Xây dựng hình ảnh chiến sỹ CAND ngày càng đẹp hơn
Ngày 6-3, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1974 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Đền thờ Hai Bà Trưng (phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, Hà Nội).
Các hoạt động văn hóa thể thao thu hút đông đảo người dân
Tại đây đã diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm Hai Bà Trưng, tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng giương cao ngọn cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Hán xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, quật cường của người Việt. Sau phần lễ, tại khu vực Đền thờ Hai Bà Trưng cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao thu hút đông đảo sự hưởng ứng, tham gia của người dân như biểu diễn văn nghệ, võ dân tộc, biểu diễn thư pháp, hội thi nấu cơm…
Video đang HOT
Theo ANTD
40 năm Hoàng Sa bị tạm chiếm: Nỗi đau và lòng yêu nước
Thế là đã 40 năm, một phần da thịt nước ta đã lưu lạc nơi kẻ ngoại, 40 năm Hoàng Sa và sau này một phần Trường Sa đã trở thành nỗi đau nhức nhối trong tâm can mỗi người dân Việt. Nơi ấy có xương máu cha ông nghìn năm nằm lại, nơi ấy, trong mỗi trang sử suốt dọc chiều dài dựng nước và giữ nước đều ghi rõ là phên dậu trước biển của dân Việt. Vậy mà 40 năm, sau trận hải chiến do những kẻ xâm lấn, một phần biển đảo của chúng ta đã bị tạm chiếm, tấm phên dậu hở hang đã làm mất ngủ bao đêm của những thức giả.
Ảnh: Internet
Vào những ngày đầu năm 1974, lợi dụng chúng ta đang bận rộn trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, thế lực bành trướng đã đem quân tấn công quần đảo Hoàng Sa. Với lực lượng vượt trội, chúng đã chiếm quần đảo. 74 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến anh dũng này.
Còn nhớ, chỉ sau ngày Hoàng Sa bị chiếm đóng có 5 năm, trong cuộc chiến phía Bắc, đứng ở bên này cầu Khánh Khê, chiến sĩ Phạm Văn Hoàng binh nhất thuộc Trung đoàn Tây Sơn chỉ sang bên kia đồi: Không đuổi được những kẻ xâm lược ra khỏi đất nước tôi sẽ không về Hà Nội nữa. Anh đã góp phần đuổi giặc ra khỏi biên cương nhưng anh vẫn không về, anh nằm lại sau một cuộc chiến và để lại thân thể cũng như linh hồn trấn giữ ải Bắc. Với những Anh hùng giữ đảo Hoàng Sa và sau này những Anh hùng hy sinh giữ đảo Trường Sa, tôi cũng nghĩ như vậy. Thể xác và linh hồn họ đã ở lại đó, trở thành những thổ công thổ địa không để cho những kẻ tạm chiếm yên ổn một phút, một giây. Những linh hồn họ cũng nhắc nhở những người sống món nợ lịch sử, món nợ tổ tông khi một phần đất nước chưa được thu hồi về một mối.
Thật sự, chúng ta, từ trẻ nhỏ đến người già, từ người dân bình thường đến các nhà lãnh đạo mọi thời kỳ, không ai quên Hoàng Sa, Trường Sa. Có thể thế và lực cũng như những thời cơ chưa đến để chúng ta thu hồi một phần biển đảo về quê hương, nhưng mãi mãi Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là một phần đất nước, một phần máu thịt trong mỗi người dân Việt. Nhưng để trả món nợ lịch sử này còn quá nhiều việc để làm. Những con tàu, những cỗ máy chiến tranh dẫu có hiện đại đến đâu cũng không đủ cho mọi cuộc chiến giải phóng và giữ nước, nếu không có nhân dân đồng lòng và một bộ chỉ huy sáng suốt, quyết chiến vì tổ quốc, vì nhân dân.
Chúng ta cần nhận rõ âm mưu xâm chiếm của những kẻ đang tạm chiếm một phần da thịt đất nước. Họ không dễ dàng từ bỏ những gì đã dùng vũ lực cưỡng chiếm được. Vì vậy chúng ta vừa phải kiên trì vừa phải kiên quyết, không lùi bước dẫu là nửa phân, dẫu trên chiến trường hay trên bàn đàm phán. Nhận rõ bản chất của những kẻ tạm chiếm, biết rõ âm mưu của họ là tiền đề thắng lợi.
Nhưng lớn hơn, và quyết định hơn đó là phải có một chiến lược bồi dưỡng sức dân. Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng quyết tâm trả nợ tổ tông thu hồi từng tấc đất Tổ quốc, bồi dưỡng sức mạnh nhân dân bằng sự phát triển kinh tế với những chính sách an sinh xã hội trong một xã hội pháp quyền. Hiến pháp mới với những tiến bộ nhất định là một cơ hội để Đảng và Nhà nước thực hiện những chính sách mới bồi dưỡng sức dân. Hãy khơi dậy trong mỗi trái tim lòng yêu nước mình, trách nhiệm với lịch sử mình, với những người đi trước.
Hãy vinh danh những người con yêu nước Việt đã hy sinh để bảo vệ đất nước, hãy ghi nhớ ngày chúng ta như rụng mất bàn tay, như mất một phần thân thể. Ghi nhớ món nợ này, để tìm cách trả nợ non sông. Hãy như binh nhất Phạm Văn Hoàng, năm 1979 bên cầu Khánh Khê biên giới phía Bắc: Không thu hồi Hoàng Sa và một phần Trường Sa không thể sống bình thường.
Theo ANTD
Tạm ngừng đón khách viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa Ngày 21-11 là tròn 49 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi. Để làm lễ 49 ngày của Đại tướng, từ chiều 18-11, gia đình Đại tướng đã treo biển tạm dừng việc đón khách đến viếng mộ Đại tướng ở Vũng Chùa - Đảo Yến vào sáng ngày 21-11. Hoa tươi được xếp rất nhiều quanh khu mộ Đại tướng ở...