Xây dựng nhánh metro ngầm kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất
Tuyến nhánh metro sân bay Tân Sơn Nhất dài khoảng 2km sẽ kéo dài từ ga Cộng Hòa của tuyến metro số 5 đến sân bay Tân Sơn Nhất. Tuyến nhánh này được thiết kế ngầm và vận hành tự động.
Tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất sẽ kết nối với tuyến metro số 5 – giai đoạn 1 tại ga Cộng Hòa (ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM)
UBND TP vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ đăng ký đề xuất hỗ trợ kỹ thuật từ Chính phủ Hàn Quốc cho nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi tuyến metro số 5 và các dự án liên quan.
Theo đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc hỗ trợ không hoàn lại cho dự án nghiên cứu tiền khả thi tuyến nhánh Tân Sơn Nhất. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở giúp xác định các thông số về địa chất, địa hình, thủy văn, khảo sát chung… dọc tuyến làm tiền đề cho nghiên cứu khả thi của dự án.
Theo dự kiến, tuyến nhánh này dài khoảng 2km từ ga Lăng Cha Cả (nay là ga Cộng Hòa) của tuyến metro số 5 – giai đoạn 1 đến sân bay Tân Sơn Nhất. Nhánh này gồm 2 nhà ga, được thiết kế ngầm và vận hành tự động.
Video đang HOT
Tuyến metro số 5 có tổng chiều dài 24km, bắt đầu từ cầu Sài Gòn và kết thúc tại bến xe Cần Giuộc mới, Depot tại huyện Bình Chánh. Với việc xây dựng tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế này sẽ được kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng hiện đại nhất sắp thành hình tại TPHCM.
Ngoài ra, UBND TP cũng đăng ký đề xuất hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi cho tuyến metro số 5 – giai đoạn 2 do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc – KOIKA – tài trợ. Giai đoạn 2 của tuyến metro số 5 sẽ xây dựng đoạn từ Ngã tư Bảy Hiền đến bến xe Cần Giuộc mới, thời gian thực hiện dự kiến vào năm 2016.
Quốc Anh
Theo Dantri
Lắp dầm trên cao đầu tiên metro Bến Thành - Suối Tiên, dự kiến hoàn thành sớm 2 năm
Sáng 4.6, tuyến đường sắt Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã làm lễ lắp đặt dầm cầu đầu tiên tại phường Thảo Điền (Q.2, TP.HCM).
Nhẫn nút lắp đặt dầm cầu đầu tiên cho tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên
Với công nghệ lắp ghép các công đoạn, dùng phương pháp đúc đốt dầm sẽ giảm bớt tác động môi trường và có thể rút ngắn thời gian thi công khoảng 2 năm cho tuyến meto số 1.
Lúc 9 giờ 30, dầm cầu đầu tiên được lắp đặt dưới sự chứng kiến của các bên đại diện gồm: Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân; Bộ GTVT và Đại diện văn phòng JICA tại Việt Nam.
Toàn tuyến Metro số 1 có 4.536 đốt dầm. Mỗi đốt dầm nặng 42 tấn, được đúc tại bãi đúc và chuyển ra công trường bằng xe chuyên dụng. 13 đốt dầm sẽ được treo lên hệ đà giáo di động và ghép thành một nhịp cầu hoàn chỉnh.
Đốt dầm cầu được dần dần kéo lên,
Dầm cầu đầu tiên sắp được lắp ghép hoàn thiện - Ảnh: Hoài Nhơn
Theo ông Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội cầu đường - Cảng TP.HCM: "Việc đúc được đốt dầm đầu tiên tuyến Metro hôm nay mang một ý nghĩa đặt biệt. Dự án sẽ đẩy mạnh tiến độ thi công đoạn trên cao từ Cảng Ba Son - Long Bình. Như vậy, theo tiến độ Thủ Tướng và UBND TP quy định đưa vào khai thác năm 2020. Bằng công nghệ mới này có thể đầu năm 2018 có thể đưa vào khai thác đoạn Metro trên cao".
Hoài Nhơn
Theo Thanhnien
TPHCM yêu cầu xử lý triệt để "sống trâu" trên đại lộ nghìn tỉ Trước tình trạng sụt lún nghiêm trọng dẫn đến các vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra trên đại lộ Mai Chí Thọ, UBND TPHCM yêu cầu chủ đầu tư phải xử lý triệt để tình trạng trên ngay trong quý III/2015. Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có công điện yêu cầu xử lý ngay tình trạng này. UBND TP...