Xây dựng nghĩa trang cho cán bộ cấp cao: Cần lấy ý kiến rộng rãi
“Hiện nay ngân sách Nhà nước chưa phải dồi dào. Chúng ta còn phải phát hành trái phiếu, nợ công vẫn đang ở mức cao. Tình hình như vậy lại đi xây dựng nghĩa trang tiêu tốn khoản tiền 1.400 tỷ đồng thì nghe chừng chưa ổn, có thể người dân sẽ không bằng lòng”, TS Phạm Sỹ Liêm – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.
Phối cảnh nghĩa trang 1.400 tỷ đồng sẽ xây dựng tại huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội.
Không cần diện tích quá rộng
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, ở các nước cũng có nghĩa trang cấp quốc gia, có nước gọi là điện thờ, đền thờ như ở Pháp có điện Panthéon, ở Trung Quốc có Bát Bảo Sơn. “Tuy nhiên rất ít người được đưa vào đó, bởi vì nghĩa trang cấp quốc gia có mục đích để tôn vinh những người có công lao với quốc gia, không phải là chế độ, người nào đáng tôn vinh thì đưa vào dù là người dân thường hay cán bộ cấp cao”, TS Liêm cho biết.
“Nghĩa trang để tôn vinh thì không thể nhiều được, như trường hợp dự án nghĩa trang Yên Trung nghe nói mấy nghìn ngôi mộ thì dân biết người nào được tôn vinh. Đã là nghĩa trang để tôn vinh thì không cần phải làm rộng để tốn kém (tốn đất, tốn tiền, tốn công chăm sóc bảo vệ)”, TS Liêm bày tỏ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, nếu có làm thì không cần diện tích rộng. “Hiện nay ngân sách nhà nước cũng chưa phải dồi dào. Chúng ta còn phải phát hành trái phiếu, nợ công vẫn đang ở mức cao. Tình hình như vậy lại đi xây nghĩa trang cho những người có chức vụ cao tiêu tốn khoản tiền 1.400 tỷ đồng nghe chừng không ổn, có thể người dân sẽ không bằng lòng. Qua theo dõi tôi thấy dư luận xã hội chưa đồng tình nhiều với việc này. Tôi mong Quốc hội cũng nên có ý kiến”, TS Phạm Sỹ Liêm nói.
Video đang HOT
Cần điều tra xã hội học, lấy ý kiến rộng rãi
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng – Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay: Việc xây dựng nghĩa trang cho những vị lãnh đạo cao cấp nhất, xin nói là cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước, các anh hùng, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là cần thiết. Tuy nhiên, xây dựng nghĩa trang dành cho cán bộ cao cấp tới 1.400 tỷ đồng tiền ngân sách cần cân nhắc. “Người lãnh đạo khi về nghỉ hưu cũng là dân, lúc làm việc thay mặt cho nhân dân, khi quyết định vấn đề gì cũng phải được người dân ủng hộ”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
TS Phạm Sỹ Liêm cũng đồng tình khi cho rằng: “Chế độ cho cán bộ cấp cao cái gì cần đưa vào lương thì tính cả vào, cán bộ khi về hưu thì hưởng chế độ hưu trí, khi qua đời gia đình chôn cất hoặc đi hỏa táng như mọi người”.
Theo TS Liêm, Chính phủ chỉ cần có quy định, những người nào thuộc diện được tổ chức tang lễ cấp Nhà nước, còn việc an táng ở đâu nên để gia đình lo. “Phong tục của người Việt Nam hầu như ai cũng muốn khi qua đời được chôn gần mộ của bố mẹ, gia đình, tổ tiên, như vậy vừa gần gũi, vừa ấm cúng”, ông Liêm nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ, có những lãnh đạo cao cấp từng nói với ông khi qua đời họ không thích được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội vì sợ xa cách những người thân đã quá cố trong gia đình. “Nói như vậy để những người có trọng trách trong việc này cần phải xem xét, tham khảo các ý kiến trước khi quyết định triển khai”, đại biểu Nhưỡng nói.
TS Phạm Sỹ Liêm cũng có chung quan điểm với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khi ông cho rằng việc này cần phải được điều tra xã hội học, lấy ý kiến rộng rãi.
Theo Danviet
Sai sót tại cầu vượt biển dài nhất VN: Lỗi không chỉ của nhà thầu!
Sau khi xuất hiện một số thông tin về những sai sót kỹ thuật tại dự án đường ô tô vượt biển dài nhất VN - cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (TP Hải Phòng), Dân Việt đã trao đổi với TS Phạm Sỹ Liêm (Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) để có cái nhìn toàn diện hơn về vụ việc
"Không thể quy hết lỗi cho nhà thầu thi công. Thay vào đó, các đơn vị, cơ quan liên quan khác cũng cần được xem xét trách nhiệm". (Ảnh: I.T)
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện dài hơn 5 km nối bán đảo Đình Vũ với đảo Cát Hải. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 5.2014. Dự kiến, công trình sẽ được thông xe vào cuối tháng 8 năm nay. Tuy nhiên, theo thông tin kết quả kiểm tra từ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng vừa công bố, dự án này được ghi nhận có một số sai sót.
Điển hình, một số vị trí móng đường cấp phối đá dăm (bên bờ Cát Hải) có biểu hiện phân tầng, bề mặt rời rạc; một số vị trí mối nối các đốt dầm SBS được làm kín bằng keo Epoxy có hiện tượng bị thấm nước và hiện tại nước đọng trong lòng hộp. Về cầu sông Cấm, thi công 1 dầm "T" không đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế nên khi lắp đặt bị vượt cao độ khoảng 5cm so với các dầm còn lại.
Hiện tại công trình đã thi công liên kết các dầm nên việc khắc phục, sửa chữa là rất khó khăn... Ngoài ra, hiện nền đường đầu cầu sông Cấm vẫn tiếp tục lún so với dự báo của thiết kế. Để đẩy nhanh tiến độ thông xe nhà thầu dự kiến sử dụng biện pháp tăng tải để giảm thời gian lún.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, đây là một công trình dự án mang quy mô lớn cả về ý nghĩa giao thông lẫn mức đầu tư. Ở đây, Bộ Xây dựng (Bộ trưởng Bộ Xây dựng là Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu) mới chỉ nêu các vấn đề, tồn tại chung của dự án thời điểm hiện tại chứ chưa xác định cụ thể chi tiết, trách nhiệm của những đối tượng liên quan.
Tuy nhiên, không thể quy kết lỗi (về lún, nứt, kém kỹ thuật tại một số điểm) thuộc về nhà thầu thi công. Thay vào đó, phải rà soát toàn bộ từ khâu thiết kế, thẩm định, khảo sát nền móng đất tới giám sát và thi công. Chủ đầu tư có lẽ họ cũng thuê tư vấn giám sát để đảm bảo cho quá trình thực hiện. Vì vậy, đơn vị tư vấn giám sát cũng có trách nhiệm ở đây.
Hơn nữa, các đơn vị quản lý (như Ban quản lý dự án) không thể chỉ khoán cho DN là xong, thay vào đó phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát. Cơ quan chức năng cũng cần được xem xét trách nhiệm liên quan. Ví dụ, khi xảy ra tình trạng lún đất, thì rõ ràng phải truy đơn vị khảo sát địa chất.
"Bên thi công chỉ thực hiện theo các điểm đã chỉ định sẵn. Ngoài ra, cần đối chiếu lại nhật trình thi công từng ngày để xác định chính xác lỗi ở khâu nào, đơn vị nào. Hiện nay, sau khi Bộ Xây dựng có những thông tin ban đầu như vậy, phải chờ những đơn vị liên quan lên tiếng thì mới rõ được về dự án quy mô này", TS Liêm khẳng định.
Theo nguồn tin riêng của PV Dân Việt, Thanh tra Bộ GTVT vẫn chưa nắm được cụ thể vấn đề này. Ở một diễn biến liên quan, PV đã liên tục điện thoại vào máy cầm tay của ông Phạm Hồng Sơn (Tổng Giám đốc BQL Dự án 2 - đại diện chủ đầu tư) để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề. Tuy nhiên rất tiếc là số máy không thể liên lạc được.
Sáng 6.1, Bộ GTVT, UBND TP. Hải Phòng và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã tổ chức Lễ hợp long nhịp cầu chính Dự án đường ô tô Tân Vũ-Lạch Huyện. Theo ông Phạm Hồng Sơn, TGĐ BQL dự án 2, Dự án đường ô tô Tân Vũ-Lạch Huyện là hợp phần hết sức quan trọng và cần thiết của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện. Dự án có tổng mức đầu tư 11.849 tỷ đồng được tài trợ bằng vốn vay STEP của JICA, thời gian thi công từ tháng 5.2014-5.2017. Phần đường có bề rộng 29,5m với 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/giờ, tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 3 đồng bằng. Phần cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài toàn cầu 5,4km (cầu dẫn phía Hải An dài 4,43km; cầu chính dài khoảng 490m thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng và cầu dẫn Cát Hải dài khoảng 519m), bề rộng mặt cầu 16m với 4 làn xe chạy, giai đoạn hoàn chỉnh dự kiến xây dựng 6 làn xe.
Theo Danviet
Đột phá hạ tầng giao thông ở Quảng Ninh:Hình mẫu hợp tác công - tư Hầu hết các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính đột phá cao tại Quảng Ninh đều có dấu ấn của những nhà đầu tư tư nhân, bởi ngân sách Nhà nước khó một mình gánh nổi. Thi công cầu Bạch Đằng, thuộc tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Phương Quảng Ninh hiện là tỉnh duy...