Xây dựng giá thành dịch vụ viễn thông: Chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang sửa lại Thông tư số 16 hướng dẫn doanh nghiệp (DN) tính toán giá thành dịch vụ viễn thông (gồm giá cước internet và 3G) cho phù hợp với điều kiện mới.’
Đáng chú ý, việc sửa đổi thông tư không chỉ đơn thuần là một biện pháp kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước, mà còn thu hút sự quan tâm của xã hội vì có liên quan trực tiếp đến hàng chục triệu khách hàng. Phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên để làm rõ hơn về vấn đề này…
- Ông có thể chia sẻ quan điểm về việc sửa đổi Thông tư 16 mà Bộ TT-TT đang thực hiện?
- Tôi muốn đề cập đến mục tiêu của vấn đề giá cả. Tôi cho rằng vấn đề này có hai khái niệm gồm mục tiêu của Nhà nước và mục tiêu của DN. Sở dĩ, không đề cập đến mục tiêu của người tiêu dùng (NTD) là vì trong mục tiêu của Nhà nước có trách nhiệm phải đại diện cho người dân. Phía DN, về lý thuyết, DN chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng, tại Việt Nam và trong lĩnh vực viễn thông hầu hết đều là DN nhà nước (NN) và có “gốc” Nhà nước. Là DNNN thì phải vì sự phát triển kinh tế đất nước chứ không chỉ vì lợi nhuận. Hay nói một cách khác, là DNNN làm gì thì làm, nhưng phải để xã hội được hưởng lợi về giá trị sản phẩm và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Nói như vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, cái gốc của vấn đề giá phải được hiểu và làm rõ ngay từ mục tiêu. Từ đó, mới có căn cứ đưa ra giá cả nói chung, không riêng dịch vụ cáp quang. Nhà nước chỉ cần tạo ra luật chơi để DN cạnh tranh lành mạnh mà không cần kiểm soát giá.
- Một số DN lớn từng kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có quy định để chống bán phá giá dịch vụ cáp quang?
- Vấn đề phá giá là một thủ pháp cạnh tranh và đó là một trong những hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Các DN có thể lợi dụng kẽ hở của các quy định về khuyến mại, trong điều tiết giá, nhiều khi lợi dụng lợi thế của mình để đưa ra các chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh… Vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể là có các quy định giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh tránh thiệt hại cho NTD, chứ Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp. Tôi vẫn giữ quan điểm, Nhà nước không nên can thiệp vào giá, mà tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
Video đang HOT
- Trong kiến nghị cần có quy định giá thành với cáp quang, đại diện các DN cũng dẫn chứng cụ thể giá dịch vụ này giảm liên tục và ở mức thấp… Dư luận cũng từng có những thông tin cụ thể về một vài DN bán phá giá và ông nghĩ sao về điều này?
- Về chuyện DN nào đó có bán dưới giá thành hay không, có phạm luật hay không phải đặt trong một kế hoạch, chiến lược dài hạn. Chẳng hạn, với DN A, có thể ban đầu họ chiếm lĩnh thị trường, để duy trì hiệu quả kinh doanh họ có thể áp dụng giảm giá, sau đó có thể sẽ tăng giá… Nếu đặt trong ngắn hạn thì bảo là phá giá, nhưng trong kế hoạch dài hạn thì khó có thể khẳng định như vậy. Ngoài ra, khi có DN “kêu” phá giá, thì cũng phải tính đến mối tương quan giữa DN này, DN kia và đặt vấn đề “kêu” như vậy có đúng? Tại sao FPT chỉ kinh doanh internet nhưng hằng năm đều công bố chỉ số lợi nhuận tốt? Toàn DN trong nước mà cứ kêu phá giá với nhau, khi hội nhập trong khuôn khổ các hiệp định thương mại đã ký, chúng ta kêu phá giá với DN nước ngoài thế nào? Ở một góc độ khác, tôi cho rằng, cần phải nhìn hiện tượng DN cho là “phá giá” là “cú hích” cho các DN khác để thực hiện quản trị tốt hơn… Do vậy, tôi cho rằng, cái gốc là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải quản trị DN hiệu quả và đó mới là bản chất của vấn đề.
- Ngược lại với dịch vụ cáp quang, dịch vụ 3G đến nay chưa có nhà cung cấp nào kiến nghị phải xây dựng giá thành, nhưng vẫn luôn kêu lỗ vì bán dưới giá thành và không được bù chéo dịch vụ. Ông có bình luận gì?
- Với các dịch vụ viễn thông không thể không có bù chéo, vì mỗi DN nào đấy, bài toán kinh doanh cuối cùng không chỉ có giá cả, lợi nhuận, mà còn các giá trị vô hình khác. Ví dụ có A mới bán được B, thực hiện marketing tất cả để bán sản phẩm chứ không chỉ bán chỉ một dịch vụ… Câu chuyện đầu tư cho 3G mà các DN vẫn than lỗ, nhưng thực tế các dịch vụ trên nền 3G lãi lớn. Khi phân tích, người ta không thể chỉ dựa vào việc đầu tư cho hệ thống 3G thôi và nếu kêu lỗ, vậy nguồn vốn ở đâu để có thể đầu tư nâng cấp hạ tầng? Do vậy, phải đặt vào bức tranh chung vì có 3G, nhà mạng mới phát triển được các dịch vụ khác, mới phục vụ khách hàng tốt hơn.
Còn về phía cơ quan quản lý, tôi cho rằng, không nên bóc tách từng sản phẩm dịch vụ phân tích. Thực tế thì câu chuyện giá cả – giá thành – lợi nhuận không sai về phân tích kinh tế, nhưng không thể vì thế “đo lọ nước mắm, bán củ dưa hành” để NTD và thị trường thiệt hại.
- Xét trong điều kiện thực tế hiện nay thì trong khi môi trường kinh doanh chưa chặt chẽ, vẫn cần phải có những quy định cụ thể để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho NTD?
- Trong lĩnh vực viễn thông, tôi cho rằng đây là ngành có cạnh tranh khá tốt. Do vậy, tôi vẫn giữ quan điểm, Nhà nước không nên có những quy định mang tính can thiệp trực tiếp vào giá (như xây dựng giá thành với từng dịch vụ viễn thông). Song, tôi có sự chia sẻ với cơ quan quản lý Nhà nước, vì trong điều kiện phát triển thực tế của đất nước, trong ngắn hạn vẫn phải sử dụng phương thức quản lý bằng cách can thiệp trực tiếp này. Nhưng, việc xây dựng giá thành phải được dựa trên mặt bằng thế giới và DN nào đưa ra mức giá vượt xa với quy định sẽ là phá giá và khi đó Nhà nước phải can thiệp. Nhưng, đó chỉ là phương pháp quản lý áp dụng trong ngắn hạn.
Việt Nga thực hiện
Theo_Hà Nội Mới
Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong nuôi lợn
Nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã trở thành tỷ phú.
Là một trong bốn hộ nông dân tiêu biểu được dự Đại hội thi đua yêu nước Hội Nông dân Việt Nam mới đây, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn đã chia sẻ kinh nghiệm vươn lên trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn.
Bắt đầu xây dựng trang trại nuôi lợn từ năm 2010 với 20 con lợn nái, đến nay, ông Tân đã có trang trại rộng 2.500 m2 với 100 lợn nái, sinh sản mỗi lứa từ 700 đến 1.000 con lợn giống và lợn thịt. Mỗi năm, ông xuất bán ra thị trường khoảng 170 đến 200 tấn lợn thịt, giá bán luôn cao hơn các trang trại khác từ 3.000 đến 7.000 đồng/kg, doanh thu đạt từ 3 đến 5 tỷ đồng/năm.
Hơn 10 năm qua, trang trại của ông chưa từng bị dịch bệnh, lợn nái đẻ đều, con giống đẹp... Để có được kết quả này, ông Tân đã mạnh dạn áp dụng công nghệ trong chăn nuôi, đầu tư xây dựng trại lợn hàng tỷ đồng.
Ông Trịnh Duy Tân - tỷ phú nông dân nhờ nuôi lợn.
Với dây chuyền máng ăn tự động, mỗi ngày, ông chỉ cần đổ cám 1 lần, có khi 2 ngày mới phải đổ, không cần người trông nom. Đàn lợn ăn tới đâu cám chảy ra tới đó, khi nào lợn no rời máng ăn, hệ thống sẽ tự dừng tiếp cám, rất tiện lợi, không chỉ giảm được chi phí đầu tư, nhân công mà còn rất nhàn.
Ông Trịnh Duy Tân chia sẻ: "Làm chăn nuôi cần nhiều vốn. Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, một là bị ép giá đầu vào, hai là ép giá đầu ra. Vừa rồi, Hội nông dân tỉnh đã hỗ trợ mỗi thành viên 50 triệu đồng. Tôi sẽ họp bà con lại, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con, giúp vốn cho bà con giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho bà con. Đồng thời, vận động bà con bán lợn sớm để vay vốn đó giúp những người chuẩn bị bán lợn nhưng chưa có tiền mua cám. Người nọ tương trợ người kia cùng làm giàu."
Ông Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, ông Trịnh Duy Tân là nông dân xuất phát từ hộ nghèo, thuộc gia đình công giáo. Ông vận động những người trong gia đình, trong thôn, xóm cùng phát triển kinh tế. Khi đã thoát nghèo, giờ trở thành hộ giàu, ông đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi Tân Tiến với 28 thành viên.
Hiện Hợp tác xã của ông Tân là một trong những điển hình tiêu biểu cho phát triển kinh tế tập thể. Toàn bộ hội viên đều đồng lòng, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau; cung cấp thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y, chăm sóc cũng như phòng trừ bệnh cho lợn và lo đầu ra cho lợn thịt, lợn nái.
Theo ông Thái, ông Tân là tấm gương tiêu biểu cho bà con trong khu vực cùng thoát nghèo, làm giàu, tích cực tham gia công tác Hội. Ông Thái hy vọng mô hình chăn nuôi như ông Tân sẽ tiếp tục được nhân rộng trên toàn tỉnh.
Không chỉ lo làm giàu, ông Tân còn rất chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường. Sau một thời gian học hỏi các trang trại trong và ngoài tỉnh, ông đã thiết kế hệ thống bể, tận dụng khí thải làm biogas phục vụ đun nấu sinh hoạt hàng ngày.
Với việc ứng dụng công nghệ này, ông Tân không chỉ tiết kiệm được chi phí mua gas đun nấu mà còn đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch mùi, đàn lợn lớn nhanh, không bệnh tật. Ông Tân tự tin, với cách làm giàu của ông, số thành viên tham gia hợp tác xã của ông sẽ ngày một đông hơn và trong tương lai gần, địa phương ông sẽ có nhiều tỷ phú như ông./.
Kim Thanh
Theo_VOV
Hơn 100 doanh nghiệp vận tải ký cam kết giảm giá cước Các doanh nghiệp (DN) vận tải ở Hà Nội đã ký cam kết giảm giá cước cho phù hợp với chiều hướng giảm giá xăng, dầu thời gian qua. Chiều nay (11.9) Sở GTVT Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai ký cam kết thực hiện công tác kê khai giá cước vận tải theo quy định với sự tham gia của...