Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập
Các vấn đề về gìn giữ văn hóa truyền thống; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập một lần nữa được các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đặt ra tại hội thảo sáng 3/6.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)
Các vấn đề về gìn giữ văn hóa truyền thống; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập một lần nữa được các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đặt ra tại hội thảo “Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030″ do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sáng 3/6, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Mục đích xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nhằm phát triển toàn diện con người, giữ gìn và phát huy giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đề ra việc xây dựng con người văn minh cũng có nghĩa đòi hỏi mọi người phải luôn vươn lên tầm cao mới của văn hóa. Đặc trưng nổi trội của người Hà Nội được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử đó là thanh lịch. Thanh lịch không chỉ là biểu hiện bên ngoài mà còn chứa đựng cái cốt lõi của bản sắc dân tộc.
Video đang HOT
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã đánh giá thành công nổi bật và những hạn chế trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2015-2020; dự báo khó khăn, vấn đề đặt ra trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Thông qua đó, các đại biểu đã nêu quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội cần tiếp tục xây dựng sâu rộng những phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết với Thủ đô. Thành phố cũng cụ thể hóa các đặc trưng về người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong hệ thống chính trị, cơ quan, đơn vị, mỗi gia đình và mọi tầng lớp nhân dân.
Cũng theo các đại biểu, xây dựng ứng xử văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, nhất là thời điểm Hà Nội đang tiếp thu giao thoa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong dòng chảy văn hóa, người Hà Nội đang cố gắng gạn đục khơi trong, kiên trì thu nạp, dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữ gìn tác phong, lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nền nếp ứng xử của người Kẻ Chợ xưa.
Tiến sỹ Bùi Văn Tuấn và giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Ngọc, Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô cho rằng Hà Nội cần khảo sát kỹ lưỡng thực trạng văn hóa đô thị, văn hóa ứng xử của từng cư dân Hà Nội. Từ đó, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu giao tiếp, xu hướng thực hành ứng xử, lĩnh vực cần tập trung giải quyết, lĩnh vực có những tác động gián tiếp hoặc trực tiếp để định hướng, định hình chuẩn mực ứng xử văn hóa của người dân Thủ đô trong bối cảnh hiện nay.
Với vị thế của Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội, thanh lịch, văn minh luôn được Đảng bộ, nhân dân Hà Nội coi trọng, đặt thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tiến trình đổi mới Thủ đô, đất nước, tiếp tục phát triển ở giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030./.
Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam )
Bảo tồn 2 nhịp cầu đường sắt Bình Lợi
Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết đã bắt đầu lên kế hoạch bảo tồn 2 nhịp cầu đường sắt Bình Lợi.
Cụ thể, theo Sở GTVT, các đơn vị liên quan như Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng thành phố, Ban Quản lý dự án 7, Phân Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực III, UBND quận Bình Thạnh, Thủ Đức và Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi thống nhất nội dung bảo tồn toàn bộ câu đường săt Bình Lợi là không khả thi và chỉ bảo tồn 2 nhịp cầu (trong đó có 1 nhịp cầu quay và 1 tháp canh đầu cầu phía quận Thủ Đức).
Theo Sở GTVT, Bảo tàng thành phố không có điều kiện mặt bằng để lưu giữ nhịp, dầm cầu và các cấu kiện khác nên công trình sẽ được bảo tồn tại vị trí đang hiện hữu.
Về nhu cầu quay phim, chụp hình trong quá trình tháo dỡ cầu Bình Lợi (các hạng mục không bảo tồn), Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi (Nhà đầu tư) sẽ hỗ trợ Bảo tàng thành phố thực hiện.
Nhịp cầu đường sắt Bình Lợi phía quận Thủ Đức với tháp canh (bên trái) sẽ được bảo tồn. Ảnh: Kiên Cường
Đồng thời, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ Bảo tàng thành phố trong việc thu thập thông tin, tài liệu về hồ sơ thiết kế cầu. Đối với các kết cấu cầu Bình Lợi đề nghị bảo tôn, hiện nay, cầu Bình Lợi là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đang được Tổng Công ty đường sắt Việt Nam quản lý, do đó sở đề nghị đơn vị này tiếp tục có kế hoạch quản lý, bảo tồn.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng cho biết sau khi hoàn thành tháo dỡ cầu đường sắt Bình Lợi, phạm vi khu vực cầu đường sắt Bình Lợi cũ (phía bờ quận Bình Thạnh), sở đề xuất giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa nghiên cứu xây dụng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.
Cầu Bình Lợi nằm trong khu ga Bình Triệu - Gò Vấp, trên tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM, thuộc địa bàn TPHCM, cầu được xây dựng từ những năm đầu 1900, có chiều dài 280,4 m băc qua sông Sài Gòn. Năm 1902, cầu đưa vào khai thác gồm 6 nhịp dàn thép vòm mạ cong.
Qua nhiều thời gian, bên phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ quận Thủ Đức sang quận Bình Thạnh, hiện vẫn còn tháp canh, trên vách tường hướng ra bờ sông còn rõ ô đắp chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948". Năm 2006 đến nay 2 nhịp giản đơn được thay thế bằng 1 nhịp dàn thép thẳng 62 m.
Dự án xây dựng mới cầu đường sắt Bình Lợi thay thế cho cầu đường sắt Bình Lợi cũ với khoang thông thuyền cầu mới đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa cấp III, đáp ứng cho các phương tiện thủy có tải trọng 2.400 DWT lưu thông qua cầu an toàn.
Theo dự án được duyệt, sau khi xây dựng xong cầu đường sắt Bình Lợi mới sẽ tháo dỡ cầu đường sẳt Bình Lợi cũ để đảm bảo luồng giao thông thủy trên sông Sài Gòn.
KIÊN CƯỜNG
Theo PLO
Đà Nẵng: Yêu cầu không tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện tăng cường quản lý về tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi, không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; tạm ngừng các lễ hội vi phạm...