Xây dựng thành công mô hình dự đoán trước kết quả điều trị ung thư
Mô hình toán học này là một đột phá lớn, khi nó có thể dự đoán kết quả của việc điều trị, từ đó cho phép các chuyên gia có thể xây dựng phương pháp điều trị tối ưu nhất cho từng bệnh nhân ung thư.
Một nhóm các chuyên gia toán học và ung bướu đến từ Bệnh viện Houston Methodist đã phát triển thành công mô hình toán học có khả năng dự đoán kết quả của bệnh nhân ung thư, sau khi chữa trị bằng liệu pháp miễn dịch.
Công trình nghiên cứu này mới đây đã được TS Vittorio Cristini và cộng sự công bố trên tạp chí khoa học Science Advances. Theo mô tả của nhóm tác giả, mô hình toán học này là một đột phá lớn, khi nó có thể dự đoán kết quả của việc điều trị dựa trên các thông tin nền của mỗi cá nhân, từ đó cho phép các chuyên gia có thể xây dựng phương pháp điều trị tối ưu nhất cho từng bệnh nhân.
Video đang HOT
Để hoàn thiện mô hình này, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu về phim chụp CT của các khối u ung thư vào giai đoạn trước, trong và sau quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Dữ liệu này sau đó sẽ được phân tích, để xác định các dấu hiệu cho thấy sự đáp ứng với việc điều trị, đặc trưng của mỗi bệnh nhân.
“Chúng tôi đã phát hiện 2 chỉ dấu toán học liên quan đến tham số sinh học, ví dụ như khả năng chống khối u của hệ miễn dịch hay khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó cho phép chúng tôi có thể tính toán được khả năng đáp ứng và tỉ lệ sống của bệnh nhân với độ chính xác cao” – TS Vittorio Cristini cho biết.
Được biết, mô hình toán học này đã được kiểm chứng trên 124 bệnh nhân ung thư, được điều trị bởi các liệu pháp miễn dịch phổ biến hiện nay và cho kết quả có độ tin cậy cao.
Mô hình này đang được chuẩn bị những bước cuối cùng để đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Trung tâm Ung bướu Houston Methodist và Trung tâm Ung bướu Anderson.
Tăng hiệu quả điều trị ung thư giai đoạn muộn bằng liệu pháp "kép"
Sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh nhân ung thư, ngay sau khi họ vừa hoàn thành hóa trị liệu sẽ làm chậm đáng kể tốc độ phát triển của khối u, ngay cả khi đã bước sang giai đoạn di căn.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ Mount Sinai (Mỹ), công bố trên tạp chí khoa học "Journal of Clinical Oncology", một phương pháp kết hợp giữa hóa trị liệu và liệu pháp miễn dịch sẽ giúp làm giảm sự tiến triển của khối u, ở các bệnh nhân ung thư bàng quang đã chuyển sang giai đoạn di căn.
Thử nghiệm này được tiến hành trên 108 bệnh nhân mắc ung thư bàng quang vừa hoàn tất liệu trình hóa trị. Theo đó, nhóm tác giả sẽ phân 108 bệnh nhân thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm 1: Tiếp tục điều trị với một loại thuốc miễn dịch mang tên pembrolizumab.
- Nhóm 2: Không được điều trị bằng thuốc miễn dịch.
Tiếp đó, nhóm tác giả sẽ theo dõi diễn tiến của bệnh trên cả 2 nhóm và tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu. Từ các kết quả thu thập được, các nhà khoa học kết luận rằng, thời gian trì hoãn sự phát triển của ung thư ở nhóm 1 được kéo dài thêm 60% so với nhóm 2.
"Thử nghiệm lâm sàng này kết hợp cùng một nghiên cứu gần đây của chúng tôi đã cho thấy rằng, phương pháp kết hợp hóa trị và liệu pháp miễn dịch có hiệu quả cao trong điều trị ung thư bàng quang đã di căn. Phương pháp này sẽ sớm được hoàn thiện và đưa vào áp dụng đại trà, để điều trị các bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn muộn này" - Thạc sĩ Matthew Galsky, đại diện nhóm tác giả, cho biết.
Minh Nhật
Bản đồ tế bào tuyến ức mở ra phương pháp điều trị ung thư hoàn toàn mới Mới đây, các nhà khoa học đã lần đầu tiên công bố bản đồ tế bào tuyến ức hoàn chỉnh của con người, từ đó mở ra cánh cửa về một liệu pháp miễn dịch chữa ung thư hoàn toàn mới. Bản đồ này là kết quả nghiên cứu của TS Jongeun Park đến từ Viện Wellcome Sanger (Vương quốc Anh) và cộng...