Xây dựng Hòa Bình (HBC) muốn mua 10 triệu cổ phiếu quỹ, dừng phát hành ESOP
Ngày 29/11, Hội đồng quản trị Công ty cổ Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC – HOSE) đã có 2 quyết định lớn nhằm nỗ lực cứu giá cổ phiếu, khi đã giảm về mức đáy trong hơn 3 năm.
Theo đó, HBC quyết định tạm dừng kế hoạch phát hành 1,3 triệu cổ phiếu ESOP theo nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2019.
Đồng thời, Hòa Bình thông qua việc dùng lợi nhuận chưa phân phối tại 30/6/2019 (hơn 621 tỷ đồng) để mua 10 triệu cổ phiếu, tương đương 4,33% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh.
Thời gian dự kiến mua trong vòng 30 ngày, sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Mới đây, vào ngày 22/11, Giám đốc Tài chính tập đoàn HBC, ông Trần Quang Đại cho biết, kết thúc năm năm 2019, Tập đoàn khó có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra (720 tỷ đồng) do tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản, dẫn đến các doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn và HBC không phải ngoại lệ.
Theo ông Đại, doanh thu của Tập đoàn có thể ghi nhận khoảng 18.000 tỷ đồng (kế hoạch là 18.600 tỷ đồng), còn lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 400 – 430 tỷ đồng (hoàn thành khoảng 50 – 60% kế hoạch năm).
Video đang HOT
Diễn biến ảm đạm tại nhóm công ty xây dựng lớn như CTD, HBC cũng được phản ánh mạnh vào giá cổ phiếu, trong đó, cổ phiếu HBC đã rơi về vùng thấp nhất kể từ khoảng tháng 7/2016 tới nay tại mức quanh 11.000 đồng/cổ phiếu, và tính riêng từ đầu năm đã mất gần 35% (tính theo giá đã điều chỉnh).
Phiên hôm nay 29/11, cổ phiếu HBC đóng cửa tăng 1,8% lên 11.300 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh có hơn 2,3 triệu đơn vị.
Tạm tính với mức giá trên, HBC sẽ phải chi ra khoảng 113 tỷ đồng cho 10 triệu cổ phiếu quỹ muốn mua.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu về đáy, Xây dựng Hòa Bình mua 10 triệu cổ phiếu quỹ đỡ giá, ngừng phát hành ESOP
Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) quyết định hoãn phát hành 1,3 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đồng thời mua 10 triệu cổ phiếu quỹ.
Trước đó, Hòa Bình có thông báo phát hành ESOP trong thời gian dự kiến trong quý 4 với giá 10.000 đồng/cp. Đối tượng phát hành là cán bộ nhân viên làm việc liên tục 3 năm (2016 - 2018) và không bị kỷ luật từ cấp 2 (kéo dài thời hạn tăng lương) trở lên.
Quyết định hoãn phát hành cổ phiếu ESOP được đưa ra trong bối cảnh giá cổ phiếu HBC đang ở vùng đáy 3 năm. Trên thị trường, cổ phiếu HBC đang giao dịch ở mức 11.100 đồng/cp, giảm 24% trong 3 tháng.
Hoà Bình hoãn phát hành ESOP và thay vào đó là mua 10 triệu cổ phiếu.
Song song hoãn phát hàng ESOP, Hội đồng quản trị của Hoà Bình đã thông việc mua vào 10 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 4,33% cổ phiếu đang lưu hành với giá mua dự kiến không cao hơn giá trị sổ sách dựa trên Báo cáo tài chính gần nhất.
Nguồn vốn thực hiện được trích từ lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 30/6 (gần 612 tỷ đồng).
Khó có thể hoàn thành kế hoạch trong năm 2019
Nói về tình hình kinh doanh trong quý gần nhất, do ảnh hưởng chung của ngành nên ông lớn xây dựng lãi ròng quý 3 giảm mạnh đến 74% so cùng kỳ.
Doanh thu thuần trong quý 3 của Hòa Bình đạt gần 4.615 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp của HBC cũng giảm mạnh xuống còn 6% từ mức 10% của quý 3/2018.
Sau cùng, Hòa Bình đạt 68,7 tỷ đồng lãi ròng trong quý 3/2019, giảm mạnh 74% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần 13.646 tỷ đồng, tăng 8% nhưng lãi ròng lao dốc 54% xuống còn 234 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Công ty tăng nhẹ 3% lên 16.446 tỷ đồng. Nợ vay tài chính ngắn và dài hạn ghi nhận đến 5.233 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm và chiếm 32% tổng nguồn vốn Công ty.
Khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng tăng 26% so với đầu năm lên 5.130 tỷ đồng, trong khi phải thu ngắn hạn khách hàng giảm còn 5.576 tỷ đồng từ 6.170 tỷ đồng.
Trong thông tin mới nhất, ông Trần Quang Đại, Giám đốc Tài chính Tập đoàn cho biết năm 2019 Hòa Bình khó đạt mục tiêu kinh doanh đề ra.
Doanh thu có thể ghi nhận khoảng 18.000 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế khoảng 400 - 430 tỷ đồng (hoàn thành khoảng 50 - 60% kế hoạch năm). Do thị trường khó khăn nên số backlog (hợp đồng đã ký và chưa thực hiện) đạt khoảng 16.000 tỷ đồng, thấp hơn kế hoạch khoảng 33%.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
SeABank tăng vốn điều lệ lên 9.369 tỷ đồng SeABank vừa hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu để tăng vốn từ 7.688 tỷ đồng lên 9.369 tỷ đồng. Với quy mô mới, SeABank vào nhóm 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn tin từ cho biết, kế hoạch tăng vốn nói trên đã hoàn tất trong tháng 9 vừa qua và đã được...