối gia đình tôi nhận được 530 triệu đồng. Trong khi đất ở khu tái định cư Lộc Trì có giá 540.000 đồng/m2. Nếu gia đình tôi vào đấy ở thì phải trả gần 200 triệu đồng mua đất, số tiền còn lại làm sao xây được nhà..."- ông Nhẫn bức xúc nói.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND Phú Lộc khẳng định mức đền bù từ 120.000-140.000 đồng/m2 đất là khá thấp, trong khi giá đất ở khu tái định cư Lộc Trì lên đến 540.000 đồng/m2: "Nhưng đây là mức giá do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành hàng năm nên không thể điều chỉnh".
Theo ông Mạnh, hiện có ba phương án để giúp người dân tháo gỡ khó khăn vấn đề này, một là trình UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xin cơ chế đặc thù, xem xét hỗ trợ mức chênh lệch giữa đất phải thu hồi với đất ở khu tái định cư, hai là cho người dân nợ khoản tiền chênh lệch giá giữa đất đền bù với đất tái định cư sau đó trả dần, ba là cấp đất tái định cư ngay trong thôn.
Sau khi thảo luận, người dân đã chọn phương án xin UBND tỉnh cơ chế đặc thù. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để trình UBND tỉnh đề xuất này, nhưng có được hay không tôi chưa dám chắc chắn..."- ông Mạnh nói.
Theo Phapluattp
Tiền tỷ chôn theo hầm bộ hành Hà Nội hiện có hơn 20 hầm đi bộ với 14 hầm đã đưa vào sử dụng. Tuy vậy, kể từ khi đưa vào vận hành đến nay, hầu hết các hầm đều không phát huy tác dụng, gây lãng phí và búc xúc trong nhân dân. Hầm đường bộ tiền tỷ thành cống thoát nước Thống kê của Thanh tra Bộ GTVT...