Xây dựng pháp luật bảo vệ biên giới để Tổ quốc không bất ngờ, bị động
Trong những ngày nghị trường Quốc hội đang “ nóng” với những phiên thảo luận tập trung cho công tác xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Là người từng tham gia soạn thảo Pháp lệnh BĐBP và Luật biên giới quốc gia cách đây hơn 20 năm, hơn ai hết, Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, nguyên Tư lệnh BĐBP mong mỏi, Luật Biên phòng Việt Nam (Luật BPVN) sẽ được Quốc hội thông qua trong năm nay, bởi đó là tâm nguyện của lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã cống hiến không ngừng nghỉ cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới suốt 61 năm qua cũng như gần 9,5 triệu đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP cùng nhân dân địa phương tuần tra bảo bệ biên giới. Ảnh: CTV
Thành tựu qua hơn 30 năm đổi mới đã mang lại cho đất nước ta cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Song, những biến đối của thế giới và khu vực cùng sự tác động cạnh tranh địa chính trị của các nước lớn đã tạo nên các hình thái chiến tranh mới liên quan đến lực lượng BĐBP và công tác biên phòng như chiến tranh biên giới – biển đảo, chiến tranh xâm lược.
Từ tầm quan trọng này, năm 2018, Quân ủy Trung ương đã trình Bộ Chính trị thông qua 3 chiến lược là Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự và Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Ngoài ra, tông kêt 20 năm thưc hiên Phap lênh BĐBP tư Trung ương đên đia phương, tât ca cac tinh, thanh đêu co văn ban đê nghi sớm xây dựng, ban hành Luât BPVN.
Việc xây dựng Luât BPVN chính là để thể chế hóa được đầy đủ mục tiêu, quan điểm của Đảng theo tinh thần của Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, thể hiện toàn diện, đầy đủ nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng, chính sách Nhà nước về nhiệm vụ biên phòng. Luật BPVN là cơ sở để cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành vào cuộc thực hiện nhiệm vụ biên phòng, đảm bảo bảo vệ Tổ Quốc từ sớm, từ xa.
Video đang HOT
Cùng với thế trận Quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân thì cùng với sự ra đời của Luật BPVN, sẽ có thêm thế trận biên phòng toàn dân, tạo thành một hệ thống các thế trận để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tâm huyết, trách nhiệm và cầu thị trong suốt quá trình chỉ đạo, tham gia soạn thảo Luật BPVN, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP cho biết, Ban soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến tham gia của 19 bộ, ngành, UBND 44 tỉnh, thành phố biên giới để qua đó hoàn chỉnh thành một dự luật đáp ứng mong mỏi của nhân dân và yêu cầu xây dựng, bảo vệ biên giới. Đồng thời khảo sát, tọa đàm tại 17 tỉnh, thành phố biên giới và được Bộ Tư pháp thẩm định. Bao gồm 7 chương, 33 điều, Luật BPVN bảo đảm tính thống nhất, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, không trùng lặp về nội dung với các văn bản pháp luật hiện hành. Ông cũng bày tỏ: “Tôi cho rằng là phải vì quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của Tổ quốc là trên hết chứ không phải vì lợi ích nhóm hay một bộ phận nào đó”.
Với tên gọi “Luật BPVN” mặc dù còn có ý kiến chưa thực sự đồng thuận, song đa số đại biểu quốc hội và cử tri nhất trí bởi các nội dung và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật không trùng với Luật Biên giới quốc gia. Theo đó, Luật Biên giới quốc gia quy định trực tiếp đến các lĩnh vực về biên giới quốc gia, còn dự án Luật BPVN quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến biên phòng, với công tác biên phòng là một bộ phận của công tác quốc phòng, thực thi nhiệm vụ biên phòng phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân.
Là người gắn bó, am hiểu về biên giới và BĐBP, ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc của Quốc hội khẳng định: “Chức trách, nhiệm vụ của BĐBP không thể bỏ qua 3 nhiệm vụ lớn là xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Hiện nay, đời sống nhân dân biên giới còn khó khăn, dân cư sinh sống thưa thớt, đội ngũ cán bộ trình độ có nơi còn hạn chế. Lực lượng BĐBP ở những địa bàn này hướng dẫn bà con sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, chăm sóc y tế cho người dân, xóa xóm “trắng” đảng viên… Nên việc tham gia xây dựng biên giới quốc gia là phù hợp, giúp BĐBP phát huy được những kết quả đạt được trong những năm qua”.
Ông cũng đề nghị, cần khẳng định rõ quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với khu vực biên giới, bởi biên giới là bộ mặt quốc gia, thể hiện tiềm lực quốc gia. Nếu không chú trọng đầu tư cho biên giới, sẽ hạn chế vấn đề lưu thông hàng hóa qua lại biên giới, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, có chính sách thỏa đáng cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP, để xứng đáng với sự hi sinh, gian khổ, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.
Đối với những tranh luận về quyền hạn của BĐBP, thì ngay trong Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 08/8/1995 của Bộ Chính trị về xây dựng BĐBP trong tình hình hình mới xác định nhiệm vụ của BĐBP: “Kiểm soát việc xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và đường qua lại biên giới, ngăn chặn và xử lý các hành động vi phạm pháp luật về biên giới”. Các văn bản pháp luật hiện hành đều quy định BĐBP chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện và phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới để đảm bảo an ninh và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Tuy nhiên, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phương tiện tại khu vực kiểm tra hải quan do lực lượng Hải quan chủ trì thực hiện, BĐBP phối hợp. Trong đó, phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động Hải quan được quy định chi tiết từ Điều 3 đến Điều 9 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ.
Song, trong thực tiễn cho thấy, khu vực kiểm tra Hải quan, lực lượng Hải quan chỉ kiểm tra hàng hóa. Do đó, nếu BĐBP không kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì dễ bỏ lọt tội phạm, tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu; BĐBP kiểm tra phương tiện nhằm kịp thời phát hiện vũ khí, chất nổ, văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu phản động, ma túy… có thể được cất giấu trên phương tiện. Vì vậy, quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới và cửa khẩu của BĐBP đã được các nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định và không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động của Hải quan.
Mặc dù không góp ý cụ thể vào dự thảo Luật BPVN, nhưng Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thông qua phần phát biểu của mình đã gửi lời cảm ơn sâu sắc: “Dù đất nước ta đến hôm nay đã 61 ngày không có ca nhiễm mới ngoài cộng đồng nhưng ở các cửa ngõ, đường mòn, lối mở vẫn thấy anh em BĐBP vất vả canh gác. Vừa rồi có nước công bố không có người mắc dịch bệnh nhưng chúng ta vẫn phát hiện ra một ca nhiễm qua đường bộ từ bên kia biên giới về Việt Nam. Điều đó cho thấy lực lượng Y tế, BĐBP vẫn làm việc rất trách nhiệm, tích cực, canh gác bảo vệ từng đường mòn, lối mở, bịt từng kẽ hở”.
Lời động viên của bậc chân tu đã làm ấm lòng hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Biên phòng ngày đêm chịu đựng gian khổ, chốt chặn tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở để giữ cho hậu phương yên bình, trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn và thời tiết rất khắc nghiệt.
Phải khẳng định rằng, trong mọi giai đoạn cách mạng, những chiến sĩ mang quân hàm xanh luôn nêu cao tinh thần và phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” để nỗ lực khắc phục khó khăn, tự hoàn thiện “giỏi một việc, biết nhiều việc”, tham gia chủ động, xung kích trên mọi mặt trận; vận động quần chúng, phòng chống ma túy và tội phạm, bảo vệ an ninh – chính trị khu vực biên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh, đối ngoại biên giới, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn… giữ vững từng tấc đất thiêng liêng và đóng góp xứng đáng trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước.
Và một trong những “kim chỉ nam”, “bệ phóng” làm nên hàng nghìn chiến công của lực lượng BĐBP chính là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về bảo vệ biên giới, tạo hành lang pháp lý vững chắc như Luật Biên giới quốc gia và sắp tới là Luật BPVN. Sự quan tâm, tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã và sẽ mãi là động lực, niềm tin để những chiến sĩ quân hàm xanh thực hiện tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình, để Tổ quốc không bất ngờ, bị động.
Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 kiểm tra thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại Quân khu 2
Chiều 2-6, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 do Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia 515 làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) năm 2020 tại Quân khu 2.
Cùng tham gia đoàn có Thượng tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm TCCT và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Trần Ngọc Tuấn, Phó chính ủy, Trưởng ban Chỉ đạo 515 Quân khu 2 báo cáo: Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 515 Quân khu và các tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, hướng dẫn của các cấp về công tác tìm kiếm, quy tập HCLS; kịp thời củng cố kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo 515 các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời sát với tình hình thực tiễn; chỉ đạo tốt việc tìm kiếm, quy tập HCLS trong và ngoài nước; triển khai việc thực hiện lập bản đồ tìm kiếm, quy tập HCLS bảo đảm tiến độ; xác minh, kết luận thông tin chính xác tìm kiếm, quy tập và an táng liệt sĩ bảo đảm nghiêm túc, trọng thể, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương.
Quang cảnh buổi kiểm tra thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ năm 2020.
Từ năm 2019 đến nay, toàn Quân khu đã tìm kiếm, quy tập được 104 HCLS. Cụ thể: Ở địa bàn Quân khu 2 là 64 HCLS, bên nước bạn Lào là 40 HCLS (trong đó, có danh tính là 11 HCLS, chỉ có tên là 3 HCLS, chưa biết danh tính là 90 HCLS). Đặc biệt, các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với ngành lao động, thương binh và xã hội, gia đình thân nhân liệt sĩ thực hiện tốt công tác bàn giao hồ sơ, HCLS đã tìm kiếm, quy tập được (HCLS chưa xác định danh tính đều được lấy mẫu hài cốt phục vụ giám định ADN).
Thượng tướng Lê Chiêm phát biểu chỉ đạo buổi kiểm tra.
Các đại biểu tham dự đã trình bày nhiều tham luận giá trị báo cáo thực trạng tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ của các đơn vị, địa phương nói riêng và Quân khu 2 nói chung; đề xuất với Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 các kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao chất lượng thực hiện đề án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng Lê Chiêm ghi nhận, biểu dương kết quả đã đạt được của Ban Chỉ đạo 515 Quân khu 2, Ban Chỉ đạo 515 các tỉnh và các đơn vị, địa phương, đặc biệt là Đội tìm kiếm quy tập HCLS làm nhiệm vụ tại Lào và tại địa bàn tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực cố gắng đạt được kết quả tốt trong thực hiện tìm kiếm, quy tập HCLS...
Nỗ lực vượt khó, hướng đến mục tiêu hiện đại, chuyên nghiệp Cùng với sự ra đời, phát triển của hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng được thành lập và đi vào hoạt động thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Bộ Quốc phòng về quyền lợi BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đối với các đối tượng...