Xây dựng nông nghiệp thành một trụ cột tăng trưởng
Tập trung nguồn lực, ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào nông nghiệp với những mục tiêu cao hơn, hướng mạnh vào khu vực khó khăn, địa bàn có nguy cơ thiên tai, để khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn Thanh Hóa phát triển toàn diện, rộng khắp, nhanh và mạnh hơn, là một trong những mục tiêu được đề ra trong Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Chương trình hành động đặt ra các nhiệm vụ rất quan trọng cho 5 năm tới và xa hơn, đến năm 2045, đó là xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″.
Cùng với đó là tập trung phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thọ Xuân quy mô diện tích 200 ha; xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng bản đồ nông hóa – thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đối cơ cấu cây trồng; Đề án phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án sắp xếp, ổn định dân cư ở các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và những hộ dân sống rải rác, di cư tự do trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 15 xã biên giới và xã Mường Lý, huyện Mường Lát.
Video đang HOT
Với những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra khá cụ thể và dài hơi, cho thấy quyết tâm của Thanh Hóa trong việc tiếp tục đầu tư mạnh, phát triển nhanh hơn khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn của tỉnh, đưa nông nghiệp trở thành một trong những “trụ đỡ” quan trọng của nền kinh tế.
Trước đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng đã xác định các giải pháp chủ yếu trong 5 năm tới, trong đó tập trung xây dựng và phát triển “5 trụ cột tăng trưởng” và nông nghiệp được xác định là một trong số đó với những giải pháp quan trọng được đề ra là: Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đổi mới mạnh mẽ phương thức sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực…
Chương trình hành động cho thấy một hướng đi rất rõ ràng của tỉnh, không chỉ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, mà còn nhằm từng bước cụ thể hóa quyết tâm của tỉnh như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Yêu cầu này thêm lần nữa đặt các địa phương, cơ quan chức năng vào từng vị trí, vai trò cụ thể với tâm thế phải xác định rõ hơn trách nhiệm của mình để tập trung tham mưu chất lượng, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, đưa khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn Thanh Hóa đi vào chiều sâu, vươn lên tầm cao hơn.
Châu Đức phải tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư để phát triển
Cho rằng Châu Đức là địa phương có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nhưng mức sống người dân còn chưa tương xứng, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện (3/3), Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh yêu cầu, Châu Đức phải tận dụng tối đa nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn tỉnh giao để đầu tư phát triển, với quyết tâm cao hơn.
Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Bí thư Tỉnh ủy cho biết, năm 2021, tỉnh giao vốn đầu tư cho Châu Đức lên tới 1.800 tỷ đồng. "Có nhiều tỉnh cũng chỉ được giao từng đó vốn thôi. Khi được giao một nhiệm vụ lớn như vậy thì quyết tâm phải tương xứng. Phải nhìn lên, chứ đứng nhìn xuống. Không thể làm chung chung, làm đều đều", Bí thư Tỉnh ủy nói thẳng.
Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, Châu Đức phải hết sức để ý đến tình trạng phát triển các dự án. Không được để xảy ra tình trạng đầu cơ đất đai, gây khó khăn cho người dân. Giải quyết mọi việc phải trên tinh thần hướng đến người dân. "Chúng ta tạo điều kiện cho DN, nhưng kiên quyết không để xảy ra tình trạng đầu cơ đất. Không tạo kẽ hở cho nhà đầu tư ngâm đất, trong khi người dân khó khăn". Bí thư Tỉnh ủy đề cập đến tỷ lệ thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn mới chỉ đạt 36%, cho thấy hiệu quả giao đất chưa như mong muốn.
"Chúng ta có dư năng lượng, dư quyết tâm để chăm lo tốt hơn cho đời sống người dân hay không?", Bí thư Tỉnh ủy đặt vấn đề, "Chăm lo đời sống người dân thì không thể lớt phớt được. Quyết tâm là quan trọng nhất. Chúng ta nói đủ thôi vì chỉ có làm thì dân mới tin", Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Trong buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy luôn đòi hỏi hướng đến cái mới. "Tôi thấy hôm nay làm việc, chúng ta chưa có đề xuất gì mới", từ đó, Bí thư Tỉnh ủy gợi mở, Châu Đức phải tăng cường đầu tư hạ tầng kết nối, đặc biệt là với Đồng Nai, để nhà đầu tư nhìn thấy, đầu tư vào Châu Đức không chỉ là tiềm năng, mà là cơ hội. "Chúng ta sẵn sàng bỏ vốn đầu tư 1 đồng mà thu hút được 5 đồng. Đó là thành công. Cứ mạnh dạn đầu tư mở đường. Giao thông đi trước thì phát triển theo sau. Và cũng có như vậy thì mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế được. Củng cố thế mạnh nông nghiệp là cần thiết, nhưng làm giàu thì phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Phải có máu lửa, phải có quyết tâm thì mới phát triển lên được", Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Theo báo cáo của huyện Châu Đức, 2 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 521 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 640 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động thương mại-dịch vụ đạt hơn 1.200 tỷ đồng, đạt gần 17% so với kế hoạch, tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 10,6% so với cùng kỳ...
Trong thời gian còn lại của năm 2021, Châu Đức tiếp tục tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đầu tư các tuyến ống nước sạch, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch. Di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Tiếp tục theo dõi, kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng và tình hình hoạt động của 2 KCN và 1 CCN trên địa bàn huyện. Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện kiến nghị, tỉnh xem xét yêu cầu Nhà máy chế biến cao su Xà Bang và Nhà máy chế biến cao su Phát Hưng chấm dứt hoạt động và di dời đến vị trí phù hợp.
Doanh nhân Trương Sỹ Bá: 'Mục tiêu của chúng tôi là 10% thị trường gạo nội địa' "Nếu đam mê không đủ lớn, bạn sẽ không theo đuổi được mảng lúa gạo", ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long chia sẻ. Nhiều năm qua, ông đã đầu tư xây dựng thương hiệu gạo chất lượng, an toàn phục vụ thị trường nội địa và tham vọng vươn ra thị trường nước ngoài. Ông Trương Sỹ Bá,...