Xây dựng chuẩn nghèo mới không chỉ dựa vào thu nhập
Chuẩn nghèo còn bao gồm mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản như tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch – vệ sinh và tiếp cận thông tin.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020″.
Theo đó, chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020 được xây dựng theo hướng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; xây dựng mức sống tối thiểu để từng bước bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.
Cụ thể, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản…
Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức thu nhập đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về tiêu dùng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Video đang HOT
Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm năm dịch vụ: Tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt gồm 10 chỉ số: Trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; loại hố xí/nhà tiêu; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan xây dựng các tiêu chí: Chuẩn mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo chính sách, chuẩn mức sống trung bình (về thu nhập); chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chưa tiếp cận đầy đủ dịch vụ xã hội cơ bản để trình Thủ tướng ban hành, làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2016-2020.
TM
Theo_PLO
Xây dựng giá thành dịch vụ viễn thông: Chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang sửa lại Thông tư số 16 hướng dẫn doanh nghiệp (DN) tính toán giá thành dịch vụ viễn thông (gồm giá cước internet và 3G) cho phù hợp với điều kiện mới.'
Đáng chú ý, việc sửa đổi thông tư không chỉ đơn thuần là một biện pháp kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước, mà còn thu hút sự quan tâm của xã hội vì có liên quan trực tiếp đến hàng chục triệu khách hàng. Phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên để làm rõ hơn về vấn đề này...
- Ông có thể chia sẻ quan điểm về việc sửa đổi Thông tư 16 mà Bộ TT-TT đang thực hiện?
- Tôi muốn đề cập đến mục tiêu của vấn đề giá cả. Tôi cho rằng vấn đề này có hai khái niệm gồm mục tiêu của Nhà nước và mục tiêu của DN. Sở dĩ, không đề cập đến mục tiêu của người tiêu dùng (NTD) là vì trong mục tiêu của Nhà nước có trách nhiệm phải đại diện cho người dân. Phía DN, về lý thuyết, DN chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng, tại Việt Nam và trong lĩnh vực viễn thông hầu hết đều là DN nhà nước (NN) và có "gốc" Nhà nước. Là DNNN thì phải vì sự phát triển kinh tế đất nước chứ không chỉ vì lợi nhuận. Hay nói một cách khác, là DNNN làm gì thì làm, nhưng phải để xã hội được hưởng lợi về giá trị sản phẩm và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Nói như vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, cái gốc của vấn đề giá phải được hiểu và làm rõ ngay từ mục tiêu. Từ đó, mới có căn cứ đưa ra giá cả nói chung, không riêng dịch vụ cáp quang. Nhà nước chỉ cần tạo ra luật chơi để DN cạnh tranh lành mạnh mà không cần kiểm soát giá.
- Một số DN lớn từng kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có quy định để chống bán phá giá dịch vụ cáp quang?
- Vấn đề phá giá là một thủ pháp cạnh tranh và đó là một trong những hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Các DN có thể lợi dụng kẽ hở của các quy định về khuyến mại, trong điều tiết giá, nhiều khi lợi dụng lợi thế của mình để đưa ra các chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh... Vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể là có các quy định giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh tránh thiệt hại cho NTD, chứ Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp. Tôi vẫn giữ quan điểm, Nhà nước không nên can thiệp vào giá, mà tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Trong kiến nghị cần có quy định giá thành với cáp quang, đại diện các DN cũng dẫn chứng cụ thể giá dịch vụ này giảm liên tục và ở mức thấp... Dư luận cũng từng có những thông tin cụ thể về một vài DN bán phá giá và ông nghĩ sao về điều này?
- Về chuyện DN nào đó có bán dưới giá thành hay không, có phạm luật hay không phải đặt trong một kế hoạch, chiến lược dài hạn. Chẳng hạn, với DN A, có thể ban đầu họ chiếm lĩnh thị trường, để duy trì hiệu quả kinh doanh họ có thể áp dụng giảm giá, sau đó có thể sẽ tăng giá... Nếu đặt trong ngắn hạn thì bảo là phá giá, nhưng trong kế hoạch dài hạn thì khó có thể khẳng định như vậy. Ngoài ra, khi có DN "kêu" phá giá, thì cũng phải tính đến mối tương quan giữa DN này, DN kia và đặt vấn đề "kêu" như vậy có đúng? Tại sao FPT chỉ kinh doanh internet nhưng hằng năm đều công bố chỉ số lợi nhuận tốt? Toàn DN trong nước mà cứ kêu phá giá với nhau, khi hội nhập trong khuôn khổ các hiệp định thương mại đã ký, chúng ta kêu phá giá với DN nước ngoài thế nào? Ở một góc độ khác, tôi cho rằng, cần phải nhìn hiện tượng DN cho là "phá giá" là "cú hích" cho các DN khác để thực hiện quản trị tốt hơn... Do vậy, tôi cho rằng, cái gốc là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải quản trị DN hiệu quả và đó mới là bản chất của vấn đề.
- Ngược lại với dịch vụ cáp quang, dịch vụ 3G đến nay chưa có nhà cung cấp nào kiến nghị phải xây dựng giá thành, nhưng vẫn luôn kêu lỗ vì bán dưới giá thành và không được bù chéo dịch vụ. Ông có bình luận gì?
- Với các dịch vụ viễn thông không thể không có bù chéo, vì mỗi DN nào đấy, bài toán kinh doanh cuối cùng không chỉ có giá cả, lợi nhuận, mà còn các giá trị vô hình khác. Ví dụ có A mới bán được B, thực hiện marketing tất cả để bán sản phẩm chứ không chỉ bán chỉ một dịch vụ... Câu chuyện đầu tư cho 3G mà các DN vẫn than lỗ, nhưng thực tế các dịch vụ trên nền 3G lãi lớn. Khi phân tích, người ta không thể chỉ dựa vào việc đầu tư cho hệ thống 3G thôi và nếu kêu lỗ, vậy nguồn vốn ở đâu để có thể đầu tư nâng cấp hạ tầng? Do vậy, phải đặt vào bức tranh chung vì có 3G, nhà mạng mới phát triển được các dịch vụ khác, mới phục vụ khách hàng tốt hơn.
Còn về phía cơ quan quản lý, tôi cho rằng, không nên bóc tách từng sản phẩm dịch vụ phân tích. Thực tế thì câu chuyện giá cả - giá thành - lợi nhuận không sai về phân tích kinh tế, nhưng không thể vì thế "đo lọ nước mắm, bán củ dưa hành" để NTD và thị trường thiệt hại.
- Xét trong điều kiện thực tế hiện nay thì trong khi môi trường kinh doanh chưa chặt chẽ, vẫn cần phải có những quy định cụ thể để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho NTD?
- Trong lĩnh vực viễn thông, tôi cho rằng đây là ngành có cạnh tranh khá tốt. Do vậy, tôi vẫn giữ quan điểm, Nhà nước không nên có những quy định mang tính can thiệp trực tiếp vào giá (như xây dựng giá thành với từng dịch vụ viễn thông). Song, tôi có sự chia sẻ với cơ quan quản lý Nhà nước, vì trong điều kiện phát triển thực tế của đất nước, trong ngắn hạn vẫn phải sử dụng phương thức quản lý bằng cách can thiệp trực tiếp này. Nhưng, việc xây dựng giá thành phải được dựa trên mặt bằng thế giới và DN nào đưa ra mức giá vượt xa với quy định sẽ là phá giá và khi đó Nhà nước phải can thiệp. Nhưng, đó chỉ là phương pháp quản lý áp dụng trong ngắn hạn.
Việt Nga thực hiện
Theo_Hà Nội Mới
Dự kiến thời gian cấp sổ đỏ còn 15 ngày Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) vừa công bố dự thảo Nghị định quy định sửa đổi, bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao và cho thuê đất... Ảnh minh họa Theo đó, dự thảo đưa ra quy định thời gian đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền...