Xây dựng nông thôn mới: Mặt trận vào cuộc cùng nhân dân
Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới (NTM) phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, để nông thôn trở thành nơi đáng sống hiện đang được hệ thống MTTQ huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) triển khai bài bản.
Người dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) làm đường giao thông nông thôn.
Lựa chọn cách làm phù hợp
Nhiều năm trước khi nói đến xã Vũ Muộn là nhiều người lại hình dung đến một xã vùng cao cực kỳ khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo luôn vượt ngưỡng 40%. Những ngôi nhà với tranh tre lán nứa luôn hiện hữu. Các hủ tục lạc hậu vẫn còn khá phổ biến.
Tuy nhiên, những năm gần đây, khi xã bắt tay xây dựng NTM, người dân đã có ý thức hơn trong việc làm giàu, thay đổi cách làm ăn. Bên cạnh đó, bà con nhân dân còn tích cực tham gia hiến đất đóng góp ngày công lao động như làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng…
Video đang HOT
Trong 5 năm qua, mặc dù cuộc sống của bà con nhân dân xã Vũ Muộn còn nhiều khó khăn nhưng đã có 72 hộ dân hiến 12.900 m2 đất làm nhà văn hóa thôn, đường liên thôn và đường nội đồng; đóng góp ngày công xây dựng được 6 km đường bê tông liên thôn, 3,7 km kênh mương nội đồng.
Ngoài ra, cán bộ và nhân dân trong xã còn đóng góp tiền mặt và ngày công xây dựng 10 cổng chào thôn trị giá 22 triệu đồng; xây dựng một nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ trị giá 360 triệu đồng. Hiện nay, mặc dù chưa về đích NTM nhưng diện mạo xã Vũ Muộn đã có nhiều đổi thay, 100% các thôn có đường giao thông thuận lợi cho nhân dân đi lại và phát triển kinh tế; các thôn có cổng làng khang trang.
Không chỉ xã Vũ Muộn mà ngày nay đời sống của bà con nhân dân xã Quang Thuận cũng có nhiều đổi thay nhờ xây dựng NTM thành công. Năm 2017, Quang Thuận chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 4,85%; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 36 triệu đồng/năm… Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị trong huyện và nhân dân các dân tộc của xã Quang Thuận.
Để đạt xã NTM, bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội… Từ khi bắt tay xây dựng NTM đến nay, bà con nhân dân trên địa bàn xã đã đóng góp tiền mặt được hơn 2,5 tỷ đồng và hơn 8.000 ngày công lao động để xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội.
Được lựa chọn là xã điểm xây dựng NTM nâng cao của tỉnh, nhân dân xã Quang Thuận đã thực hiện đạt 10/17 tiêu chí và hiện nay đang tích cực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Mặt trận vào cuộc cùng nhân dân
Quá trình xây dựng NTM tại địa phương, hệ thống MTTQ các cấp trên địa bàn huyện Bạch Thông đã thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu được quyền lợi, trách nhiệm trong xây dựng NTM. Để đạt được kết quả cao nhất, MTTQ huyện cùng với các cấp chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa thành những chương trình hành động thiết thực để thực hiện.
Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bạch Thông cho biết, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” được MTTQ các cấp trong huyện triển khai một cách hiệu quả và thiết thực; huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn, khơi dậy và phát huy nguồn lực trong nhân dân để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM. Trong 5 năm qua, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, hội viên về chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp; xây dựng các mô hình kinh tế, giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân.
Điểm nổi bật trong quá trình thực hiện xây dựng NTM của MTTQ các cấp trong huyện là phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh; chủ trì phối hợp tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân tại các xã đạt chuẩn NTM và phối hợp giám sát việc xây dựng NTM. Thông qua các cuộc vận động, nhân dân đã đóng góp gần 2 tỷ đồng, 13.628 ngày công và hiến 7.765 m2 đất để làm nhà văn hóa thôn và đường dân sinh….
Thông qua việc tuyên truyền, vận động, triển khai các nội dung CVĐ, bà con nhân dân huyện Bạch Thông đã từng bước nâng cao nhận thức, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích cực trong việc xây dựng và làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện.
“Phát huy kết quả đạt được trong 2021, MTTQ và các tổ chức thành viên huyện Bạch Thông sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền các cấp của huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra” – ông Lê Hồng Sơn chia sẻ.
Phú Yên: Công nhận xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Chiều 3/12, UBND huyện Phú Hòa (Phú Yên) tổ chức lễ công bố xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Được biết, đây là xã thứ 3 của huyện Phú Hòa, sau xã Hòa Quang Bắc và xã Hòa Quang Nam đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Trao Bằng công nhận xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Hòa Thắng, qua 5 năm triển khai, kể từ khi hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Hòa Thắng đã thực hiện đạt chuẩn 15/15 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Tổng kinh phí thực hiện cho chương trình trên 285 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh trên 8,8 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 42,4 tỷ đồng, ngân sách xã và nhân dân đóng góp trên 111,3 tỷ đồng.
Đến nay, 100% đường xã, thôn, liên thôn và đường ngõ xóm trong xã Hòa Thắng được trải nhựa, cứng hóa hoàn toàn với chiều dài 9,2 km; các tuyến đường đều có đèn điện chiếu sáng. Năm thôn của xã được đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, bảo đảm hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Về tiêu chí y tế, 5 năm liền xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; gần 95% người dân trong xã tham gia bảo hiểm y tế. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của xã Hòa Thắng đạt gần 46 triệu đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,39%.
Trong giai đoạn 2020-2025, cán bộ và nhân dân xã Hòa Thắng quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao đã đạt được; xây dựng hoàn thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Mỹ Thành, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, tạo bộ mặt nông thôn xã Hòa Thắng thật sự đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Phú Yên trao Bằng công nhận xã Hòa Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đồng thời trao 200 triệu đồng để triển khai công trình phúc lợi của xã.
Đảng bộ xã Hiền Kiệt đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Ngay sau khi tổ chức đại hội thành công tốt đẹp, Đảng ủy xã Hiền Kiệt (Quan Hóa) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể xã nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, tuyến đường giao thông...