Xây dựng chương trình vay vốn cần gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia
Ngày 23/2, Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu trong buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.
Trong chương trình làm việc, Đoàn kiểm tra, giám sát đã nắm bắt tình hình hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang.
Thực hiện chương trình tín dụng giai đoạn 2016-2020, doanh số cho vay tại tỉnh Tuyên Quang là hơn 3.805 tỷ đồng/123.000 khách hàng; giúp hơn 44 nghìn hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, giải quyết việc làm cho hơn 5.900 lao động. Công tác phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng CSXH tiếp tục tăng cường; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn được chú trọng quan tâm…
Tuy nhiên, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang còn một số khó khăn, tồn tại như: Một bộ phận hộ nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách, chế độ của Nhà nước, sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, một số bộ phận hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết cách sử dụng nguồn vốn; sự phối hợp giữa các tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã với Ngân hàng CSXH có nơi, có lúc chưa chặt chẽ…
Video đang HOT
Thứ trưởng Trần Thanh Nam tặng dê đực giống cho nhóm chăn nuôi dê hữu cơ tại xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình. Ảnh: Đào Thanh.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH cho biết, để thực hiện tốt hơn công tác tín dụng, tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện tốt việc rà soát các thủ tục, nhu cầu của đối tượng gắn với các nhiệm vụ trọng tâm về an sinh xã hội.
Việc xây dựng chương trình vay vốn nên gắn vào các chỉ tiêu, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII; gắn với thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, từ đó phân ra được các nguồn và có kế hoạch cụ thể để phân bố ngân sách; xây dựng chương trình kế hoạch cho các chương trình OCOP, chương trình khuyến nông, chương trình làng nghề nông thôn.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng nhấn mạnh, để các nguồn vốn vay phát huy được hiệu quả thì người dân cần được định hướng để có các kế hoạch sản xuất cụ thể, hiệu quả. Bên cạnh đó, nhằm phát huy hiệu quả của các tổ vay vốn nên có các hoạt động tôn vinh các điển hình, để nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay.
Trong chương trình làm việc tại tỉnh Tuyên Quang, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã tham quan mô hình nuôi dê tại xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình; tham gia lễ ký kết biên bản hợp tác giữa Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn với UBND huyện Lâm Bình về tổ chức hỗ trợ xây dựng các mô hình điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, bền vững nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình.
Tăng giám sát việc sử dụng vốn chính sách xã hội
Trong quý II/2021 Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Người dân thực hiện giao dịch tại một phòng giao dịch của Ngân hàng chính sách xã hội. Ảnh minh họa: Nguyễn Thảo - TTXVN
Theo ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang, quý II/2021 Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh duy trì tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương tranh thủ nguồn vốn cân đối từ Trung ương, thực hiện điều hành linh hoạt kế hoạch nguồn vốn cấp mới, vốn thu hồi nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Đồng thời, tích cực tuyên truyền công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư, chú trọng đến công tác huy động vốn tại điểm giao dịch.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, tăng cường kiểm tra giám sát, tuân thủ chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ của ngành; chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng chính sách xã hội, nghiệp vụ ủy thác cho các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn và ban giảm nghèo, chủ tịch UBND xã.
Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội huyện, thành phố duy trì tốt quy chế hoạt động, tiếp tục bám sát chỉ tiêu kinh tế của địa phương, chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn ngày càng phát triển, ổn định để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn kịp thời, sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiên tôt hoạt đông ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm xử lý kịp thời những tồn tại, làm tốt tuyên truyền tín dụng chính sách, bình xét cho vay đảm bảo đúng quy trình, giải ngân kịp thời đến đối tượng thụ hưởng; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn đi vào nề nếp, bảo toàn nguồn vốn.
Thực hiện tốt tuyên truyền tín dụng chính sách, nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn...
Năm 2021, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 7-10%; nợ quá hạn ở dưới mức 0,06%; huy động tiền gửi qua tổ chức, dân cư đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ giao dịch xã đạt trên 90%, tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt đạt trên 96%.
Từ nay đến hết năm, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, duy trì có hiệu quả hoạt động giao dịch, giao ban tại điểm giao dịch xã; phối hợp với đơn vị nhận ủy thác, chính quyền địa phương có biện pháp đôn đốc, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đi khỏi nơi cư trú, xử lý rủi ro kịp thời; nâng cao chất lượng ủy thác trên địa bàn, quan tâm đến các quy trình thực hiện, bình xét cho vay, thu lãi, huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định...
Quý I/2021, doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang đạt 448 tỷ đồng, có 9.864 khách hàng được vay vốn từ đầu năm.
Nguồn vốn cho vay tập trung chủ yếu chương trình hộ nghèo 68 tỷ đồng, hộ cận nghèo 100 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường 76 tỷ đồng, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 104 tỷ đồng...; mức cho vay bình quân là 79 triệu đồng/hộ vay.
Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Giang đến 31/3/2021 là 4.808 tỷ đồng, tăng 184 tỷ đồng (3,99%) so với năm 2020; có 110.750 hộ còn dư nợ, dư nợ bình quân là 43,4 triệu đồng/hộ.
Dư nợ phân theo các chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo 1.038 tỷ đồng, hộ cận nghèo 958 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường 736 tỷ đồng, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 756 tỷ đồng, cho vay hộ thoát nghèo 673 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm 315 tỷ đồng và cho vay nhà ở xã hội 123 tỷ đồng.
Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tại tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai thực hiện các nội dung ủy thác đã ký kết; triển khai các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn, phát huy hiệu quả nguồn vốn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ, quản lý, giám sát hoạt động tổ kiết kiệm và vay vốn góp phần nâng cao hiệu quả triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Dư nợ ủy thác đến 31/3/2021 là 4.790 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 99,6% trên tổng dư nợ.
Tín dụng chính sách xã hội đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được vay vốn phát triển sản xuất, đem lại nguồn thu nhập cho hộ gia đình, đời sống người dân được cải thiện, góp phần vào mục tiêu an sinh, xã hội tại địa phương.
Theo kết quả rà soát, thống kê hô nghèo, hô cân nghèo năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, hô nghèo trên địa bàn tỉnh là 14.679 hô, chiếm tỷ lệ 3,14%; hô cân nghèo là 18.610 hô, chiếm tỷ lệ 3,98%. Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 2,5%; trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 13,6%./.
Agribank Hà Tĩnh II hỗ trợ 30 triệu đồng cho quỹ bữa ăn bệnh nhân nghèo Agribank Hà Tĩnh II vừa hỗ trợ 30 triệu đồng vào quỹ bữa ăn bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh. Anh Võ Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Agribank Hà Tĩnh II chia sẻ, đây món quà của cán bộ, nhân viên quyên góp nhằm chung tay giúp đỡ các bệnh nhân tâm thần nghèo, hoàn cảnh đặc biệt...