Xây dựng ngành Cơ yếu Quân đội vững mạnh, chính quy, hiện đại
Cục Cơ yếu, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM), tiền thân là Ban Mật mã quân sự thuộc Phòng Thông tin liên lạc (BTTM) thành lập ngày 12-9-1945.
Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Cơ yếu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng (BQP) và các cơ quan, đơn vị quân đội.
Những ngày đầu thành lập, Ban Mật mã quân sự đã nỗ lực khắc phục khó khăn, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm trong nghiên cứu, sáng tác luật mật mã và triển khai xây dựng hệ thống tổ chức, hệ thống kỹ thuật mật mã (KTMM), nhằm bảo vệ tuyệt đối bí mật nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và các cấp trong quân đội qua phương tiện thông tin liên lạc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Cục Cơ yếu đã tham mưu, triển khai xây dựng ngành cơ yếu quân đội (CYQĐ) từ BQP, BTTM, đến các đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, các khu, tỉnh, huyện, tạo thành hệ thống sâu rộng, thống nhất trên phạm vi cả nước. Cục Cơ yếu và ngành CYQĐ nghiên cứu sáng tạo thành công hàng trăm loại luật mật mã, khóa mã bằng ngôn ngữ Việt Nam với độ bảo mật ngày càng cao, sử dụng phù hợp với các hình thức chiến thuật và đặc thù của từng đơn vị; qua đó, làm thất bại các thủ đoạn thu tin mã thám của thực dân Pháp, đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của KTMM Việt Nam. Lực lượng CYQĐ đã mã dịch hàng triệu bức điện bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời các nội dung lãnh đạo, chỉ huy, các mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tổng chỉ huy đến các đơn vị, góp phần vào thắng lợi trên các mặt trận, các chiến dịch, đặc biệt Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Video đang HOT
Cán bộ nghiên cứu Cục Cơ yếu trao đổi về tính năng kỹ thuật, chiến thuật của sản phẩm mật mã mới hoàn thành. Ảnh: VIỆT HUẤN
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ngành CYQĐ luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát minh, sáng chế ra nhiều loại phương tiện KTMM mới, giữ bí mật tuyệt đối nội dung lãnh đạo, chỉ huy, ý đồ tác chiến của ta trên các chiến trường. Trong giai đoạn này, ngành CYQĐ đã phát triển thêm hàng nghìn đầu mối liên lạc, tạo thành hệ thống liên lạc mật mã sâu rộng từ BTTM đến các đơn vị trên khắp các chiến trường trong nước và chiến trường Lào, Campuchia. Toàn ngành tổ chức mã hóa, giải mã và chuyển đạt hơn 50 triệu bức điện mật với trên 3 tỷ nhóm điện phục vụ lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, BQP, BTTM với các lực lượng chiến đấu, bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời. Chiến công của ngành CYQĐ góp phần đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ-ngụy ở miền Nam, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972, đặc biệt là Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ sau năm 1975, Cục Cơ yếu tham mưu, kiện toàn tổ chức, biên chế ngành CYQĐ; tiếp tục triển khai nghiên cứu phát triển kỹ thuật và tổ chức hệ thống KTMM đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, Cục Cơ yếu đã chủ động nghiên cứu, đề xuất nhiều chủ trương và biện pháp thực hiện đồng bộ xây dựng ngành CYQĐ vững mạnh về tổ chức, đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ cao, nghiên cứu phát triển khoa học, KTMM hiệu quả. Từ năm 1990 đến nay, ngành CYQĐ đã đào tạo được gần 800 cán bộ trình độ đại học và sau đại học; trong đó 100% cán bộ cơ quan Cục Cơ yếu có trình độ đại học và sau đại học. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật Cục Cơ yếu thực sự làm nòng cốt trong nghiên cứu các sản phẩm mật mã mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo mật các hệ thống thông tin, mạng máy tính quân sự, như: Hệ thống VINASAT; truyền hình giao ban trực tuyến; hệ thống thông tin Trunking; bảo mật cho hệ thống điều khiển vũ khí công nghệ cao của các đơn vị toàn quân.
Những năm gần đây, ngành CYQĐ tập trung triển khai xây dựng và phát triển hệ thống KTMM hiện đại, hình thành mạng liên lạc tự động, đồng bộ và khép kín từ sở chỉ huy của BQP đến các đơn vị. Cục Cơ yếu đã tổ chức nghiên cứu giải pháp bảo mật hệ thống điều khiển của các chủng loại vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao; nghiên cứu, chế tạo thành công các loại hình KTMM mới phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự; ứng dụng KTMM trong tác chiến không gian mạng… Bên cạnh đó, ngành CYQĐ tích cực nghiên cứu cải tiến loại hình KTMM truyền thống, bảo đảm liên lạc thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống.
Trong thời gian tới, Cục Cơ yếu và ngành CYQĐ quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của trên, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX và khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và các nghị quyết của Bộ Chính trị, kết luận của Quân ủy Trung ương về xây dựng ngành cơ yếu Việt Nam cách mạng, chính quy, tiến thẳng lên hiện đại. Cục Cơ yếu tích cực tham mưu, đề xuất với BQP và Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng, phát triển, hiện đại hóa ngành CYQĐ với hệ thống tổ chức phù hợp. Toàn ngành chú trọng đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên tin cậy, chất lượng; xây dựng, làm chủ bảo đảm hệ thống KTMM vững chắc, hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, ngành CYQĐ đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; tổ chức triển khai hạ tầng cung cấp chữ ký số và các dịch vụ chứng thực điện tử phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử trong BQP và cải cách hành chính quân sự…
Tự hào với truyền thống vẻ vang 75 năm qua, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành CYQĐ tiếp tục nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng, phát triển ngành tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: 'Cần Thơ có vai trò rất quan trọng ở ĐBSCL'
Ngày 17/7, Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng, phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế, nằm ở vị trí trung tâm, là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng, phát triển thành phố Cần Thơ, có ý nghĩa rất quan trọng vào thời điểm này. Tinh thần của nghị quyết sẽ được triển khai ngay vào Đại hội Đảng bộ thành phố sắp tới, tạo khí thế mới để Đảng bộ, nhân dân Cần Thơ bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh, Cần Thơ có vai trò quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải, địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng - an ninh, luôn được Đảng, Nhà nước ưu tiên trong chính sách đầu tư, phát triển. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế, nằm ở vị trí trung tâm, là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông, lại vừa có cảng biển, cảng hàng không quốc tế, tài nguyên thiên nhiên phong phú, với hậu phương rộng lớn là cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi phát triển không chỉ nông nghiệp, mà cả du lịch, kết nối giao thông, hợp tác quốc tế. Cần Thơ có bề dày truyền thống yêu nước cách mạng, đặc sắc văn hóa, cần được khơi dậy, phát huy, tạo khí thế mới, quyết tâm mới, đưa Cần Thơ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.
Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa để cho ý kiến về Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhân tố quyết định sự thành bại Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (năm 1947), Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Trong chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, công tác nhân sự là một nội dung...