Xây dựng dự thảo Chỉ thị đẩy nhanh thu phí tự động không dừng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Ảnh minh họa.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4954/VPCP về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Văn bản nêu rõ, để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2020.
Trước đó, ngày 17/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Hoàn thành thu phí không dừng trước 31/12/2020
Video đang HOT
Trước khi ra Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai hệ thống này.
Đặc biệt, sau khi Bộ GTVT không thực hiện được cam kết sẽ hoàn thành hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng vào 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có yêu cầu Bộ GTVT nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để chậm tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động.
Đến nay, theo Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg, các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng sẽ được “gia hạn” thêm 1 năm, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng.
Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng.
Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành do Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.
Ngoài ra, căn cứ điều kiện cụ thể đối với từng trạm thu phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc duy trì mỗi trạm thu phí có 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều lưu thông và việc tạm dừng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các trạm thu phí chưa thực hiện việc thu phí điện tử không dừng do lỗi của nhà đầu tư.
Việc thực hiện thu phí điện tử không dừng đối với các trạm thu phí có thời gian hoàn vốn còn lại dưới 3 năm đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
Chậm nhất đến 31.12.2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC).
Chậm nhất đến 31.12.2020 phải triển khai xong thu phí không dừng
Quyết định này thay thế Quyết định 07/2017 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức ETC, áp dụng với cả các dự án BOT cũ cũng như các dự án mới có thu phí.
Về tiến độ thực hiện thu phí ETC, Quyết định nêu rõ: Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống ETC phải vận hành ngay việc thu phí ETC. Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống ETC chậm nhất đến ngày 31.12.2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành sẽ do Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án. Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí ETC theo quy định của Quyết định này.
Căn cứ điều kiện cụ thể đối với từng trạm thu phí, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định: Việc duy trì mỗi trạm thu phí có 1 làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức ETC và hình thức một dừng) trên mỗi chiều lưu thông. Thời điểm chuyển làn hỗn hợp nêu trên sang ETC và thực hiện thu phí toàn bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Tại Quyết định cũng quy định việc tạm dừng và thời gian tạm dừng việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ với các trạm thu phí chưa thực hiện việc thu phí ETC do lỗi của nhà đầu tư. Việc thực hiện thu phí ETC đối với các trạm thu phí có thời gian hoàn vốn còn lại dưới 3 năm đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, hệ thống ETC phải được thiết kế, lắp đặt, xây dựng đồng bộ trên toàn quốc, bảo đảm vận hành liên tục, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và an toàn. Về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ an ninh, xe sử dụng vé "Phí đường bộ toàn quốc") phải được gắn thẻ đầu cuối.
Việc gắn thẻ đầu cuối được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ GTVT và nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31.12.2021. Từ ngày 31.12.2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí mở tài khoản thu phí cho chủ phương tiện trên hệ thống ETC ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định.
Cũng theo Quyết định của Thủ tướng, nhà đầu tư BOT có thể tự thiết kế, đầu tư xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống ETC. Tuy nhiên, hệ thống này phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống ETC của nhà cung cấp dịch vụ thu phí đang triển khai.
Để giải quyết vướng mắc về việc mở tài khoản thu phí, Thủ tướng cho phép chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản ETC theo nhiều hình thức, như nộp tiền trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng...Trường hợp phương tiện giao thông được gắn thẻ mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp được thu phí theo tháng, quý và năm. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí sẽ thực hiện trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện tại thời điểm đăng ký thanh toán theo hình thức tháng, quý, năm.
Quyết định 19/2020 về việc thu phí ETC có hiệu lực từ ngày 1.8.2020.
Đề xuất tách Tây nguyên gộp vào 2 vùng khác Hoàn thiện phương án phân vùng để tăng liên kết, hợp tác phát triển giữa các tỉnh, vùng nhưng không thể bỏ qua các yếu tố an ninh chính trị. Ngày 4-6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch....