Xây dựng lực lượng quân báo, trinh sát tinh gọn, mạnh
Chiều 25-6, Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị quân báo, trinh sát (QB-TS) toàn quân 6 tháng đầu năm 2020. Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng.
Thượng tướng Phan Văn Giang, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hà Khánh
6 tháng đầu năm 2020, lực lượng QB-TS toàn quân đã quán triệt sâu sắc Chỉ lệnh quân sự-quốc phòng (QS-QP), Chỉ lệnh QB-TS của Tổng Tham mưu trưởng, tập trung điều chỉnh, bố trí lực lượng, thế trận QB-TS phù hợp theo tổ chức biên chế mới, đổi mới mạnh mẽ cách làm theo hướng thực chất, hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng QB-TS toàn quân.
Lực lượng QB-TS các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, triển khai nắm chắc tình hình, tham mưu, xử trí, giải quyết tốt các tình huống, không để bị động bất ngờ, tạo chuyển biến vững chắc, toàn diện trên tất cả các mặt công tác.
Các đơn vị đã củng cố, hoàn thiện thao trường, bãi tập, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 6 tháng đầu năm; tích cực, chủ động tuyển chọn xạ thủ bắn tỉa, tổ chức huấn luyện, rèn luyện nghiêm túc, chặt chẽ, chuẩn bị tham gia các cuộc diễn tập và hội thao quân sự quốc tế năm 2020 với khí thế, quyết tâm cao…
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Khánh
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang đánh giá cao những kết quả mà lực lượng QB-TS đã đạt được.
Thượng tướng Phan Văn Giang yêu cầu lực lượng QB-TS tiếp tục quán triệt sâu sắc nhiệm vụ QS-QP, chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, có chiều sâu các nhiệm vụ, tăng cường áp sát địa bàn cơ sở để chỉ đạo xây dựng lực lượng, tổ chức hoạt động.
Tích cực, chủ động, linh hoạt, nhạy bén, nắm chắc, phát hiện sớm các dấu hiệu, động thái mới, tham mưu xử trí kịp thời các tình huống, nhất là dịp Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9, đại hội Đảng các cấp và các hội nghị quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam.
Tập trung xây dựng lực lượng QB-TS toàn quân tinh gọn, mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt, chủ công trong nắm tình hình ở địa bàn cơ sở; phát huy hiệu quả vai trò của các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị ở địa phương theo tinh thần Nghị định 03/2009/NĐ-CP ngày 5-9-2019 của Chính phủ, chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu, xử trí tốt các tình huống, không để diễn biến phức tạp, lây lan, kéo dài, tạo thành điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận 60 và Nghị quyết 756 của Quân ủy Trung ương, đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, chủ động bổ sung phương án, cách đánh phù hợp, sát mục tiêu, đối tượng, địa bàn đảm nhiệm.
Tích cực bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ, nhân viên QB-TS các cấp; kết hợp chặt chẽ huấn luyện với rèn luyện phương pháp, tác phong chỉ huy, nhất là chỉ huy cấp phân đội; nâng cao thể lực, sức bền, trình độ kỹ, chiến thuật và kỹ năng chiến đấu của trinh sát viên; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời; xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí, quyết tâm cao, lòng trung thành, tin cậy tuyệt đối, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo vệ biên giới
Ngày 25-3, tại Phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận Dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN).
Qua thảo luận, các đại biểu khẳng định, việc ban hành Luật BPVN là hết sức cần thiết nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức trong sự nghiệp bảo vệ biên giới. Đồng thời, xây dựng lực lượng BĐBP chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số bộ phận tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng vai trò chuyên trách trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Trình bày Tờ trình Dự án Luật BPVN, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Dự thảo luật được xây dựng trên 3 chính sách lớn, gồm: Xác định rõ nhiệm vụ biên phòng; luật hóa quy định về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới của BĐBP; chuẩn hóa, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. "Việc xây dựng Luật BPVN nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn diện rộng khắp, nhân dân làm chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, BĐBP là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại; xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới" - Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.
Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La hướng dẫn học sinh là "Con nuôi đồn Biên phòng" học tập.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã đánh giá cao sự chuẩn bị công phu của Ban soạn thảo và dự thảo Luật BPVN đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến. Theo đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, việc ban hành Luật BPVN sẽ thể chế đầy đủ Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Đồng thời, tên gọi Luật BPVN là hợp lý, đáp ứng được phạm vi điều chỉnh và nội hàm của luật, thể hiện được vai trò quan trọng trong xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia.
Để nhấn mạnh thêm về tên gọi của Dự án Luật BPVN, đồng chí Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng: "Tên gọi Luật BPVN đáp ứng được yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, thể hiện tính thiêng liêng, uy nghiêm, gắn với chủ quyền lãnh thổ".
Đối với quy định về nhiệm vụ của BĐBP, các đại biểu thể hiện rõ quan điểm, BĐBP là lực lượng chuyên trách, làm nhiệm vụ nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới và tham gia xây dựng biên giới vững mạnh. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, xây dựng, bảo vệ biên giới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, của các lực lượng. Nhưng thực hiện mỗi nhiệm vụ cần có một lực lượng chuyên trách, nòng cốt, còn các cơ quan khác thực hiện nhiệm vụ phối hợp, sự phối hợp cần có quy chế, nguyên tắc nhất định, tránh trường hợp "dễ làm, khó bỏ", tạo ra những khoảng trống trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.
Theo các đại biểu, BĐBP phải thể hiện đầy đủ 3 nhiệm vụ lớn là xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới. Trong đó, phải xác định rõ BĐBP làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới. "Dự thảo Luật BPVN xác định, BĐBP tham gia xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh. Quy định này cần có sự nghiên cứu lại, vì tham gia xây dựng biên giới, vị trí của BĐBP rất quan trọng. Qua thực tiễn, BĐBP đã thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên biên giới. Vì vậy, theo dự thảo Luật BPVN, BĐBP chỉ tham gia xây dựng biên giới chưa đáp ứng yêu cầu, nên điều chỉnh nội dung này và quy định BĐBP làm nòng cốt tham gia xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh để thể hiện đúng vị trí, vai trò, tầm vóc của lực lượng này", đồng chí Hà Ngọc Chiến đề nghị.
Cán bộ Đồn Biên phòng Bát Xát, BĐBP Lào Cai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Đồng tình với các ý kiến của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thể hiện quan điểm: BĐBP là lực lượng quan trọng, nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới. Trong thực tiễn, BĐBP đã tham gia tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn biên giới, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân; nâng cao dân trí, xóa mù chữ, giúp đồng bào nghèo nâng cao đời sống và tăng cường cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới; tăng cường đảng viên về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản biên giới, giúp địa phương củng cố cơ sở chính trị...
Đối với chính sách cho BĐBP, các đại biểu cho rằng, cần thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước về chính sách đặc thù đối với BĐBP. Theo đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, chính sách đối với BĐBP là nội dung quan trọng liên quan trong việc thể hiện bộ mặt quốc gia. Các đồn Biên phòng đến nay đã được xây dựng cơ bản, đường tuần tra biên giới từng bước được triển khai nhưng chính sách đối với BĐBP chưa nêu rõ được tính đặc thù. Ngoài các chính sách đã được quy định tại Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam, cần có các chính sách đặc thù như: Chính sách về quân hàm, chính sách đất ở, đất sản xuất... để bảo đảm đời sống cho cán bộ, chiến sĩ và gia đình. "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", nhưng muốn cán bộ, chiến sĩ gắn bó với quê hương, gắn bó với đồng bào thì cần có đất ở, đất sản xuất, vợ người lính phải có công việc ổn định, có như vậy họ mới yên tâm công tác, gắn bó, cống hiến, hy sinh, xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới" - Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Cứu 30 người bị giông lốc đánh chìm thuyền ở vùng biển Trường Sa Khoảng 20h48 ngày 27/4, Nhà giàn DK1/11 phát hiện tín hiệu đèn, thông báo các tàu của Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đến ứng cứu. Đến 22h cùng ngày, lực lượng Nhà giàn DK1/11 đã đưa 30 ngư dân lên tàu an toàn. Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt...