Xây dựng bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm Covid-19 trong giáo dục
Bí thư Thành ủy TPHCM chỉ đạo: “Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí cho các cấp phổ thông, mầm non, trường đại học cũng làm. Nên xây dựng tiêu chí này và đến 30/4 phải xong”.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều tối 13/4, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố có 54 người nhiễm và đến nay còn 14 người đang điều trị. Nếu so với 1.200 giường bệnh sẵn sàng thì chỉ sử dụng hết 1,2%.
Đánh giá kết quả đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19 từ sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, địa phương và người dân, song người đứng đầu Đảng bộ TP vẫn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Đoàn công tác của UBND TPHCM làm việc với Công ty PouYuen (70.000 công nhân) về phòng, chống dịch Covid-19 (ảnh: Trung tâm Báo chí TPHC)
Ông Nhân cho biết các quận, huyện ủy đã có báo cáo về triển khai nội dung đánh giá tính rủi ro lây nhiễm Covid-19 tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, qua đó có bức tranh tổng thể về việc đảm bảo an toàn trong sản xuất tại thành phố.
Ông đề nghị các địa phương phấn đấu đến 25/4 là các doanh nghiệp hoàn thành việc tự đánh giá và các quận, huyện có rà soát đánh giá, xác nhận.
“Chúng ta có thể bước sang trạng thái mới là sản xuất với nguy cơ lây nhiễm thấp. Tinh thần là sản xuất đảm bảo an toàn”, Bí thư Nhân nói.
Hiện tại, trên địa bàn thành phố chỉ còn số ít người đang được cách ly tập trung, Bí thư Thành ủy đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP rà soát lại để giữ cơ sở cách ly nhằm sẵn sàng những trường hợp lây nhiễm cục bộ. Theo đó, giữ vài nghìn chỗ trong các đơn vị quân đội, còn Ký túc xá ĐHQG TPHCM phải trả lại khi cho sinh viên quay lại học.
Video đang HOT
Cũng bàn đến vấn đề đảm bảo an toàn khi quay lại trường học, ông Nhân cho rằng trong các trường học cần bộ tiêu chí tương tự như đối với các doanh nghiệp sản xuất.
“Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí cho các cấp phổ thông, mầm non, trường đại học cũng làm. Nên xây dựng tiêu chí này và đến 30/4 phải xong. Nếu thuận lợi thì giữa tháng 5 đi học trở lại”, ông Nhân nói.
Bí thư Thành ủy cũng đề nghị cơ quan liên quan có lộ trình giải ngân tiền hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do dịch Covid-19.
Ngoài ra, việc tuân thủ đeo khẩu trang, tụ tập đông người cũng phải có lộ trình cụ thể. “Như hoạt động nhà hàng cũng làm rõ lộ trình tăng từ 50 người lên 100 người vì còn gắn với hoạt động du lịch nữa. Mở cửa kinh doanh nhưng phải đảm bảo an toàn”, ông Nhân nói.
TPHCM tiếp tục tăng cường kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại các cửa ngõ giao thông
Trong khi đó, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm dẫn chứng lại trường hợp ca bệnh Covid-19 sau khi công bố khỏi bệnh ở Đà Nẵng đã vào TPHCM để về nước thì phát hiện dương tính khi lấy mẫu xét nghiệm ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Từ đó, lãnh đạo UBND TP nhấn mạnh không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch vì có những “trường hợp không ngờ” vừa nêu.
Bên cạnh đó, ông Lê Thanh Liêm cho biết mấy ngày gần đây người dân tại TPHCM ra đường đông hơn và tình trạng thả diều, câu cá, tụ tập ở công viên. Do đó, Thành phố sẽ có tổ phản ứng nhanh để tiếp cận và “hỏi thăm” những trường hợp này.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo có báo cáo về việc tổ chức học trực tuyến cho học sinh các cấp.
Quốc Anh
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Quán bar Buddha lạm dụng hình ảnh Phật giáo để kinh doanh
Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, tại TP.HCM đã bày tỏ quan điểm về việc quán bar Buddha lạm dụng hình ảnh Phật giáo để kinh doanh. Bar này hiện đang là ổ dịch, khi 8 người từng tới đây được xác định dương tính với Covid-19.
Như đã thông tin, ngày 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo khẩn tìm người từng đến quán bar Buddha (số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2) để kiểm tra sức khỏe phòng lây nhiễm Covid-19, sau khi ca bệnh số 91 từng đến quán bar này.
Quán bar Buddha hiện đang là ổ dịch khi 8 người từng tới đây được xác định dương tính với Covid-19.
Ngay sau khi thông báo tìm người được phát đi, nhiều phật tử phản ánh, quán bar trên lấy tên Buddha (có nghĩa là Đức Phật) để kinh doanh, buôn bán là đang lạm dụng hình ảnh tôn nghiêm của Phật giáo, làm tổn thương phật tử cả nước.
Diễn biến mới nhất của vụ việc này, theo thông tin Dân Việt có được, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM đã chính thức có văn bản gửi đến các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đề nghị các ngành chức năng có biện pháp hữu hiệu hướng dẫn chủ quán bar Buddha thay đổi thương hiệu kinh doanh, không sử dụng hình tượng Phật, pháp khí Phật giáo để trang trí tại quầy rượu bia, hay các poster hình Bồ Tát đính trên các vách tường, khu vực nhà vệ sinh của quán.
Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, trong nhiều năm qua, trên một số phương tiện truyền thông có phản ánh về một quán ăn Thái (phục vụ thức ăn, rượu bia) tại phường Thảo Điền, quận 2 sử dụng danh từ "Buddha" làm thương hiệu để đăng ký kinh doanh và bài trí các hình ảnh về hình tượng Phật, pháp khí Phật giáo không đúng chỗ, gây phản cảm và làm tổn thương đến lòng tôn kính đức Phật, các vị Bồ Tát của những người có niềm tin Phật giáo và cộng đồng.
Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa Giác Ngộ.
Bày tỏ quan điểm với PV Dân Việt, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Trụ trì chùa Giác Ngộ cho biết, về phương diện luật pháp, mọi người được quyền tự do đặt tên thương hiệu theo ý mình muốn. Nhưng khi đi sâu vào quy định đặt tên thương hiệu, pháp luật đã có quy định cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đây là một điều cấm kỵ khi đặt tên, không những vi phạm pháp luật mà còn khó "lấy được lòng" thị trường khi tên thương hiệu lại vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, trong trường hợp này chủ quán đã rất lắt léo và có thể Sở Kế hoạch và Đầu tư không phát hiện ra nghĩa tên tiếng nước ngoài của quán nên vẫn cấp phép. Bar này là một cơ sở kinh doanh bán rượu, bia, đồ ăn nhanh và thỉnh thoảng có nhảy đầm... Vậy về bản chất là không phù hợp với văn hóa Phật giáo, ngoài việc uống các chất gây say, còn có thịt nướng, cả hai phương diện này đều không phù hợp với văn hóa Phật giáo cho nên việc đặt tên bar Buddha là không thích hợp.
"Qua nội dung kinh doanh, tôi đoán rằng chủ quán không phải là một phật tử, vì nếu là phật tử họ sẽ không bao giờ làm như thế. Tôi tha thiết kêu gọi gia chủ hãy tự ý thức, mạnh dạn đổi thương hiệu của mình để không tạo thêm những bất hòa giữa cộng đồng có tôn giáo và không có tôn giáo" - Thượng tọa Thích Nhật Từ nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, Thượng tọa Thích Đạo Phước - Phó Trưởng ban Thông tin Truyền thông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết đã nắm được thông tin và sắp tới sẽ làm việc với cơ quan chức năng về vấn đề trên.
Theo Thượng tọa Thích Đạo Phước, "đây là việc làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Phật giáo".
Quán bar Buddha là nơi phi công người Anh nhiễm Covid-19 từng đến (BN91), từ bệnh nhân này, ngành y tế tiến hành điều tra dịch tễ và phát hiện thêm 7 người khác dương tính với Covid-19 khi tiếp xúc tại quán. Quán bar Buddha hiện đang là ổ dịch lớn nhất tại TP.HCM.
TP.HCM tiếp tục ra thông báo khẩn về Covid-19 liên quan đến bar Buddha Công an phường Thảo Điền (Q.2, TP.HCM) ra thông báo những ai đã đến hoặc chuyên chở hành khách đến quán bar Buddha cần kiểm tra sức khỏe để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19. Kiểm tra thông tin hành khách nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất Ảnh: Ngọc Dương Liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 91, quốc tịch Anh,...