Xây dựng Nghị định công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước thay thế Nghị định 81/NĐ-CP
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước; xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng.
Dự kiến, sau khi được ban hành, Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ quy định về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 81/2015/NĐ-CP nhằm đạt được các mục tiêu chính như minh bạch hoá và công bố công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước; Tạo khung pháp lý chung, thống nhất về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại và cam kết hội nhập quốc tế.
Chuẩn hóa các mẫu biểu và nội dung thông tin cần công bố công khai của doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: kế hoạch kinh doanh hàng năm; đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác; báo cáo thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đồng thời, xác lập quy trình công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp, làm rõ quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện công bố công khai các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp; giám sát việc công bố các thông tin đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch của thông tin công bố.
Ngoài ra, nghị định nhằm cụ thể hoá các quy định về yêu cầu công bố thông tin tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 và Hiệp định CTPPP.
Dự thảo nghị định gồm 4 chương, 20 Điều và 7 Phụ lục gồm: Những quy định chung; Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước; Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước; Trách nhiệm thực hiện và điều khoản thi hành.
Về nguyên tắc, các thông tin công bố phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật; phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
Video đang HOT
Thông tin được công bố trên cổng/trang thông tin điện tử (Website) của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp: Dự thảo Nghị định quy định tài khoản công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và quản lý tập trung trên Cổng thông tin doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp chưa có tài khoản, doanh nghiệp đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin doanh nghiệp tại địa chỉ http://business.gov.vn.
Liên quan nội dụng các thông tin định kỳ cần công bố của doanh nghiệp, Dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp phải xây dựng và công bố các loại báo cáo theo mẫu tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định; thời hạn công bố đối với từng loại báo cáo.
Riêng đối với báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải công bố báo cáo tài chính 06 tháng và báo cáo tài chính năm theo pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Đối với Công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong mô hình Công ty mẹ – công ty con, doanh nghiệp phải xây dựng một số loại báo cáo và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh là số liệu của công ty mẹ và số liệu hợp nhất của cả tổ hợp công ty mẹ – công ty con.
Đối với công bố thông tin bất thường, dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin bất thường trong vòng 36 giờ trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
Về tạm hoãn, điều chỉnh công bố thông tin, theo dự thảo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp không thể thực hiện công bố thông tin đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng và phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.
Trong trường hợp cần điều chỉnh các nội dung công bố thông tin, doanh nghiệp có trách nhiệm sửa đổi, cập nhật thông tin trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong sau khi các nội dung thông tin điều chỉnh được phê duyệt.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định quy định thông tin công bố phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu là năm 5 năm. Doanh nghiệp công bố thông tin thực hiện việc bảo quản, lưu giữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
Về chế tài, trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin dẫn đến việc cơ quan đại diện chủ sở hữu không kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp, dẫn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, gây thất thoát vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu áp dụng hình thức kỷ luật từ cách chức đến buộc thôi việc người quản lý doanh nghiệp và buộc thôi việc người đại diện phần vốn nhà nước đối với doanh nghiệp.
Các thông tin phải công bố định kỳ theo dự thảo Nghị định mới
a) Báo cáo mục tiêu tổng quát; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo nội dung quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác theo nội dung quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này;
d) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức sáu (06) tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
đ) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định này;
e) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
f) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 thực hiện công bố thông tin theo quy định tại điểm b, d, đ, e, f khoản 1 Điều này.
Đối với nội dung quan trọng, liên quan hoặc ảnh hưởng đến bí mật và an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc công bố nhằm tránh việc lạm dụng các quy định về nội dung bí mật làm hạn chế tính công khai, minh bạch về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Rút khỏi Công ty đại chúng phải giảm vốn điều lệ là cổ phiếu?
Ông Nguyễn Phong Toàn (Hà Nội) có thắc mắc liên quan đến việc, Công ty của ông được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đồng ý cho rút khỏi danh sách Công ty đại chúng thì có phải giảm vốn điều lệ là cổ phiếu, gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhờ hướng dẫn giải đáp.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).
Nội dung câu hỏi như sau: Năm 2008, Công ty của ông Nguyễn Phong Toàn (Hà Nội) hình thành cổ phiếu quỹ là 38.900 cổ phiếu (CP). Khi đó, trong Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của công ty đã xác nhận và ghi: Vốn điều lệ là 20.150.000.000 đồng (chia làm 2.015.000 CP). Trong Sổ cổ đông của công ty ghi chi tiết là: Tổng số CP là 2.015.000 CP bao gồm cổ phiếu của các cổ đông là: 1.976.100 CP, cổ phiếu quỹ: 38.900.
Năm 2017, Công ty tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của công ty đã xác nhận và ghi: Vốn điều lệ là 34.970.750.000 đồng (chia thành 3.497.075 CP). Còn trong Sổ cổ đông của công ty ghi chi tiết là: Tổng số CP là 3.497.075 CP bao gồm cổ phiếu của các cổ đông là: 3.458.175 CP, cổ phiếu quỹ: 38.900.
Từ năm 2017 đến nay, Công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đồng ý cho rút khỏi danh sách công ty đại chúng. Mới đây Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu công ty phải ghi giảm vốn điều lệ trên Đăng ký kinh doanh (nghĩa là phải trừ đi 38.900 cổ phiếu quỹ).
Ông Toàn hỏi, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu như thế đúng không và cách xử lý như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Khoản 29, Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: "Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập Công ty TNHH, Công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với Công ty Cổ phần".
Khoản 2 Điều 131 Luật Doanh nghiệp quy định: "Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này được coi là cổ phần chưa điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác".
Luật Doanh nghiệp không có quy định về cổ phiếu quỹ.
Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh là hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Do vậy, đề nghị ông Nguyễn Phong Toàn liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được hướng dẫn cụ thể.
HID bị nhắc nhở do chậm trả cổ tức Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có văn bản nhắc nhở đối với Công ty cổ phần Halcom Việt Nam (mã Ck:HID) do chậm chi trả cổ tức năm 2018. HOSE cho biết, đã nhận được công văn của HID về việc tiếp tục lùi thời hạn trả cổ tức lần thứ 3, thời gian thanh toán ban...