Xây dựng thị trường cổ phiếu công bằng, minh bạch
Xây dựng thị trường cổ phiếu công bằng, minh bạch sẽ góp phần giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh, bớt đi các rủi ro từ việc phụ thuộc vào tín dụng gián tiếp.
Trong khi quy mô thị trường chứng khoán đạt khoảng 70% GDP, dư nợ tín dụng là 130% GDP. Rõ ràng, chứng khoán Việt Nam đang phát triển nhưng chưa thể đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp. Nguyên nhân phần nào được nhìn nhận vì niềm tin của nhà đầu tư với thị trường còn chưa lớn.
Ảnh minh họa.
Để giải quyết vấn đề này, sáng 20/6 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã khởi động Dự án “ Nâng cao năng lực về cải thiện tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam”.
Video đang HOT
Một trong các kinh nghiệm được chuyên gia đưa ra trao đổi là quy định xét duyệt doanh nghiệp niêm yết. Để nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, họ cần biết mình đang được bảo vệ, muốn như vậy, mọi thứ đều phải quy củ kể từ khâu niêm yết cho đến công bố thông tin.
Không chỉ năng lực quản lý niêm yết, năng lực thanh tra, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở cũng sẽ được tăng cường với dự án hợp tác này.
Theo vtv.vn
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam tại MSCI Frontier Markets Index được nâng lên 18,22%
Thông tin từ MSCI cho biết, tính tới 31/5/2019,tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index là 18,22%, xếp thứ 2 sau Kuwait với 31,45%.
So với thời điểm cuối tháng 4, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam đã được tăng thêm 2,13% (tỷ trọng cũ là 16,09%) và Kuwait tăng thêm 6,07% (tỷ trọng trước là 25,38%). Sự thay đổi này đến từ việc thị trường Argentina được nâng hạng lên Emerging Markets.
Hiện tại, Việt Nam có 11 cổ phiếu trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index, bao gồm VIC, MSN, VCB, HPG, STB, BVH, GAS, BID, VNM, SAB, POW. Trong đó, VIC là cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất với 3,9% tiếp theo là VNM là 3,37% , VHM 2,35%.
Hiện tại, khá nhiều quỹ mở/đóng có quy mô hàng trăm triệu USD đang tracking theo MSCI Frontier Markets Index, có thể kể tới như Schroder International Selection Fund (1,3 tỷ USD), Templeton Frontier Markets Fund (628 triệu USD), Morgan Stanley Institutionam Fund (237 triệu USD), Magna Umbrella Fund (506 triệu USD)...
Dù không thực sự tạo ra sự thay đổi lớn về dòng vốn trên thị trường, nhưng việc thay đổi cơ cấu danh mục rổ cổ phiếu dành cho thị trường cận biên của MSCI đã có tác động tích cực về mặt tâm lý dành cho nhà đầu tư.
Ở thời điểm này, thị trường đặt kỳ vọng lớn hơn vào việc MSCI sẽ nâng hạng thị trường Kuwait và lúc đó sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets.
Theo đó, trong một báo cáo hồi tháng 3, MSCI ước tính trong trường hợp Argentina và Kuwait được lên hạng Emerging Markets (Kuwait lên hàng năm 2020), tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục MSCI Frontier Markets Index sẽ lên tới 25,8%.
Đối với rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam tại ngày 31/5 chỉ ở mức 15,85% do quy định của rổ chỉ số này là 2 thị trường lớn nhất chỉ có tổng tỷ trọng 40% (thị trường Kuwait chiếm tỷ trọng 26,27%).
Hiện có 27 cổ phiếu Việt Nam trong danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF, bao gồm VIC, VNM, VHM, MSN, HPG, VRE, VCB, SAB, NVL, SSI, VJC, STB, GAS, BID, PVS, ROS, BVH, SBT, TCH, KBC, DPM, VCI, POW, PLX, VHC, PVD, GEX. Trong đó, VJC, POW, PLX, VHC, PVD, GEX là 6 cổ phiếu mới được thêm vào trong đợt review mới đây.
Theo đánh giá của MSCI, khi Kuwait được nâng lên Emerging Markets vào năm 2020, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF sẽ tăng lên 30%, gần gấp đôi con số hiện nay.
Các chuyên gia chứng khoán trong nước cho rằng, để được MSCI nâng hạng, Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị. Vì vậy, đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam nỗ lực thay đổi nhằm thu hút dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Theo thuonggiaonline.vn
Những "điểm sáng" quý II/2019 Trong bối cảnh đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, các nhóm ngành bảo hiểm phi nhân thọ, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, công nghệ - bưu chính, dệt may, điện, ô tô và tiêu dùng vẫn được đánh giá triển vọng. Quý I/2019: 12/22 ngành, 844...