Xây dựng tủ sách cung cấp tri thức tham khảo cho Đại biểu Quốc hội
Ngày 4/12 tại Hà Nội, Thư viện Quốc hội cùng Alpha Books và OmegaPlus Books tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng các mô hình tủ sách và cung cấp tri thức tham khảo cho Đại biểu Quốc hội cũng như các bộ phận giúp việc của Quốc hội.
Tòa nhà Quốc hội
Theo thỏa thuận hợp tác, Omega Plus phối hợp Alphabooks xây dựng và trao tặng ban đầu tủ sách gồm 30 tựa sách, với tổng số 90 cuốn đến Thư viện Quốc hội, là những cuốn sách giá trị, phù hợp với nhu cầu tham khảo của bạn đọc tại Thư viện Quốc hội. Các tựa sách tiêu biểu như Những đỉnh cao chỉ huy, Sự minh định của địa lý, Khái lược văn minh luận, Châu Á vận hành như thế nào, Hiến pháp Mỹ…
Trong thỏa thuận này, Omega Plus giữ trách nhiệm triển khai việc tặng sách thường xuyên đến các Đại biểu Quốc hội vào các kỳ họp Quốc hội cố định trong năm 2019, bao gồm việc lựa chọn đầu sách, lập danh mục, vận chuyển đến Thư viện Quốc hội.
Video đang HOT
Cùng với đó, Thư viện Quốc hội giữ trách nhiệm hợp tác, cung cấp tư liệu, cùng Omega Plus xuất bản một số ấn phẩm hướng tới Kỷ niệm 75 năm Quốc hội Việt Nam. Thư viện Quốc hội cũng sẽ phối hợp tạo điều kiện cho Alpha Books và Omega Plus tổ chức các tọa đàm ra mắt sách; hội thảo về xuất bản; hội thảo, tọa đàm mang tính nghiên cứu khác có liên quan, trưng bày sách theo chủ đề tại trụ sở của Thư viện Quốc hội.
Trên tinh thần đó, hai bên phối hợp xây dựng kế hoạch, hợp tác đồng tổ chức các hoạt động kỷ niệm, hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4 trong năm 2019.
Hai bên kỳ vọng lễ ký kết này sẽ mở ra sự hợp tác phát triển tốt đẹp, giúp lưu trữ thêm nguồn sách giá trị tại Thư viện Quốc hội Việt Nam và góp phần giúp người dân Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với tri thức nhân loại.
Xuân Hưng
Theo Dantri
ĐB Dương Trung Quốc tranh luận về rượu, Bộ trưởng Y tế trả lời sao?
Sáng nay (16.11), tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã giơ biển tranh luận. Ông nói đã có nhiều cơ hội phát biểu về vấn đề liên quan tới rượu, bia và tại diễn đàn Quốc hội, ông gửi tới cơ quan soạn thảo dự án Luật 3 câu hỏi.
Đại biểu Dương Trung Quốc (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Dương Trung Quốc nói: Trên thế giới có bao nhiêu nước đặt tên Luật phòng, chống tại hại của rượu, bia như chúng ta?; Chúng ta xếp thứ 3 Châu Á và lượng tiêu thụ rượu, bia là điều đáng lo, vậy Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 2 về tiêu thụ rượu, bia, vậy họ có là quốc giá phát triển không cả về kinh tế và văn hóa?;
"Câu hỏi thứ 3 tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế, ngay sau khi Luật này được thông qua, Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất những loại rượu bổ không, rượu bổ có tác dụng nhất định", đại biểu Quốc nêu.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (ảnh Lê Hiếu).
Trả lời vấn đề đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Tên của tiếng Anh để dịch vừa sát, vừa dễ hiểu là khó, nếu dịch ra tên gọi đồ uống có cồn thì nhân dân cũng để ý. Từ kiểm soát là gốc của tiếng Anh, ở các nước bao giờ cũng là từ đó nhưng khi sang Việt Nam đều dịch ra thành từ phòng, chống. Nước ngoài họ không nói phòng chống dịch mà dùng từ kiểm soát. Còn chúng ta dùng từ kiểm soát dịch, nếu dùng từ kiểm soát dịch người dân khó hiểu. Chính vì thế ngôn ngữ dịch làm sao cho dễ hiểu nhất.
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời tiếp, ở Nhật Bản họ uống rượu, bia, quốc gia này có những loại rượu nổi tiếng nhưng luật của họ rất nghiêm, tuổi thọ người Nhật rất cao. Họ có luật dinh dưỡng được xây dựng từ năm 1926 và an toàn thực phẩm của họ rất nghiêm ngặt, văn hóa rượu của họ rất văn minh.
Về câu hỏi thứ ba của đại biểu Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Lúc đầu khi dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được xây dựng, những loại rượu thuốc có bổ nọ bổ kia được đưa vào quy định bị cấm. "Nhưng sau rất nhiều hội thảo, lắng nghe nhiều, chúng tôi đã bỏ nội dung trên. Nhưng không có nghĩa Luật này ban hành là đồng nghĩa với cấm rượu bia, trong luật không có từ nào cấm uống rượu, uống bia", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Về tên gọi của dự án Luật, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến qua phân tích, Ban soạn thảo mong muốn được giữ tên Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Cách gọi này vừa dễ hiểu, vừa đơn giản, phạm vi là phòng, chống tác hại của rượu bia chứ không đả động tới văn hóa của rượu bia hiện nay. Chống tác hại trong tất cả các quá trình tiêu thụ, sản xuất, cách uống....
Theo Danviet
Đề nghị bổ sung hành vi "ép người khác uống rượu, bia" vào điều khoản cấm của luật! Các đại biểu Quốc hội đồng ý ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, nhưng bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi của dự luật. Theo dự kiến của Tổ chức Thương mại thế giới, năm 2025, trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 8,6 lít cồn/năm. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ngày càng...