Xây dựng đơn vị không khói thuốc lá tại Hà Nội
Ngày 31/5, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá ngành Y tế Hà Nội. Tại lễ phát động, các đơn vị đã ký cam kết “Xây dựng đơn vị không thuốc lá” với Sở Y tế thành phố.
Ảnh minh họa.
Để thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời gian qua, ngành Y tế đã triển khai phong trào thi đua đơn vị “Không khói thuốc lá”. Nhiều đơn vị đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức người lao động, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân không hút thuốc lá trong đơn vị hoặc bố trí điểm riêng biệt dành cho người hút thuốc. Treo khẩu hiệu, biển báo, pano, áp phích tuyên truyền tại các điểm đông người trong đơn vị. Đưa tiêu chi “không hút thuốc lá” vào nội dung thi đua khen thưởng của cá nhân và tập thể. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện “không hút thuốc lá trong đơn vị”. Tuy nhiên bên cạnh đó phong trào này vẫn còn gặp những khó khăn, thách thức.
Trong thời gian tới, để hạn chế ảnh hưởng do tác hại của thuốc lá lên sức khỏe con người, ngành Y tế phát động phong trào thi đua đơn vị “Không khói thuốc lá”; tiếp tục triển khai kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng đơn vị “Không khói thuốc lá”; tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục công chức, viên chức, người lao động tích cực hưởng ứng phong trào bằng nhiều hình thức thực tế của đơn vị; có giải pháp giúp đỡ cán bộ viên chức lao động nghiện thuốc lá sử dụng sản phẩm thay thế, tiến tới không hút thuốc lá, tự giác thực hiện nội quy, quy định của cơ quan; tuyên truyền, vận động, giám sát bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thực hiện không hút thuốc lá trong bệnh viện, cơ quan, đơn vị.
Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống tác hại thuốc lá; áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm quy định cấm hút thuốc theo Nghị định 45/2005 của Chính phủ. Đưa nội dung thực hiện đơn vị “không khói thuốc lá” vào đánh giá thi đua hàng năm.
Tác hại của thuốc là cần được tuyên truyền
Da nhợt nhạt: Thuốc lá có chứa chất độc hại và một số hóa chất. Những chất gây tổn hại này có thể hút oxy và chất dinh dưỡng của cơ thể bằng cách lấy đi các tế bào khỏe mạnh của bạn.
Video đang HOT
Da nhăn: Chất nicotine sẽ thu hẹp các mạch máu, ngăn nguồn cung oxytới da, khiến da bạn nhăn.
Thâm quầng mắt: Hút thuốc lá cũng tạo thành các túi mọng dưới mắt. Mỗi lần hít thuốc, đôi mắt sẽ tạo ra các nếp nhăn. Sau một thời gian dài, các nếp nhăn quanh mắt nổi bật hơn, đen hơn.
Môi nhăn: Hút thuốc làm mất tính đàn hồi của da, tăng cường các nếp nhăn xung quanh môi của bạn.
Răng xấu: Thuốc lá ảnh hưởng đến răng của bạn. Cho dù bạn đang nhai hoặc hút thuốc, các chất từ thức ăn hay thuốc lá cũng bám lại trên răng.
Rụng tóc: Hút thuốc lá tăng tốc độ của quá trình rụng tóc. Mái tóc của bạn sẽ bắt đầu mỏng nếu bạn tiếp tục hút thuốc.
Hơi thở có mùi: Hơi thở có mùi thuốc lá cũng là một tác dụng phụ của việc hút thuốc.
Thính giác kém: Nghe kém là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, nhưng người hút thuốc có thể gặp tình trạng này sớm hơn.
Đau lưng: Theo một số nghiên cứu cho thấy, đau lưng có thể đây là kết quả của sự mất nước, máu lưu thông kém dẫn đến bệnh đau lưng.
Da chảy xệ: Hóa chất hiện diện trongthuốc lá phá hủycollagen và elastin, nền tảng cho một làn da khỏe mạnh. Những sợi này làm cho da đàn hồi, nếu không có chúng, da bạn sẽ bị chùng và chảy xệ.
Vnmedia
Hơn 90% ca mắc ung thư phổi ở nam giới do thuốc lá
Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới chọn chủ đề "Tăng thuế thuốc lá", mục đích nhằm kêu gọi các quốc gia thực hiện chính sách thuế và giá các sản phẩm thuốc lá như một biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá.
Hơn 90% ca mắc ung thư phổi ở nam giới do dùng thuốc lá
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ. Có tới 21,6% nam thanh niên từ 16-24 tuổi là người hút thuốc.
Kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá năm 2010 cho thấy, tại Việt Nam, trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành thì có một người hút thuốc. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới Việt Nam. Hơn 90% các mắc ung thư phổi ở nam giới nước ta có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Bên cạnh tổn thất về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế.
Theo nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng năm 2010 cho thấy, chi phí điều trị và các tổn thất do tử vong, ốm đau, mất khả năng lao động mới chỉ cho 5 bệnh (trong số 25 bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá) là hơn 23 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Nhằm giảm thiểu tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường, ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013. Tăng thuế thuốc lá là một biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả được quy định tại Điều 4 của Luật PCTH thuốc lá.
Để tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5), Bộ trưởng y tế, Chủ nhiệm Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động truyền thông đẩy mạnh thực thi môi trường không khói thuốc và phổ biến các thông tin về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tăng thuế thuốc lá.
Thông qua các hoạt động mít tinh, hội thảo, truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng thông tin về tác hại của hut thuốc và hút thuốc thụ động, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về quy định cấm hút thuốc và các khu vực cấm hút thuốc. Hơn nữa là vận động các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá.
Ảnh minh họa.
Hàng năm, WHO và các tổ chức từ nhiều nơi trên thế giới đều kỷ niệm Ngày thế giới không thuốc lá, nhằm thông tin rộng rãi về các nguy cơ sức khỏe do sử dụng thuốc lá, kêu gọi sự ủng hộ đối với các chính sách hiệu quả nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá.
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu lẽ ra có thể phòng tránh được. Sử dụng thuốc lá hiện gây ra 10% trong số các ca tử vong có thể tránh được ở người trưởng thành trên toàn thế giới.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB), để kiềm chế có hiệu quả việc sử dụng thuốc lá, thuế thuốc lá tại Việt Nam phải chiếm từ 65-70% giá bán lẻ.
Vnmedia
Ngủ ngay sau khi uống rượu gây hại gì? Có một số người vì đêm đêm ngủ không ngon hoặc thường xuyên mất ngủ nên thích uống một hai chén rượu trước khi lên giường ngủ. Họ cho rằng làm như thế giúp nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Vậy có nên uống rượu để ngủ nhanh hơn không? Uống rượu trước khi ngủ có những tác hại nào? Ảnh minh họa....