Xây dựng Thái Bình thành khu vực phòng thủ vững chắc
Ngày 12/9, Tỉnh ủy Thái Bình đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Hồng Diên kết luận hội nghị.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể tỉnh Thái Bình đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về hai nhiệm vụ chiến lược được nâng lên. Cơ chế nguyên tắc lãnh đạo, chỉ huy trong hoạt động khu vực phòng thủ được giữ vững. Tốc độ phát triển kinh tế khá so với các địa phương trong khu vực, đáp ứng nhu cầu hiện tại và khi chiến tranh xảy ra.
Các tiềm lực và thế trận quốc phòng, an ninh được tăng cường và củng cố. Niềm tin của nhân dân với Đảng với chế độ được nâng lên. Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được đồng thuận và phát huy. Ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng vững chắc và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương…
Tuy vậy, công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của một số cấp ủy, cơ quan, tổ chức thời gian đầu chưa sâu rộng và liên tục. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, chưa thấy hết ý nghĩa trước mắt cũng như tính chiến lược lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ, đặc biệt là yêu cầu cấp bách và tính chất gay go, quyết liệt của chiến lược “diễn biến hòa bình”…
Video đang HOT
Thời gian tới, Tỉnh ủy Thái Bình tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và cả hệ thống chính trị, tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tỉnh Thái Bình thành khu vực phòng thủ vững chắc…; làm tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, các ban, ngành, đoàn thể hoạt động có hiệu quả; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế.
Tỉnh tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nâng cao cảnh giác, nắm chắc tình hình, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch…
Quang cảnh hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Các cấp, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế đạt và vượt các mục tiêu đề ra, đồng thời quán triệt phương châm gắn phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự với củng cố quốc phòng, an ninh ngay từ quy hoạch, kế hoạch đến triển khai thực hiện các dự án, đề án kinh tế trên địa bàn; đồng thời quan tâm bố trí nguồn vốn cho các chương trình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết triệt để đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân…
Các cơ quan, ban, ngành, nhất là cơ quan quân sự, công an, biên phòng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong khu vực phòng thủ tỉnh.
Đồng thời, tỉnh xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng cũng phương án xử lý các tình huống có thể xảy ra; trong đó tập trung củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện cả về tư tưởng và tổ chức, quan tâm củng cố cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp theo phương châm việc ở đâu thì cấp ủy Đảng ở đó trực tiếp giải quyết.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức đoàn thể nâng cao hoạt động phối hợp, vận động quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tin, ảnh: Nguyễn Công Hải
Theo TTXVN
Đối thoại để hiểu dân hơn
Lãnh đạo UBND nhiều địa phương "ngại" đối thoại, "lười" đến tòa khi bị công dân kiện về quyết định hành chính và hành vi hành chính, có địa phương Chủ tịch và cấp phó được ủy quyền vắng mặt 100%.
Đó là một trong những nhận định rất được chú ý khi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đưa ra những kết quả ban đầu qua giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính.Nguyên nhân lý giải cho việc vắng mặt của người đại diện cơ quan hành chính có nhiều, nhưng như nhiều ý kiến nhận định, chính việc này đã làm mất cơ hội để hiểu dân, giải quyết ngọn ngành các khúc mắc.
ảnh minh họa
Những con số Ủy ban Tư pháp đưa ra cho thấy, tỷ lệ chính quyền "không đối thoại", "không dự tòa" tăng đều qua các năm, nhất là sau khi Luật Tố tụng hành chính 2015 chính thức có hiệu lực. Sự vắng mặt của bên bị khiếu kiện ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng xét xử các phiên tòa hành chính, nhưng cái bị ảnh hưởng đáng lo ngại hơn là niềm tin và tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân. Thống kê cho thấy, trong 3 năm, từ 2015 - 2017 cả nước có 11.180 quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu kiện. Trong đó có gần 1.200 quyết định hành chính, hành vi hành chính bị Tòa án hủy toàn bộ hoặc một phần; hơn 1.300 vụ được xét xử vắng mặt bên bị kiện; gần 1.880 vụ không tổ chức được các phiên tòa đối thoại do bên bị kiện vắng mặt.
Thực tế cho thấy, sự gia tăng của những vụ kiện hành chính trong thời gian qua chứng tỏ người dân đang ngày càng ý thức rõ ràng hơn về quyền được khởi kiện những quyết định, hành vi hành chính của chính quyền ra tòa nếu thấy thiệt hại đến lợi ích của mình. Chưa tính đến việc ai đúng, ai sai, nhưng việc chính quyền địa phương "từ chối" việc đối thoại, việc tham gia tố tụng sẽ khiến cho vụ việc càng khó được tháo gỡ những khúc mắc. Chính kết quả giám sát cũng đã chỉ rõ, tình trạng này đã làm kéo dài quá trình tố tụng, gây bức xúc cho người dân, còn làm mất cơ hội để chính quyền trao đổi, nắm bắt thông tin, ghi nhận nguyện vọng của công dân. Để từ đó kiểm tra lại quá trình ban hành quyết định hành chính cũng như việc thực hiện hành vi hành chính để có biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả vụ việc.
Dù quả thực, với số lượng không nhỏ các vụ việc hành chính được đưa ra tòa, lãnh đạo chính quyền địa phương khó có thể bố trí thời gian để dự cho đủ. Nhưng việc vắng mặt "tuyệt đối" là điều không nên. Bởi chỉ khi lãnh đạo cơ quan hành chính sẵn sàng đối thoại, lắng nghe và tìm hiểu cặn kẽ, mọi việc dù phức tạp, cũng dễ dàng nhận được sự chia sẻ, ủng hộ của người dân.
Hiện nay, các địa phương cũng đang tăng cường nhiều hình thức đối thoại với người dân, từ định kỳ đến đối thoại đột xuất, theo vụ việc. Và trong nhiều cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Nhân dân, thì việc đối thoại, tham dự các phiên tòa cũng là một hình thức không nên coi nhẹ hoặc bỏ qua. Thực tế cho thấy, giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân đã xử lý được nhiều vụ việc nảy sinh, phức tạp ngay tại địa phương chính bằng việc đối thoại thẳng thắn. Nơi nào tổ chức được nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với người dân, ở đó những bức xúc được giải quyết kịp thời. Qua đó, hạn chế tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, đồng thời xây dựng một chính quyền gần dân, nghe dân và hiểu được dân.
Theo kinhtedothi
Diễn biến mới vụ 'bàn thờ Bà mẹ VNAH ở ủy ban phường tại Cà Mau' Bước đầu, nhờ tiếng nói của cơ quan ngôn luận, đơn thư của ông đã được chuyển đến TAND Tối cao xem xét. Bàn thờ bà mẹ VNAH tại căn phòng ẩm thấp ở ủy ban phường - Ảnh: Thạch Mau Ngày 4.4.2018, Một Thế Giới có bài "Sau khi cưỡng chế nhà, bàn thờ Bà mẹ VNAH được đưa đến ủy ban...