Xây dựng chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải là chiến lược tập trung trí tuệ của các vùng miền .
Trong thời gian tới, ngành thủy sản cần được xây dựng thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Ảnh: Phạm Hiếu.
Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quy mô
Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, ngành thủy sản cần được xây dựng thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội.
Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.
Mục tiêu chung đến năm 2030 cần phải phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội…
Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành thủy sản đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 – 4,0%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỷ USD. Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Mục tiêu chung đến năm 2030 cần phải phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Phạm Hiếu.
Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản phải là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo.
Chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định chiến lược thủy sản đã được xây dựng một cách khẩn trương trên cơ sở đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện chiến lược những năm trước.
“Có thể thấy rõ một điều đó là hàng năm chúng ta phải chịu áp lực tăng trưởng từ 5 – 6%. Nhưng dư địa nào cũng chỉ đến độ thế nên rất cần phải có một chiến lược mới. Chiến lược này phải tập trung trí tuệ của tất cả các vùng miền. Vùng ĐBSCL và Cần Thơ, miền Trung, miền Bắc; các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, các nhà khoa học, các chuyên gia… Tổng cục Thủy sản cần xắn tay cùng các đơn vị tư vấn để có được chiến lược đó”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu Chiến lược phát triển thủy sản phải tập trung trí tuệ của tất cả các vùng miền. Ảnh: Phạm Hiếu.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ công bố đã nêu rõ những mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt. Trong đó cần lưu ý đặc biệt tới 11 đề án, chương trình.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT xác định Tổng cục Thủy sản cần phải xây dựng, tổ chức kế hoạch thực hiện của Bộ. Bên cạnh đó Vụ Kế hoạch Tài chính, trên cơ sở những ý kiến đóng góp cần lên một kế hoạch cụ thể. Sau khi có được kế hoạch của Bộ, Tổng cục Thủy sản sẽ bàn và phân công cụ thể theo các đề cương càng sớm càng tốt.
“Chúng ta phải bàn bạc kĩ lưỡng, bám vào từng mục tiêu nhưng phải có giải pháp cụ thể. Nền tảng cho ngành thủy sản là nguồn lực đã được chuẩn bị cơ bản, đó cũng là điều kiện tiên quyết và khó khăn nhất. Bây giờ chúng ta chỉ cần tập trung vào những vấn đề cụ thể khác”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Giữa đại dịch Covid-19, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tăng trưởng cao 5,2%/năm
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần...
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần...
Tăng trưởng cao
Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.260 km và cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần đất liền với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa.
Đặc biệt, biển Việt Nam nằm trong vùng có tính đa dạng sinh học cao với hơn 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện (khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.000 loài cá (trên 100 loài cá kinh tế), hơn 220 loài tôm biển và các loài rong biển, động vật phù du, thực vật ngập mặn, cỏ biển, thú biển, rùa biển và 43 loài chim nước) cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có năng suất sinh học cao.
Trong vùng nội địa, với 2.360 con sông (106 sông chính) và hệ thống suối phân bố khắp vùng núi, trung du, 12 đầm phá lớn nhỏ (tổng diện tích khoảng 458 km2), hệ thống hồ tự nhiên và 231 hồ chứa lớn (diện tích 34.600 ha); các loài thủy sản phân bố rộng, đa dạng và phong phú với nhiều nhóm loài gồm 1.438 loài vi tảo nước ngọt; hơn 800 loài động vật không xương sống; 1.027 loài cá nước ngọt trong đó có nhiều loài là nguồn lợi thủy sản quý đang được khai thác phục vụ sinh kế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Với những đặc trưng này tạo đã nên tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam cho việc phát triển ngành kinh tế biển nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biền Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 12/12 do Bộ NNPTNT phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm.
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác 3,77 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt 8,6 tỷ USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
"Kết quả này đã đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh ven biển và trong nội địa", Thứ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: Đa dạng sinh học biển, trọng tâm là các hệ sinh thái biển có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, bảo vệ các hệ sinh thái biển là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, là nhiệm vụ chung của toàn thế giới.
Nghề thủy sản đang giúp cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công văn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân.(Ảnh: Nhờ sản xuất hàu giống, nhiều nông dân ở Kim Sơn và các địa phương lân cận đến đây làm đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm).
Thiết lập được 12/16 khu bảo tồn biển
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ NNPTNT thừa nhận, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, suy thoái các hệ sinh thái và môi trường sống của loài thủy sản; tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn còn diễn ra, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất cấm, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cả ngoài biển và trong vùng nội địa, chịu sức ép lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế và du lịch.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đối với ngành thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 phê duyệt Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với mục tiêu chung là bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế thủy sản, cải thiện sinh kế cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển và nội đồng theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay: Trong 10 năm qua, Bộ NNPTNT đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bộ đã chỉ đạo, thực hiện lập quy hoạch chi tiết 16 khu bảo tồn biển và bàn giao cho các địa phương để thành lập theo thẩm quyền. Bộ đã chỉ đạo, triển khai hàng loạt các dự án về điều tra nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái cửa sông, ven biển, ven đảo, đầm phá và trong vùng nội địa, thả giống tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản đạt hơn 400 triệu con giống cá loài có giá trị kinh tế, loài bản địa (từ năm 2012 đến năm 2020) với xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến nay.
Đồng thời Bộ cũng đã điều tra, xác định và ban hành danh mục 47 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn để bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống.
Sau khoảng 10 năm triển khai thực hiện 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống khu bảo tồn biển đã được thiết lập với 12/16 khu bảo tồn biển được thành lập và đã bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, việc điều tra nguồn lợi thủy sản được thực hiện làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển, xây dựng các quy định pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản cả ở ngoài biển và trong vùng nội đồng.
"Những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập công đồng ngư dân, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo quốc gia", Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Đưa thủy sản thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững Đây là một trong những mục tiêu đến năm 2030 của ngành thủy sản vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh minh họa. Theo Chiến lược, phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3 -...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

9 nạn nhân vụ lật xe khách ở Tam Đảo chuyển về Hà Nội, có bé chấn thương sọ não

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Có thể bạn quan tâm

Ông Trump: Ông Zelensky chịu từ bỏ Crimea
Thế giới
13:38:06 28/04/2025
Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình
Thế giới số
13:34:47 28/04/2025
Hot: G-Dragon lộ hint "yêu lại" mỹ nữ nóng bỏng nhất showbiz, còn ở chung nhà?
Sao châu á
13:27:19 28/04/2025
Nam diễn viên Việt nhận thù lao 100 cây vàng: Cuối đời điêu đứng vì 3 lần phá sản, ra đi đột ngột
Sao việt
13:20:35 28/04/2025
Ca khúc về người lính tạo 'cơn sốt' hút hơn 1 tỷ lượt xem
Nhạc việt
13:10:59 28/04/2025
Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm
Phim việt
12:48:04 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025