Xây dựng lộ trình chuẩn hóa dữ liệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
Bộ LĐ-TB&XH và BHXH Việt Nam hoàn thành việc xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, các chế độ an sinh xã hội để có thể kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán thực hiện chi trả các chế độ an sinh xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Chỉ thị nêu rõ, ngày 30-12-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Sau gần 4 năm triển khai Quyết định này, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển tích cực; tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng các phương tiện thanh toán.
Để tiếp tục thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đạt được các mục tiêu của Quyết định số 2545/QĐ-TTg, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan, các địa phương tích cực, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg và các Nghị quyết của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày 01-7-2020, các bộ liên quan phải hoàn thành một số nhiệm vụ. Cụ thể:
Bộ Công Thương phải hoàn thành việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
Video đang HOT
Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo áp dụng khả thi, thực hiện thống nhất.
Bộ Y tế hoàn thành việc chỉ đạo, hướng dẫn các BV phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Bộ GD-ĐT hoàn thành việc chỉ đạo, hướng dẫn các trường học phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng, chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thực hiện thu phí dịch vụ giáo dục bằng phương tiện thanh toán điện tử.
Bộ LĐ-TB&XH và BHXH Việt Nam hoàn thành việc xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, các chế độ an sinh xã hội để có thể kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán thực hiện chi trả các chế độ an sinh xã hội.
Bộ Công an khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trung gian thanh toán; hoàn thiện việc chủ trì xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính; kết nối chia sẻ thông tin thu phạt với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan; ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu phạt vi phạm hành chính.
Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành việc nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ không tiếp xúc, thẻ phi vật lý để thu phí cầu đường, mua vé tàu, xe…
Phó thủ tướng: Cần đặc biệt chú trọng tới nhóm trẻ em yếu thế
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng ngoài chăm sóc, giáo dục thì phải chú ý đến việc bảo vệ trẻ. Trong công tác bảo vệ cần đặc biệt chú ý phòng xâm hại bên cạnh việc chống.
Chiều 27/5, Quốc hội tiếp tục nghe báo cáo và thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em. Tại đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ và các cơ quan báo cáo, giải trình, làm rõ một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Trước đó, báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội cho thấy số trẻ em bị xâm hại được phát hiện, xử lý trong giai đoạn 2015-2018 tăng nhiều hơn so với giai đoạn 2011-2014.
Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ), tính trung bình cứ một ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.
Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng xâm hại trẻ em vẫn đang là một vấn nạn trong xã hội và các cơ quan, ban ngành cần tăng cường nguồn lực chính đáng cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, phòng chống xâm hại trẻ em nói riêng. Đồng thời, nhiều đại biểu đề xuất việc tăng khung hình phạt đối với những đối tượng xâm hại trẻ em.
Tiếp thu báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội và ý kiến của các đại biểu, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng quá trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã có tác động tích cực, giúp các cấp chính quyền cùng toàn xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Đặc biệt, báo cáo đã phân tích bối cảnh tình hình mới, để từ đó đề ra các giải pháp, khuyến nghị rất cụ thể với các cơ quan trong cả hệ thống cũng như toàn xã hội.
"Chính phủ sẽ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu, khuyến cáo của Đoàn giám sát, thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Quốc hội về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung và phòng chống xâm hại trẻ em nói riêng để trẻ em Việt Nam được sinh ra, sống, trưởng thành trong môi trường, điều kiện tốt nhất...", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình một số nội dung các đại biểu quan tâm việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Quochoi.vn.
Ông cũng đề cập đến những điểm mà Chính phủ, Thủ tướng đã và đang chỉ đạo Bộ LĐTB&XH cùng các cơ quan liên quan chú ý trong quá trình thực hiện công tác trẻ em, đặc biệt trong việc chuẩn bị Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, Phó thủ tướng cho rằng cần phải đặc biệt chú trọng các chỉ số, tiêu chí, giải pháp liên quan tới chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Đặc biệt cần có các chương trình, đề án, dự án cụ thể đối với các vấn đề về giới, trẻ em vùng núi, vùng dân tộc ít người và nhóm trẻ em yếu thế...
Đối với công tác trẻ em, cần chú trọng đặc biệt công tác chăm sóc, giáo dục bên cạnh bảo vệ. Trong công tác bảo vệ cần đặc biệt chú ý phòng xâm hại bên cạnh việc chống.
Ngoài ra, các cơ quan, ban ngành cần tiếp cận theo mô hình quản lý rủi ro và đưa ra các quyết định, giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu. Muốn vậy, cần xác định, hệ thống hóa những nguy cơ và hình thành ngay cơ sở dữ liệu về trẻ em.
Đồng thời, cần phân tích những yếu tố có tính tập tục, thói quen không còn phù hợp như "yêu cho roi cho vọt", thói quen bao bọc trẻ em hơn mức cần thiết từ đó dẫn tới hạn chế việc lắng nghe trẻ em nói, lắng nghe thiếu niên nói. Bên cạnh đó cần tập trung vào những tác động mặt trái của công nghệ, của hội nhập (Internet, phim ảnh, du lịch...) , để có giải pháp bảo vệ trẻ em phù hợp.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị bên cạnh yêu cầu điều tra, xét xử để trừng trị những người vi phạm pháp luật, bảo vệ nạn nhân cần có nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thực chất các hành vi vi phạm, xâm hại trẻ em và tỷ lệ vụ việc vi phạm được tố giác, xử lý được nâng lên.
"Chính phủ sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan hành chính, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm sát, tòa án để mảng công tác này tiếp tục có những tiến bộ thực chất", Phó thủ tướng cho biết.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xác định rõ trách nhiệm trong công tác bảo vệ trẻ em Chiều 27-5, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp ngày 27-5. Ảnh: quochoi.vn Theo...