Xây dựng cơ chế mạnh nhất cho Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL
Thời gian qua, các mô hình về điều phối vùng ĐBSCL hoạt động chỉ mang tính hình thức, tính liên kết yếu.
Nguyên nhân chủ yếu là do không đủ thẩm quyền, thiếu nguồn lực. Theo các địa phương thuộc vùng ĐBSCL, để Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL hoạt động thực sự hiệu quả, hiệu lực và thực chất thì cần xây dựng được cơ chế mạnh nhất, đủ quyền lực và nguồn lực để giải quyết những vấn đề mang tính chất liên vùng.
Hội đồng điều phối phải đủ quyền lực và nguồn lực để giải quyết vấn đề mang tính chất liên vùng Ảnh: Lê Tiên
Rõ ràng chức năng, nhiệm vụ
Hiện, ở vùng ĐBSCL có 2 mô hình điều phối liên kết vùng gồm: mô hình tổ chức tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015- 2020 của Vùng ĐBSCL (áp dụng với 4 địa phương: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau) và mô hình thí điểm liên kết vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, các mô hình điều phối vùng này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: chưa có một cơ chế xây dựng đồng thuận và thể hiện được lợi ích tập thể giữa các bên liên quan; Hội đồng vùng KTTĐ vùng ĐBSCL không có đủ thẩm quyền, thiếu nguồn lực, hoạt động hình thức, các địa phương vẫn chủ yếu hoạt động độc lập, tính liên kết yếu.
Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, đề xuất thể chế điều phối vùng ĐBSCL (nhằm tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương phát triển liên vùng, các dự án hạ tầng, phát triển kết nối nội vùng, liên vùng; tham gia góp ý về cơ chế chính sách đặc thù và nguồn lực thực hiện), trong đó thành lập Hội đồng điều phối vùng do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch.
Video đang HOT
Trên cơ sở này, Bộ KH&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới, từ đó yêu cầu đơn vị Tư vấn (Haskoning và GIZ) đề xuất mô hình Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL xuất phát từ quan điểm: điều phối và chia sẻ nguồn lực chung cho các hoạt động toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường; cơ quan điều phối với bộ máy và cơ chế được hình thành với vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, có đủ thẩm quyền, hiệu lực, hiệu quả và gắn liền với trách nhiệm giải trình. Ngoài ra, cho phép sự đóng góp và chia sẻ nguồn lực giữa các bên tham gia thực hiện các hoạt động liên kết (dựa trên quỹ tài chính hoặc thỏa thuận đối với từng nhiệm vụ cụ thể); cấu trúc thể chế rõ ràng, cơ chế tạo động lực khuyến khích các bên tham gia và một cơ sở dữ liệu thông tin chính xác để liên kết hiệu quả và bền vững.
Theo đó, Hội đồng điều phối vùng được đề xuất, có Chủ tịch là một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch thường trực là Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, các Phó Chủ tịch gồm: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; Tổng thư ký và các Ủy viên (đại diện 8 bộ, ngành và VPCP; đại diện 12 địa phương trong Vùng). Điểm mới của Hội đồng lần này là có đại diện của các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để có phản biện khách quan đối với các cơ chế chính sách của Vùng.
Mạnh thể chế, mạnh nguồn lực và phải gắn kết với TP.HCM
Góp ý cho đề xuất của đơn vị Tư vấn về Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL (Hội đồng), ông Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, 2 hạn chế lớn nhất trong thời gian qua mà các mô hình điều phối ĐBSCL không phát huy được hiệu quả, đó là thiếu quyền lực và nguồn lực. Do đó, để mô hình Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL đang được đơn vị Tư vấn đề xuất được khả thi thì cần thiết kế với quyền lực mạnh mẽ nhất.
Ông Phan Văn Sáu bày tỏ đồng tình cao với đề xuất của Bộ KH&ĐT về việc, Hội đồng không phải là cơ quan hành chính cấp vùng, không làm thay chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Để Hội đồng Vùng phát huy được tính khả thi thì vấn đề nguồn lực tài chính cần được gắn kết chặt chẽ vào “quyền lực” của Hội đồng. “Bên cạnh nguồn vốn là khoản vay 1,05 tỷ USD mà Bộ KH&ĐT và Ngân hàng Thế giới đang xây dựng để hỗ trợ chính sách phát triển cho Vùng ĐBSCL thì cần tiếp tục huy động nhiều nguồn lực khác cho Vùng” – ông Sáu nhấn mạnh.
Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp các kiến nghị này của các địa phương và trình Thủ tướng Chính phủ về mô hình Hội đồng điều phối Vùng dựa trên các đề xuất cụ thể của địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu, đơn vị Tư vấn phải làm rõ nét hơn sự gắn kết của cả vùng ĐBSCL với TP.HCM theo hướng: ĐBSCL bổ sung những vấn đề gì cho TP.HCM và ngược lại TP.HCM tạo động lực, lan tỏa gì cho vùng ĐBSCL? Sự gắn kết này có thể là liên kết khoa học, giáo dục đào tạo, công nghệ… “Để tăng cường tính gắn kết, nếu các địa phương đề xuất mời Lãnh đạo của TP.HCM tham gia với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng thì đơn vị Tư vấn cũng nghiên cứu thêm” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Hải Bình
Theo Dauthau
Bí thư Sóc Trăng: Ra đề bài cho các huyện, xã phấn đấu về đích NTM
Ngày 25/11, tỉnh Sóc Trăng tổ chức tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (CTMTQG XDNTM), đề ra mục tiêu XD NTM giai đoạn 2020 - 2025, trong đó phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 80% xã đạt chuẩn NTM.
Báo cáo tại hội nghị, ông Lương Văn Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Phó Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM tỉnh cho biết: Qua 10 năm thực hiện CTMTQG XDNTM giai đoạn 2010 - 2020, đến nay số tiêu chí NTM bình quân của tỉnh đã đạt 16,85 tiêu chí/xã, (tăng 10,5 tiêu chí so với trước khi triển khai Chương trình, và tăng 3,05 tiêu chí so với giai đoạn 1).
Cụ thể: Có 42/80 xã đạt 52,5% (trong đó có 40 xã đã được công nhận và 02 xã đang lập hồ sơ trình công nhận), tăng so với kết thúc giai đoạn 1 (năm 2015) là 23 xã. Ước đến cuối năm, có 02 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Các xã còn lại đạt từ 12-17 tiêu chí, theo kế hoạch đến cuối năm 2020, các xã này đạt 15 tiêu chí trở lên.
Ông Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng tham quan các gian hàng sản phẩm nổi bật của nông dân
Về cấp huyện, huyện Mỹ Xuyên và thị xã đã có 100% xã đạt chuẩn NTM. Hiện nay, thị xã Ngã Năm đã trình hồ sơ gửi Trung ương thẩm định, dự kiến trong năm 2019 sẽ được công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Huyện Mỹ Xuyên đang quyết liệt thực hiện 02 tiêu chí còn lại của huyện NTM (Quy hoạch, Văn hóa - Giáo dục - Y tế), phấn đấu sẽ được công nhận huyện đạt chuẩn vào quý I/năm 2020.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình MTQGXDNTM, Sóc Trăng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Kết quả XD NTM có dấu hiệu "chùng xuống" từ cuối giai đoạn 1 đến những năm đầu của giai đoạn 2; bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 với nhiều tiêu chí được bổ sung nội dung, điều chỉnh nâng cao, đòi hỏi mức độ hoàn thành phải cao hơn (thu nhập, hộ nghèo, bảo hiểm y tế, tổ chức sản xuất ...).
Thu nhập của người dân nông thôn chủ yếu là nông nghiệp, nhưng trong 10 năm qua, tình hình thời tiết bất lợi, giá cả nông sản bấp bênh, dịch bệnh phát sinh phức tạp... đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân.
Đường nông thôn Sóc Trăng sau 10 năm xây dựng nông thôn mới.
Theo kế hoạch, mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh đề ra là có khoảng 50% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, trong đó có khoảng 10% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM nâng cao; có ít nhất 80% xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 20% số xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 5% số xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, nước sạch, trạm y tế, trường học...) đảm bảo kết nối, liên thông và ứng phó với biến đổi khí hậu; chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đối với khu vực ĐBSCL tăng ít nhất từ 1,8 lần so với năm 2020...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đánh giá cao về kết quả XDNTM tỉnh đạt được trong 10 năm qua, đặc biệt là chương trình đã cho thấy hợp lòng dân, đi vào lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ nhất.
Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu cũng nhấn mạnh: "Từ nay đến năm 2020, chúng ta cần quyết liệt tập trung cao độ, không được chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được. Nhất là phải quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra, do đó từ đây đến giữa năm 2020 tôi đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị lưu ý tập trung một số nhiệm vụ chủ chốt".
"Đối với huyện Mỹ Xuyên, cần tích cực hơn nữa để hoàn thành hồ sơ thủ tục dứt điểm trong quý I/2020; về các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, cần xem đây là việc làm thường xuyên liên tục "có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc"; cần duy trì nâng chất các xã đạt chuẩn để xây dựng xã NTM nâng cao tiến tới xã NTM kiểu mẫu. Chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo, chỉnh trang đường làng ngõ xóm xanh- sạch- đẹp, an ninh trật tự ổn định...", ông Phan Văn Sáu nói.
Theo Danviet
Ngày 10/12, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân tại Cần Thơ Ngày 10/12 tới, tại TP Cần Thơ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP Cần Thơ bảo trợ tổ chức Hội nghị "Thủ tướng đối thoại với nông dân", với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản". Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt là đơn vị được giao...