Xây dựng nông thôn mới vì ai?
Lãnh đạo TP.HCM xác định, xây dựng nông thôn mới (NTM) là để người dân được thụ hưởng các điều kiện sống tốt hơn. Thế nhưng, liệu những tiêu chí NTM cao hơn mặt bằng chung cả nước của TP.HCM có đạt được?
UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24.11.2016 về “Bộ tiêu chí về NTM theo đặc thù vùng nông thôn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020″.
Nhiều tiêu chí cao hơn mặt bằng chung
Cụ thể, các tiêu chí NTM tại TP.HCM giai đoạn 2016-2020 được xây dựng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Ví dụ như, về thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 phải đạt mức 63 triệu đồng/người, cao hơn so với chỉ tiêu chung cả nước là 45 triệu đồng, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo phải đạt 80%, so với chỉ tiêu chung là 40%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm phải đạt 95% so với chỉ tiêu chung là 85%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch gia phải đạt 100% (chỉ tiêu chung là 65%)… Nhiều tiêu chí khác cũng phải từ đạt hoặc cao hơn so với chỉ tiêu chung của cả nước.
Mô hình trồng dưa lưới mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, nâng cao thu nhập cho người dân ở huyện Củ Chi, TP.HCM. ảnh: Hồ Văn
Theo ông Tất Thành Cang – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, các cơ sở về pháp lý đã đầy đủ để thực hiện và đạt hiệu quả trong xây dựng NTM. “TP.HCM là đầu mối giao thương lớn cả trong và ngoài nước, điều kiện và yếu tố ứng dụng khoa học trong nông nghiệp là rất lớn… Đây là đặc điểm thuận lợi của TP.HCM so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, xây dựng NTM phải dân chủ, không chạy theo hình thức”-ông Cang chỉ đạo.
Tính theo chuẩn NTM cả nước, cuối năm 2016 TP.HCM đã có 54/56 xã về đích, 3/5 huyện được công nhận là huyện NTM. Còn theo bộ tiêu chí nâng cao, tính đến tháng 7.2017, bình quân các xã đã đạt 8/19 tiêu chí, trong đó có 5 xã đạt 11 tiêu chí, 1 xã chỉ mới đạt 2 tiêu chí.
Video đang HOT
Xây dựng NTM là quá trình phấn đấu liên tục
“Hội Nông dân, Sở NNPTNT làm đầu tàu trong việc giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp này như thế nào? Giúp nông dân ứng dụng khoa học mới thế nào? Ví dụ như tôi thấy ở Củ Chi hiện nay nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh nhờ áp dụng khoa học tốt, từ đó nông dân đạt thu nhập khá” – Chủ tịch UBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong.
Theo ông Thái Quốc Dân – Phó Chánh văn phòng điều phối xây dựng NTM TP.HCM, việc nâng cao tiêu chí NTM ở TP.HCM là hoàn toàn khả thi, dù cần sự hỗ trợ, phấn đấu của toàn hệ thống chính trị.
“Xây dựng NTM không phải để đạt được danh hiệu xong rồi thôi mà đây là quá trình phấn đấu liên tục. Để đạt mục tiêu nay, cả thành phố phải chung sức xây dựng NTM, theo hướng phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững dựa trên tính chất đặc thù của thành phố.
Ông Dân cũng cho rằng, chương trình xây dựng NTM phải hướng tới tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đồng thời cải thiện điều kiện sống tới từng hộ gia đình. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng tổ hợp tác, HTX tại các xã xây dựng NTM. Hiện tại, TP.HCM cùng với các huyện, hỗ trợ xây dựng thí điểm 7 mô hình HTX tiên tiến, hiện đại tại 5 huyện NTM, từ đó nhân rộng trên địa bàn thành phố từ cuối năm 2017. /.
Theo Danviet
Xây dựng nông thôn mới là mệnh lệnh trái tim
"Xây dựng nông thôn mới cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, đó là mệnh lệnh trái tim" - ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016, ngày 2.3.
Nhiều tiêu chí chưa hoàn thành
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: "Thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, năm 2016, GRDP của ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 8.588 tỷ đồng, tăng 5,81% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1ha đất canh tác năm 2016 đạt 410 triệu đồng/ha".
Lễ ký kết hỗ trợ, phối hợp chung sức xây dựng nông thôn mới. Ảnh: N.V
"Quyết liệt XDNTM không có nghĩa là chạy theo thành tích. Bí thư huyện phải chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính vì chỉ người đứng đầu mới huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là với các tiêu chí khó như phát triển kinh tế tập thể. Trước ngày 30.4, Bí thư 5 huyện phải báo cáo trước Thành ủy về những nhiệm vụ này". Ông Tất Thành Cang
Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn tại 56 xã xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tính chung đạt 41,477 triệu/người/năm. Hơn 7.200 hộ đã vượt chuẩn nghèo thành phố, kéo giảm 1,81% tỷ lệ hộ nghèo.
Thế nhưng, đánh giá theo bộ tiêu chí nâng chất NTM, kết thúc giai đoạn 2010 - 2015, huyện Bình Chánh vẫn chưa về đích khi còn 2 xã chưa đạt chuẩn. Một trong những vấn đề nổi cộm mà không chỉ riêng ở địa phương này là vấn đề ô nhiễm môi trường, chồng chéo phân cấp quản lý giao thông hay năng lực trong thực hiện các thiết chế văn hóa, giáo dục.
Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi nhưng việc thực hiện việc XDNTM ở nhiều địa phương vẫn còn rất chậm. "Sau giai đoạn 2015 - 2016, nhiều lúc chúng ta buông lơi khi đã có 54/56 xã đạt chuẩn NTM. Chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện liên tục và quyết liệt hơn nữa trong năm 2017. Trong đó chú trọng các nội dung cụ thể cũng như gắn liền trách nhiệm từng xã, huyện vào chủ trương của thành phố".
Triển khai quyết liệt và mạnh mẽ hơn
Theo đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí theo đặc thù vùng nông thôn TP.HCM, đến nay, Ban chỉ đạo chương trình XDNTM các huyện và UBND các xã đã hoàn thành khảo sát, xây dựng, lấy ý kiến nhân dân. Nội dung cụ thể, dự kiến sẽ trình Ban chỉ đạo thành phố vào tháng 3.2017 để tiến hành thẩm định.
Trước đó, các sở liên ngành tiến hành kiểm tra tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó nhiều tiêu chí được chỉ đạo không sử dụng vốn ngân sách mà huy động nguồn lực, vận động cộng đồng doanh nghiệp tham gia theo phong trào "Cả thành phố chung sức XDNTM".
Ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM đánh giá năm 2016 thành phố đã đạt 12/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra. Mục tiêu 100% cư dân thành phố sử dụng nước sạch đã về đích. "Nhưng vấn đề khó nhất vẫn là tổ chức sản xuất ở nông thôn khi năng suất nhiều ngành nghề còn quá thấp như làm muối ở Cần Giờ hay trồng lúa 1 vụ ở các huyện Bình Chánh, Củ Chi" - ông Cang nhận định.
Thứ đến là thực hiện triển khai mô hình HTX tiên tiến, hiện đại vì thành phố có nhiều mô hình kinh tế tập thể sản xuất, kinh doanh tốt nhưng con số này còn quá ít. Việc thay đổi tập quán canh tác, phát triển hạ tầng nông thôn còn nhiều việc phải làm...
Trên cơ sở xác định sản phẩm chủ lực, phát triển chuỗi cung ứng, lãnh đạo sở ngành, địa phương phải chủ động và và cùng bàn với nông dân để tiến tới sản xuất theo nông nghiệp đô thị, úng dụng công nghệ cao. "Chúng ta đã nói rất nhiều về mục tiêu rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nông dân, nông thôn nhưng những thành quả năm 2016 không thể khỏa lấp hết các tồn tại cần khắc phục. XDNTM cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, đó là mệnh lệnh trái tim" - ông Cang nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, chương trình hỗ trợ, phối hợp chung sức với 5 huyện ngoại thành XDNTM gắn liền giảm nghèo bền vững giữa đã được ký kết. Trong đó, 5 huyện đạt chuẩn NTM sẽ nhận sự hỗ trợ từ các tổng công ty, các cấp ủy Đảng của thành phố và 19 quận còn lại.
Theo Danviet
Kiên Giang xây dựng 81 cánh đồng lớn Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, hiện các địa phương trong tỉnh đã xây dựng và duy trì được 81 cánh đồng lớn (CĐL), với tổng diện tích 17.448 ha, tập trung ở các huyện trọng điểm về sản xuất lúa là Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất... Xây dựng CĐL tạo thuận lợi áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất...