Xây dựng “văn hóa giao thông”, trách nhiệm không của riêng ai!
An toàn giao thông là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, gia đình và xã hội cần lắm ở ý thức tuân thủ của mỗi người…
Có như vậy mới có thể dần dần xây dựng nên một “văn hóa giao thông” như mong muốn.
Đi khắp mọi nẻo đường, đâu đâu cũng thấy những khẩu hiệu, biểu ngữ như: “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”, “An toàn giao thông là không tai nạn”… thay cho những lời nhắc nhở, lời cảnh báo đến mỗi người khi tham gia giao thông.
Ở Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể đến số người bị thương. Một con số đáng báo động. Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhưng số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm.
Tai nạn giao thông xảy ra ở khắp mọi nơi, trên mọi nẻo đường, từ đường quốc lộ cho đến đường giao thông nông thôn ở những vùng quê. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tầng lớp, nghề nghiệp…trong xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông, đó có thể là do mạng lưới giao thông còn kém phát triển, chất lượng những con đường còn nhiều hạn chế, số người tham gia giao thông khá nhiều, phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo độ an toàn… Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu vẫn do ý thức còn khá kém của người tham gia giao thông.
Khi tham gia giao thông trên đường, trong khi làn đường đã được phân chia rõ ràng bằng những vạch sơn kẻ đường cho từng nhóm phương tiện tham gia lưu thông khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thiếu ý thức, coi thường luật lệ khi cố tình lái xe lấn sang những làn đường khác, gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông và có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn.
Bên canh đó, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn chưa được nhiều người chú trọng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi xa xôi và những nơi không có sự xuất hiện với sự của lực lượng chức năng. Đội mũ bảo hiểm thực chất là để bảo vệ tính mạng cho chính bản thân người tham gia giao thông nhưng nhiều người lại xem nhẹ việc này, coi việc đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó với Cảnh sát giao thông.
Có thể kể những trường hợp như, khi tham gia giao thông nhiều người lại không muốn đội mũ bảo hiểm, cứ treo mũ ở phía dưới móc xe, đến khi có lực lượng chức năng xuất hiện thì mới vội vã đội mũ vào để đối phó. Thử hỏi tính mạng chính mình còn xem thường chứ đừng nói gì đến tính mạng của người khác.
Những hành vi khác như vượt đèn đỏ, bóp còi inh ỏi, đi ngược chiều, sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông…không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tai nạn cho những người xung quanh. Nhiều trường hợp gây ra tai nạn rồi phóng xe bỏ chạy mặc kệ người khác sống chết như thế nào?
Tàn nhẫn hơn, khi thấy nạn nhân còn sống nhưng vẫn cố ý lùi xe cán thêm vào nạn nhân, làm nạn nhân tử vong để “chịu hậu quả một lần là cùng”. Những hành động như thế thật sự quá tàn nhẫn, không có lương tâm.
Cùng với đó, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là một bộ phận giới trẻ, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên vẫn chưa thể hiện được mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông. Những hành vi như điều khiển mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, tổ chức đua xe trái phép, chở quá số người quy định, điều khiển xe máy khi chưa đủ độ tuổi quy định… xuất hiện khắp nơi. Nhiều trường hợp khi xảy ra va quẹt thì chối bỏ trách nhiệm, chửi mắn thậm chí là đánh nhau, gây mất trật tự công cộng.
Thiếu ý thức khi tham gia giao thông cũng là hành động không tôn trọng chính mình
Video đang HOT
Nhiều hệ lụy xấu đã xảy ra do sự bồng bột, nông nỗi của tuổi trẻ. Chỉ vì những hành động muốn thể hiện cái “tôi” của mình như: chạy xe lạng lách, đánh võng trên đường, đi ngược chiều, chạy với tốc độ cao… lại gây nên những hậu quả khôn lường cho những người vô tội. Bản thân thì lâm vào cảnh tù tội, trở thành gánh nặng cho gia đình, đến lúc đó hối hận cũng đã quá muộn.
Tất cả những điều đó làm dấy lên một câu hỏi, bao giờ “văn hóa giao thông” mới có thể xây dựng được khi bản thân nhiều người vẫn còn thiếu ý thức về những hành động, suy nghĩa và hành vi của mình.
Tai nạn giao thông đã và đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của mỗi con người. Nó thật sự trở thành mối hiểm họa khôn lường. “Con ma” giao thông không chừa bất cứ một ai và có thể đến trong bất kì tình huống nào. Vì vậy, muốn giảm thiểu tai nạn giao thông, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng cũng phải cần đến ý thức tham gia giao thông của chính bản thân mỗi con người. Để từ ý thức đó, dần dần xây dựng nên một nề nếp “văn hóa giao thông”.
Văn hóa giao thông không có gì to tát cả, đó chỉ là chấp hành quy định khi tham gia giao thông, tôn trọng chính bản thân mình và những người xung quanh.
Theo Nhịp sống Thời đại
Những người đầu tiên bị "ghi tên" vì đội mũ bảo hiểm rởm
Trong ngày đầu ra quân xử lý người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn hoặc đội không đúng quy cách, lực lượng cảnh sát giao thông chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở người vi phạm.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (PC67 - CATP Hà Nội) - quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng là đúng đắn, nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông. Tuy nhiên, Đại tá Thắng cũng thẳng thắn cho rằng, nếu áp dụng quy định xử phạt này, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ gặp khó khăn vì cảnh sát không có máy móc, phương tiện, tập huấn để phân biệt mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn mà chỉ thông qua văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định, lực lượng chức năng chỉ xử phạt lỗi đội mũ không đạt chuẩn, chứ không có hướng dẫn về việc giữ lại chiếc mũ không đúng chất lượng. Nếu thu mũ, người điều khiển phương tiện có tiếp tục được phép lưu hành hay không? Nếu không thu mũ rất có thể người dân lại đội mũ cũ.
Những mũ bảo hiểm thời trang như thế này sẽ không được coi là mũ đạt chuẩn (Ảnh: Kiên Thảo)
Cũng theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, người dân và phương tiện tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ thì lực lượng không được phép dừng xe để kiểm tra hay xử lý về hành vi đội mũ bảo hiểm "dỏm".
"Các chốt cảnh sát giao thông sẽ không dừng xe với người chấp hành luật lệ giao thông mà chỉ dừng xe xử phạt những người vi phạm các lỗi như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Nếu phát hiện người vi phạm đội mũ bảo hiểm chưa đạt chuẩn sẽ nhắc nhở và tuyên truyền để thay mũ đúng quy định, đồng thời lập biên bản ghi nhớ. Những người tái phạm sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm" - Trưởng Phòng PC67 khẳng định.
Ghi nhận tại TPHCM sáng nay, vẫn rất nhiều người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm thời trang, mũ không đảm bảo chất lượng. Khi được hỏi, nhiều người phân trần rằng khi đi mua bản thân họ cũng không biết đâu là mũ xịn, đâu là mũ rởm.
Ông Phạm Quốc Huy (56 tuổi, ngụ quận 3, TPHCM) cho biết: "Tôi sử dụng MBH này cả mấy năm nay mà vẫn không biết mũ này thật hay giả, đến khi bị CSGT thổi lại và nhắc nhở về việc đội MBH không đạt chuẩn thì tôi mới biết".
Rất nhiều người dân TPHCM sáng nay vẫn đội mũ bảo hiểm thời trang khi tham gia giao thông (Ảnh: Kiên Thảo)
Những tổ công tác CSGT đang làm nhiệm vụ trên các tuyến đường ở TPHCM sáng nay cũng đã kết hợp giữa việc xử phạt giao thông và nhắc nhở người dân về việc đội MBH không đạt chuẩn. Theo một chiến sĩ CSGT Công an quận 3 đang làm nhiệm vụ tại giao lộ Nguyễn Thông - Lý Chính Thắng (phường 9, quận 3), việc xử phạt người dân dội MBH không đạt chuẩn vẫn chưa thể thực hiện được vì đang chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.
"Trong những ngày đầu, chúng tôi chỉ nhắc nhở là chính, nếu trong lúc xử phạt giao thông mà phát hiện người dân đội MBH không đạt chuẩn, không đúng quy cách, chúng tôi sẽ tiến hành nhắc nhở", vị cán bộ này cho biết thêm.
Đại úy Võ Minh Đăng, Đội phó Đội CSGT Phú Lâm, cho biết, việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm trên địa bàn vẫn chưa được tiến hành do đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TPHCM.
Bắt đầu từ hôm nay, 1/7, người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện đội mũ bảo hiểm "dỏm", đội mũ không đúng quy cách sẽ bị xử lý.
Phần lớn người dân nắm được thông tin về việc CSGT xử phạt nên đã chấp hành nghiêm túc.
Mỗi đội CSGT thuộc Phòng CSGT Hà Nội thành lập 1 tổ chuyên đề, tập trung xử lý người đội mũ bảo hiểm "dỏm".
Hơn 2 tiếng đồng hộ chốt trực tại ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai, tổ công tác Đội CSGT số 2 phát hiện hơn 30 trường hợp vi phạm.
Nhiều trường hợp người vi phạm là sinh viên...
... hay người lao động phổ thông không nắm được quy định, không theo dõi thông tin qua báo chí.
Ngày đầu ra quân, lực lượng CSGT chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở người vi phạm.
Các văn bản, tài liệu được chuẩn bị cẩn thận để hướng dẫn, thông tin cụ thể cho người vi phạm biết.
Nhiều người vi phạm ghi lại hình ảnh đã được CSGT hướng dẫn để thông tin lại với người thân.
Ngoài việc nhắc nhở, lực lượng CSGT sẽ lập biên bản ghi nhớ. Người nào tái phạm sẽ bị xử phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Lực lượng CSGT tiến hành nhắc nhở 1 trường hợp đội MBH không đạt chuẩn trên đường Lý Chính Thắng - TPHCM trong sáng 1/7 (Ảnh: Kiên Thảo).
Tiến Nguyên - Tuấn Hợp - Đình Thảo - Trung Kiên
Theo Dantri
Hàng loạt quy định mới áp dụng từ ngày 1/7 "Siết" quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, quy định về thu hồi đất; "nới" quy định về cộng gộp nghỉ phép với công chức, kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy... Nhiều chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực từ ngày mai, 1/7/2014. Bảng giá đất "chạy" theo giá thị trường Luật Đất đai sửa...