Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận ‘Gạo An Giang’ thành sản phẩm chủ lực
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 507/KH-UBND “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030″, với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Năm 2020, Lộc Trời được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn để xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Châu Âu theo hiệp định EVFTA. Ảnh tư liệu: Phạm Hậu/TTXVN
Thời gian qua, gạo An Giang tham gia các kỳ thi triển lãm gạo ngon nhất thế giới, kết quả đạt được nhiều thành tích. Như giống gạo Lộc Trời 1 của Tập đoàn Lộc Trời – An Giang đạt Top 3 gạo ngon nhất thế giới vào năm 2015; năm 2018, giống gạo Lộc Trời 28 (hay còn gọi là gạo Thiên Vương) đoạt giải nhất tại Hội nghị thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 tại Trung Quốc khi vượt qua gạo Hom Mali nổi tiếng của Thái Lan…
Tuy nhiên, sự thành công của gạo An Giang chỉ dừng lại ở nội dung đơn lẻ của cuộc thi, của từng doanh nghiệp tham gia, vấn đề quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, quảng bá thương hiệu gạo An Giang còn hạn chế, dẫn đến phân tán nhiều nguồn lực trong vấn đề xúc tiến thương mại và chiến lược thị trường tiêu thụ gạo.
Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, ngành hàng lúa gạo An Giang trong các năm qua đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Sản lượng gạo chế biến của tỉnh đạt gần 2 triệu tấn/năm, xuất khẩu khoảng 500.000 tấn/năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng chưa đồng bộ, sản lượng gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có thương hiệu còn rất ít.
Để xây dựng, phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang, từng bước đưa gạo An Giang trở thành nhãn hiệu gạo nổi tiếng trong và ngoài nước, tỉnh xác định gạo An Giang là gạo thơm, màu sắc hạt trắng, gạo hạt dài là sản phẩm chiến lược cho phân khúc thị trường trong và ngoài nước.
Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” sẽ vận hành với các tiêu chí chất lượng không ngừng được cải tiến thông qua kiểm định, chứng nhận…, đi kèm với những điều kiện quản lý thích hợp và sử dụng địa danh An Giang, một địa danh có mức độ ảnh hưởng lớn hơn đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thành dấu hiệu để người tiêu dùng trên thị trường nhận biết nguồn gốc là sản phẩm chủ lực của tỉnh trên cơ sở áp dụng những quy trình, quy chuẩn theo hướng an toàn; sản phẩm chế biến phát sinh từ các sản phẩm chủ lực.
Theo đó, sản phẩm gạo An Giang được người tiêu dùng nhận diện và yêu thích với tỷ lệ cao; các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” sẽ được xúc tiến đưa vào các siêu thị lớn như: Coopmart, Mega, Big C, Lotte…
Video đang HOT
Tỉnh tập trung nâng cao danh tiếng, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho sản phẩm gạo An Giang, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, sau khi nhãn hiệu “Gạo An Giang” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký (loại nhãn hiệu chứng nhận), tỉnh An Giang sẽ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cho khoảng 10 tổ chức, cá nhân có sản phẩm gạo tỉnh An Giang.
Đến năm 2030, An Giang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” cũng như các sản phẩm được sản xuất từ sản phẩm gạo An Giang đối với thị trường trong nước và quốc tế.
Để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết thời gian tới, tỉnh An Giang đẩy mạnh quảng bá, nâng cao giá trị cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; trong đó, tỉnh tập trung nghiên cứu thị trường hỗ trợ phát triển hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; tổ chức công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”. An Giang đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” thông qua việc tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong tỉnh và địa phương trong nước.
Theo ông Thư, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương trên địa bàn tỉnh chọn lựa các sản phẩm gạo ứng dụng công nghệ cao của địa phương để tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang”; theo dõi, giám sát và phối hợp kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” đã được cấp quyền sử dụng tại các địa phương theo đúng quy định.
Để tạo mạng lưới sản xuất giống từ nguyên chủng đến giống xác nhận gắn với doanh nghiệp sản xuất, UBND tỉnh An Giang có Quyết định số 1994 ban hành Chương trình giống lúa phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang”. Chương trình nhằm phát triển thương mại hóa sản phẩm gạo dựa trên các giống lúa chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng, canh tác của địa phương đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước như: Jasmine 85, Lộc Trời 28, AG1, Đài Thơm 8, OM 5451, Nàng Hoa 9, OM 18…
Trong giai đoạn đầu, An Giang tập trung nghiên cứu lựa chọn và phát triển 4 giống lúa phục vụ Đề án như: Jasmine 85, Lộc Trời 28, OM 18, OM 5451. Đồng thời chọn tạo, tuyển chọn, mua quyền sở hữu các giống có triển vọng cao để bổ sung từ 1-2 giống mới vào bộ giống lúa của tỉnh.
Giảm diện tích lúa Thu Đông 2022 vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Cục Trồng trọt cho biết, vụ Thu Đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha lúa, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ.
Cánh đồng mẫu lớn ở An Giang. Ảnh minh họa: Trọng Đạt/TTXVN
Tại Hội nghị "Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2022 tại Nam Bộ" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức ngày 8/7, Cục Trồng trọt cho biết, vụ Thu Đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha lúa, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ; năng suất dự kiến đạt 57,12 tạ/ha, tăng 0,52 tạ/ha. Sản lượng lúa ước đạt khoảng 4 triệu tấn, tăng 17 nghìn tấn so với Thu Đông 2021.
Vụ Mùa 2022, toàn vùng Nam bộ gieo sạ khoảng 268,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 48,27 tạ/ha, tăng 1,76 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn, tăng 150 nghìn tấn so với cùng kỳ. Khu vực Đông Nam Bộ gieo sạ 96,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 50,59 tạ/ha, sản lượng ước đạt 488 nghìn tấn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 172 ha, năng suất ước đạt 46,97 tạ/ha, sản lượng ước đạt 808 nghìn tấn.
Gieo sạ lúa vụ Thu Đông 2022, Cục Trồng trọt cũng khuyến cáo vùng ngập sâu gồm vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang thời gian xuống giống vào cuối tháng 6 nữa đầu tháng 7, kết thúc xuống giống vào ngày 20/8, diện tích xuống giống đạt 415 nghìn ha
Vùng ngập nông là vùng phù sa ngọt Sông Tiền, Sông Hậu gồm các tỉnh, thành Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang. Đây cũng là vùng tương đối thuận lợi cho sản xuất 3 vụ, không bị ảnh hưởng của ngập lũ. Do vậy, cần tập trung chỉ đạo đúng lịch thời vụ sản xuất và lưu ý theo dõi mực nước lũ, triều cường, thời vụ xuống giống vào đầu tháng 7 kết thúc xuống giống vào ngày 10/8, diện tích xuống giống đạt 154.000 ha.
Riêng vùng ven biển gồm Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu thời gian xuống giống vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 kết thúc xuống giống vào ngày 30/8, diện tích xuống giống đạt 131.000 ha
Ông Lê Thanh Tùng, Cục phó Cục Trồng trọt khuyến cáo các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Thu Đông ưu tiên sử dụng một số giống lúa thơm chiếm tỷ lệ 30% trong cơ cấu giống như Jasmine 85, nhóm giống ST, Nàng Hoa 9, VD20, Đài Thơm 8... Giống lúa chủ lực xuất khẩu cần chiếm tỷ lệ 50 - 60% gồm OM5451, OM6976, OM18, OM 7347, OM4900... Các địa phương cũng cần hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống giống chất lượng trung bình như IR 50404, OM 576.
Cục phó Cục Trồng trọt cũng khuyến cáo các tỉnh, thành khi sản xuất lúa vụ Thu Đông cần theo dõi diễn biến của lũ, bão và tăng cường kiểm soát tình hình sản xuất lúa Hè Thu để có kế hoạch cụ thể cho vụ Thu Đông. Ngoài ra, lưu ý chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023 và dự kiến sản xuất lúa niên vụ 2023.
Theo ông Tùng, khi bố trí thời vụ cho lúa Thu Đông cần lưu ý thời điểm xuống giống chính vụ lúa Đông Xuân 2022 - 2023; chú ý kết thúc xuống giống lúa Thu Đông vào ngày 20/8, tối đa là 30/8/2022. Đặc biệt, vụ Thu Đông phải sử dụng những giống lúa cần lưu ý về tính chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã.
Cùng đó, Cục Trồng trọt cũng khuyến từ vụ Hè Thu sang Thu Đông cần có thời gian giãn cách và làm đất, vệ sinh đồng ruộng nhằm tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, tiêu hủy rơm rạ hoặc sử dụng các hoạt chất phân hủy rơm rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ...
Dự báo của Tổng cục Thủy lợi cho thấy, năm nay, lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long ít có khả năng đến sớm và mực nước đỉnh lũ cũng thấp hơn trung bình nhiều năm, thuận lợi cho sản xuất lúa Thu Đông. Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải cảnh giác với khả năng lúa có thể bị ngập úng do mưa và triều cường, nhất là tại những nơi gần biển.
Vụ Thu Đông 2022, dự báo sản xuất lúa và nhiều loại cây trồng cũng sẽ bị tác động tiêu cực của giá các loại phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cũng như tình hình thời tiết, sâu bệnh phức tạp...
Tại hội nghị, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu cơ quan chuyên môn chỉ đạo sản xuất, điều hành quyết liệt và linh hoạt để tiếp tục có các vụ mùa thắng lợi; góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm trong mọi điều kiện và thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Vụ Thu Đông 2022 cần chú ý bố trí thời vụ linh hoạt, phù hợp từng vùng, có tính đến thời gian sản xuất của các vụ tiếp theo.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu Cục Trồng trọt phối hợp các địa phương rà soát, xác định cụ thể quy mô, diện tích sản xuất lúa Thu Đông và tính toán khung thời vụ phù hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả; tăng cường thông tin, dự báo thời tiết, cập nhật liên tục tình hình lũ, triều cường; hỗ trợ, khuyến khích người dân tăng cường sản xuất lúa chất lượng cao, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật và quy trình canh tác tiên tiến để giảm mạnh chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và giá bán sản phẩm.
Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng cường sản xuất loại lúa chất lượng cao, lúa thơm và đặc sản; đẩy mạnh nhân rộng và phổ biến mô hình, quy trình kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, giá bán và hiệu quả sản xuất. Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nông dân giảm mạnh lượng sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí sản xuất; tăng cường kiểm tra, quản lý các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bán trên thị trường để đảm bảo chất lượng và giá bán, tránh hàng giả...
Theo Cục Trồng trọt, vụ Hè Thu 2022 tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam bộ là 1.575 nghìn ha, giảm 20 nghìn ha; năng suất ước đạt 57,12 tạ/ha, tăng 0,64 tạ/ha; sản lượng ước đạt 9 triệu tấn, giảm 13 nghìn tấn so với vụ Hè Thu 2021. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1.493 nghìn ha, giảm 16 nghìn ha, năng suất ước đạt 57,14 tạ/ha, tăng 0,51 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.530 nghìn tấn, giảm 17 nghìn tấn. Vùng Đông Nam Bộ xuống giống 82 nghìn ha, giảm 3,6 nghìn ha; năng suất ước đạt 56,68 tạ/ha, tăng 2,87 tạ/ha; sản lượng đạt 465 nghìn tấn, bằng với cùng kỳ.
Diện tích lúa vụ Hè Thu 2022 vùng Nam Bộ giảm chủ yếu do chuyển đổi sang trồng cây rau màu hằng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Thu hoạch lúa vụ Hè Thu 2022, Cục Trồng trọt lưu ý các địa phương lúa chín đến đâu tranh thủ thu hoạch đến đó với phương châm "xanh nhà hơn già đồng" để hạn chế tối thiểu lúa đổ ngã trong mùa mưa làm giảm năng suất và chất lượng lúa thương phẩm...
Gắn trách nhiệm doanh nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm Thời gian tới các doanh nghiệp cần tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ đầu vào. Cùng đó, liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên toàn quốc nhằm đảm...