Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
Sau gần 2 năm thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″ do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành, đến nay, việc thực hiện đề án trong ngành Giáo dục tỉnh đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Kết quả bước đầu
Theo kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”, giai đoạn 1 (2018 – 2020), 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đều phải xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong trường phù hợp với mỗi cấp học, bậc học và điều kiện thực tế tại địa phương; tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Đến nay, đã có gần 85% trường học xây dựng Bộ quy tắc ứng xử. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có khoảng 90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường học được bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; 90% trường học ở các địa phương đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
Học sinh đọc sách trong thư viện Trường THPT Hà Huy Tập, TP. Nha Trang.
Video đang HOT
Ông Lê Đình Thuần – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, 2 năm qua, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh thực hiện nhiều nhóm giải pháp thiết thực, đồng bộ. Trong đó, công tác tuyên truyền được ngành đặt lên hàng đầu.
Các trường học đã tích cực tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, phụ huynh, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Nhờ đó, nhiều trường đã đưa ra nhiều hình thức giáo dục văn hóa ứng xử đa dạng thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại…, nhằm phát huy vai trò hướng dẫn về ứng xử văn hóa của các học sinh khóa trước, đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn đối với học sinh khóa sau.
Theo thầy Phạm Ngọc Ninh – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã Ninh Hòa, thời gian qua, trường đã thực hiện đa đạng hóa hình thức tuyên truyền qua việc giảng dạy tích hợp vào các môn học; tổ chức các cuộc thi, diễn đàn, hoạt động ngoại khóa về ứng xử văn hóa trong trường học cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt, 2 năm qua, trường đã chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và xây dựng văn hóa ứng xử cho HS như: Xếp hàng nơi công cộng, biết nhường và giúp đỡ người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ…
Nỗ lực thực hiện mục tiêu giai đoạn 2
Theo Sở GD-ĐT, trong 5 năm tới, toàn ngành phấn đấu 100% trường học duy trì, phát huy hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong trường học; 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh hàng năm được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; được bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. Đồng thời, phấn đấu có ít nhất 95% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
Để thực hiện mục tiêu trên, ông Lê Đình Thuần cho rằng, giai đoạn 2 (2021 – 2025) của đề án, các trường cần tăng cường thắt chặt hơn nữa với gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. Các cơ sở giáo dục cần xây dựng và phát huy hiệu quả hơn trang thông tin điện tử của nhà trường, kịp thời phản ánh, trao đổi, thu thập, xử lý thông tin học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường, gia đình người học, cá nhân có liên quan khác về văn hóa ứng xử trong trường học và trên môi trường internet, mạng xã hội.
Thầy Phạm Ngọc Thắng – Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Văn Thụ, TP. Nha Trang cho biết: “Cùng với việc chú trọng công tác tuyên truyền, nhà trường còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội trong hoạt động thông tin, tuyên truyền. Ở giai đoạn 2, chúng tôi sẽ tích cực xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử trong trường học, trong đó quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường, thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử…”.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa lần đầu thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ
"Ca phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại BVĐK tỉnh có thể nói là ca phẫu thuật đầu tiên được thực hiện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên" - bác sĩ Lâm chia sẻ.
Ngày 17-3, bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thế Lâm - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa cho biết, ê-kíp bác sĩ của khoa do bác sĩ Đỗ Hoài Kỷ - phẫu thuật viên chính phối hợp với Khoa Gây mê hồi sức đã điều trị thành công ca ung thư bóng Vater bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy.
Đây là loại phẫu thuật có độ khó rất lớn, đòi hỏi cao về trình độ, kỹ thuật phẫu thuật của bác sĩ thực hiện và sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận. Phẫu thuật này trước nay chủ yếu được thực hiện ở các BV tuyến trung ương và những trung tâm lớn.
"Ca phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy tại BVĐK tỉnh có thể nói là ca phẫu thuật đầu tiên được thực hiện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên" - bác sĩ Lâm chia sẻ.
Cuối tháng 2, bệnh nhân Nguyễn Văn H. (sinh năm 1956, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) nhập BVĐK tỉnh Khánh Hòa với triệu chứng đau bụng, vàng da, ăn uống kém, sút cân. Sau khi khám và thực hiện các cận lâm sàng như chụp cắt lớp, siêu âm sinh thiết qua ngã nội soi, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư bóng Vater. Ngày 2-3, ê-kíp bác sĩ khoa Ngoại Tổng quát đã hội chẩn và quyết định điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối tá tụy.
Sau mổ sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt
Thông qua nội soi, các phẫu thuật viên đã cắt bỏ đầu tụy, tá tràng, đoạn đầu hỗng tràng, túi mật, ống mật chủ, dạ dày và nạo vét hạch ung thư. Ca phẫu thuật đã thành công, sau mổ sức khỏe bệnh nhân ổn định, hồi phục tốt, vết mổ khô và được cho xuất viện sau 10 ngày.
Phẫu thuật cắt khối tá tụy là phương pháp điều trị ung thư bóng Vater triệt để và duy nhất. Cắt bỏ khối tá tụy bằng mổ hở là đại phẫu thuật phức tạp nhất trong các phẫu thuật về ổ bụng. Phương pháp này đã được BVĐK tỉnh thực hiện hơn 20 năm. Tuy nhiên, so với mổ hở, phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối tá tụy là loại phẫu thuật có độ khó gấp rất nhiều lần.
Việc thực hiện thành công ca phẫu thuật trên đánh dấu bước tiến vượt bậc của BVĐK tỉnh nói chung, Khoa Ngoại Tổng quát nói riêng trong việc ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh, góp phần nâng cao hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cứu sống trường hợp vỡ tim Chiều 16-3, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, ê-kíp bác sĩ của bệnh viện đã cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị T. (46 tuổi, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) bị vỡ tim do tai nạn giao thông. Sáng 11-3, bệnh nhân T. bị tai nạn giao thông, nhập bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa. Sau...