Xây dựng nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ có những điển hình cần nhân rộng
Đó là ý kiến nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó BCĐ các chương trình mục tiêu Quốc gia Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, sáng 17/8.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Đức Anh
Mở đầu bài phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới (NTM) ở vùng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ (ĐBSH và BTB) mang tính đặc trưng, đặc thù và đặc biệt. Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, các địa phương trong khu vực gặp không ít khó khăn, thách thức. Song “cái khó ló cái khôn”, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo vượt khó về đích NTM và trở thành điển hình nhân rộng ra cả nước.
“Chẳng hạn như Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất nước, đông dân nhất với 16.500 Km2, dân số 3,2 triệu người, trong đó có 80% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi. Do đó, việc xây dựng NTM ở Nghệ An có những đặc thù riêng, những sáng tạo, cách làm hết sức đặc biệt…” – Bộ trưởng dẫn chứng.
Nghệ An là địa phương có sáng kiến hay trong xây dựng NTM đó là tổ chức cuộc thi “Xã NTM đẹp và thôn, bản NTM đẹp”. Ảnh: Tư liệu
Nghệ An có cách làm sáng tạo trong việc phát hiện, tôn vinh các xã, thôn/bản tiêu biểu trong phong trào xây dựng NTM thông qua cuộc thi “Xã NTM đẹp và thôn/bản NTM đẹp” tạo động lực thúc đẩy phong trào ngày càng rộng khắp và đi vào chiều sâu, làm mẫu cho các địa phương khác học tập, nhân rộng.
Video đang HOT
Với đặc thù riêng, địa hình rộng, tỷ lệ các huyện, xã miền núi nhiều, dân số là đồng bào các dân tộc chiếm tỷ lệ cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, Thanh Hóa, Nghệ An đã lựa chọn xây dựng từng thôn, bản NTM với bộ tiêu chí phù hợp, từ đó xây dựng xã đạt chuẩn NTM đã tạo nên phong trào sôi nổi, rộng khắp, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã 667 thôn/bản; Thanh Hóa có 576 thôn, bản đạt chuẩn đạt chuẩn NTM, diện mạo các thôn bản đổi thay từng ngày, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó BCĐ các chương trình mục tiêu Quốc gia
Đặc biệt, xác định xây dựng NTM “chỉ có khởi đầu, không có kết thúc” nên các địa phương như: Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định… có chủ trương, các xã sau khi đã đạt chuẩn NTM được chỉ đạo xây dựng xã NTM kiểu mẫu với các tiêu chí nâng cao. Các xã đã tiếp tục giữ vững các tiêu chí hiện có, hoàn thiện nâng cao các tiêu chí còn yếu, đồng thời tiếp tục rà soát, khắc phục các khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, giải quyết thêm nhiều việc làm tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, địa phương phát triển, phấn đấu sớm đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.
Một số hoạt động xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. Ảnh: Tư liệu
Đó là mô hình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu NTM ở Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua mô hình kinh tế hộ; cải thiện môi trường; xây dựng làng quê thành những “nơi đáng sống” gắn với phát triển du lịch…
Hay như ở Hà Nội, là thủ đô nhưng lại có đến trên 386 xã nông thôn, do đó, việc xây dựng NTM đặt ra không ít thách thức. Để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Thành ủy Hà Nội đã cụ thể hóa bằng Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015′ và Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020″ mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới.
Mô hinh du lịch canh nông ở Nghệ An. Ảnh Tư liệu
Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là người dân, Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020 có từ 10 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, các xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, có từ 60 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh đó, để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, ở cơ sở đã có những cách làm hay, thiết thực, hiệu quả. Đó là việc đưa các nội dung tuyên truyền vận động vốn khô khan, cứng nhắc thành những vở kịch hát, những tiểu phẩm với những làn điệu dân ca quen thuộc, mượt mà dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Từ đó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của người dân, từ “phải” xây dựng NTM sang muốn tham gia, muốn thực hiện và tự giác xây dựng NTM.
“Chúng tôi rất vui, tự hào, cảm động vì sự chuyển biến trong nhận thức của người dân trong xây dựng NTM. Kết quả này của khu vực đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ thấm đẫm công sức của cả hệ thống chính trị. Thông qua hội nghị tổng kết lần này, qua các tham luận của các cấp, ngành, các địa phương trình bày tại hội nghị sẽ đóng góp những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo vào việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cho giai đoạn tiếp theo 2021-2015″- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo Danviet
Sẽ cho nổ mìn nếu có sự cố xấu tại đập thủy điện Đắk Kar
Sự cố kẹt van xả nước tại đập Đắk Kar vẫn chưa được xử lý. Cơ quan chức năng đang tính đến phương án cho nổ mìn để xả lũ tránh nguy cơ vỡ đập.
Trưa 9/8, ông Lê Viết Thuận - Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, cơ quan chức năng đã chuẩn bị phương án cho nổ mìn để điều tiết nước nhằm đề phòng sự cố vỡ đập thủy điện Đắk Kar.
Ống dẫn nước về nhà máy thủy điện Đắk Kar bị vỡ khiến tình trạng sạt lở tại chân đập Đắk Kar càng nghiêm trọng.
Theo ông Thuận, hiện, đập vẫn an toàn, tuy nhiên nếu tình huống xấu, sẽ cho nổ mìn ở phía vai trái hồ (sát vách núi đá) để thoát nước. "Việc này không làm ảnh hưởng đến thân đập, mà vẫn có thể điều tiết nước được", ông Thuận cho biết.
Cũng theo ông Thuận, trước sự cố kẹt van xả nước tại đập thủy điện Đắk Kar, đơn vị quản lý đập đã cho thoát nước qua ống dẫn nước về nhà máy. Tuy nhiên, bờ dập sạt trượt đã làm cho ống nước này gãy ở khu vực sát chân đập gây sạt lở mạnh.
Như Dân Việt đã thông tin, chiều 8/8, trước sự cố kẹt van xả nước trên đập thủy điện Đắk Ka, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có công điện khẩn về việc ứng phó sự cố hồ thủy điện này. Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, công trình hồ thủy điện Đắk Kar đang thi công có dung tích 13 triệu m3.
Sự mất an toàn của hồ thủy điện Đắk Kar đe dọa nghiêm trọng an toàn khu vực dân cư vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, đặc biệt, trong điều kiện khu vực được dự báo còn tiếp tục xảy ra mưa lớn (80 - 100mm/24h, có nơi trên 100mm).
Trước tình hình này, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh vùng hạ du hồ thủy điện Đắk Kar khẩn trương thông tin về sự cố đập đến các cấp chính quyền và người dân. Tổ chức di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng.
Đồng thời, chỉ đạo chủ đập và các cơ quan chức năng bằng mọi biện pháp hạ thấp mực nước để tránh xảy ra tình huống vỡ đập đột ngột; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai ứng cứu khi có tình huống xảy ra; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, lên các phương án xử lý kịp thời các sự cố, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai để chủ động ứng phó.
Đến sáng nay (9/8), lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước đã tổ chức di dời khoảng 5.000 người dân tại 3 xã Đồng Nai, Phước Sơn và Phú Sơn (đều thuộc huyện Bù Đăng) đến nơi an toàn. Các hộ dân có nguy cơ mất an toàn tại xã Hưng Bình, huyện Đắk R'Lấp (Đắk Nông) cũng đã được chính quyền vận động di dời.
Lãnh đạo huyện Đắk R'Lấp cho hay, hiện, mực nước tại hồ thủy điện Đắk Kar đã giảm khoảng 2,5m so với hôm trước và chỉ còn cách van xả chừng 0,7m. Ông Lê Mai Toản - Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'Lấp cho biết, nếu van xả lồi lên, sẽ cho hàn lại tai van để kéo van lên, xả nước ra. Khi nước được xả, hồ thủy điện Đắk Kar không còn nguy hiểm nữa.
Theo Danviet
Lâm sản, thủy sản là "cứu cánh" cho tăng trưởng nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2019, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả khả quan. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường (ảnh), sẽ tập trung cho 2 ngành đang có dư địa phát triển tốt là lâm...