Xây dựng môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em
Sáng 9-11, tại TP Quảng Ngãi, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2019 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.
Diễu hành trên các tuyến phố ở TP Quảng Ngãi tuyên truyền người dân chung tay tham gia phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, với những nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với sự hỗ trợ và hợp tác hiệu quả của các cơ quan, tổ chức quốc tế và cộng đồng, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và thực hiện Chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, khoảng cách giới trong cả tám lĩnh vực của đời sống chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội được rút ngắn đáng kể, góp phần không nhỏ vào thành công ấn tượng của Việt Nam trong việc hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ.
Bình đẳng giới là chìa khóa xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới .Thông điệp này được sử dụng xuyên suốt trong Tháng hành động trong ba năm qua, đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ và người dân đối với công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Riêng Tháng hành động năm 2018, cả nước có hơn 16 ngàn hoạt động hưởng ứng với hơn một triệu lượt người trực tiếp tham gia.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhấn mạnh: Thời gian qua, có nhiều vụ bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em được các phương tiện thông tin đại chúng và người dân phản ánh, đưa ra ánh sáng để đòi lại công bằng cho nạn nhân. Ngày càng có nhiều phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực đã dũng cảm lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực, nhiều thủ phạm gây bạo lực đã được các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm, thể hiện tính răn đe của pháp luật. Các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới đã được thành lập và từng bước phát triển. Tuy nhiên, những thách thức về khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực chưa được thu hẹp. Bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm, nhiều nạn nhân vì các lý do khác nhau đã cam chịu, không tố cáo, nhất là khi người gây bạo lực, xâm hại chính là người thân của họ. Tình trạng mua bán phụ nữ ngày càng phức tạp hơn.
Để đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất cần một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Bản thân phụ nữ và trẻ em chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại đồng thời cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại. Đặc biệt, nam giới và người dân ở cộng đồng phải là những lực lượng tiên phong, nòng cốt, chủ động đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Video đang HOT
“Hãy coi công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của riêng cơ quan quản lý nhà nước mà là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và cả cộng đồng. Sự vào cuộc chủ động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội sẽ tạo nên sức mạnh to lớn hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em”, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Lê Văn Thanh nêu rõ đồng thời nhấn mạnh: Một xã hội bình đẳng là một xã hội không có bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Mục tiêu đó sẽ trở thành hiện thực nếu tất cả các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng cùng chủ động cam kết và có các hành động cụ thể, thiết thực.
Trong khuôn khổ lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2019 còn diễn ra các hoạt động, gồm: biểu diễn Flashmob -Tuổi trẻ gắn kết, yêu thương; thi vẽ tranh về chủ đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với sự tham gia tích cực của sinh viên Trường Đại học Phạm Văn Đồng; đi bộ diễu hành qua các tuyến phố tuyên truyền người dân chung tay tham gia phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Dịp này, Ban tổ chức trao tặng ba nhà tình nghĩa cho ba gia đình có công với cách mạng là nữ chủ hộ; 15 suất học bổng và 15 suất quà cho trẻ và phụ nữ em có hoàn cảnh khó khăn; 150 bộ sách “Kỹ năng trẻ em trai và trẻ em gái” cho học sinh ba trường THCS trên địa bàn Quảng Ngãi và 300 chiếc áo ấm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở các huyện miền núi.
HIỂN CỪ
Theo Nhân dân
Bão tan, gần 400 hộ dân ở thành phố Quảng Ngãi còn bị cô lập
Gần 400 hộ dân ở ốc đảo Ân Phú, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn bị cô lập do nước sông Trà Khúc dâng cao.
Một tuần sau ảnh hưởng của bão số 5, gần 400 hộ dân ở ốc đảo Ân Phú, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn bị cô lập do nước sông Trà Khúc dâng cao. Ngay sau vụ chìm đò 5 người may mắn thoát nạn vào chiều 2/11, chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm đò ngang hoạt động khiến việc đi lại của người dân nơi đây càng khó khăn.
Nước trên sông Trà Khúc, nơi xảy ra vụ chìm đò chiều 2/11 vẫn còn dâng cao và chảy xiết.
Ông Nguyễn Bê, 60 tuổi, cho biết, chiếc đò bị nạn được chính quyền xã Tịnh An trang bị cho dân đi lại trong mùa mưa lũ đã gần 7 năm nay, giờ đò chìm, chính quyền địa phương lại cấm không cho phương tiện qua lại nên bà con gặp khó khăn.
Cả tuần nay, hàng trăm người dân ở thôn Ân Phú bị kẹt lại hai bên bờ. Lương thực dự trữ mỗi nhà đã cạn. Nông sản của bà con trong thôn thu hoạch xong cũng đành bỏ héo, không thể đưa vào bờ tiêu thụ.
Bà Nguyễn Thị Loan ở thôn Ân Phú cho rằng, chính quyền địa phương cấm đò ngang hoạt động nhưng không có phương tiện thay thế chẳng khác nào gây khó cho dân: "Không có ghe nào cả. Hôm qua có thuê một chiếc nhưng nay họ sợ đâm ghe nên không dám xuống chống nữa. Dân ở bên đó cũng chịu thua, không có gì ăn, không có ghe đi chợ. Bên này ngó ra, bên kia ngó vô, không ai quan tâm tới".
Hàng trăm người dân ốc đảo Ân Phú xã Tịnh An bị mắc kẹt do nước sông dâng cao băng ngang đường vào thôn.
Do quá bức xúc, nhiều người dân tự ý thuê thuyền máy để qua lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn do phương tiện không đăng ký đăng kiểm, người lái không có kỹ năng, người đi đò không mặc áo phao. Biết hiểm nguy rình rập nhưng vì cuộc sống, nhiều người đành bỏ ra mỗi ngày từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn đồng để thuê thuyền máy đi lại, đưa đón con cái đi học.
Ông Bùi Nguyên Mãn, thôn Ân Phú cho biết: "Dân tự lo liệu lấy. Vào mùa mưa lũ, việc vận chuyển ở khu vực này rất khó. Hàng nông sản rất lớn, hơn 100 học sinh, rồi người lao động đi về rất phức tạp. Sáng ra không có đò là không thể đi làm được".
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa lũ, gần 400 hộ dân ở thôn Ân Phú và xóm Tân Lập, thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi lại bị cô lập do nước sông Trà Khúc dâng cao.
Bất chấp lệnh cấm, người dân tự thuê phương tiện qua lại.
Ông Trần Kỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh An cho biết, chiếc đò ngang bị chìm trong vụ tai nạn chiều 2/11 là phương tiện duy nhất địa phương sử dụng trong phòng chống thiên tai. Hiện nay, do nước sông còn lớn nên việc xác định vị trí, trục vớt chiếc đò này gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Kỹ cho biết thêm, UBND xã đã đề nghị thành phố Quảng Ngãi hỗ trợ 2 chiếc đò 25 CV để địa phương sử dụng trong công tác phòng chống thiên tai và đưa người dân qua lại khu vực này, nhất là trong những ngày mưa lũ sắp tới.
"Hiện nay, UBND xã Tịnh An nhờ các địa phương lân cận như phường Trương Quang Trọng, xã Tịnh Long hỗ trợ phục vụ việc đi lại cho bà con nhưng phương tiện không đảm bảo. Địa phương cũng đã làm việc với thành phố và các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ địa phương trong lúc này" - ông Trần Kỹ cho biết./.
Theo Vinh Thông/VOV-miền Trung
Chèo đò qua sông Trà Khúc, 5 người bị nước nhấn chìm Chèo đò qua sông để về nhà, 5 người dân bị nước nhấn chìm nhưng may mắn được cứu vớt kịp thời. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 2/11, người dân chèo đò vượt sông Trà khúc về thôn Ân Phú (xã Tịnh An, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bất ngờ gặp nước chảy mạnh gây lật đò, 5...