Xây cơ sở chứa chất thải hạt nhân gần Chernobyl
Ngày 5/10, Ukraine đã khởi công xây dựng một cơ sở chứa chất thải hạt nhân công nghiệp mới tại khu vực bị ô nhiễm hạt nhân gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl – nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong 25 năm qua.
Một góc nhà máy Chernobyl 25 năm sau thảm họa (Nguồn: AFP)
Theo bà Maya Rudenko, nữ phát ngôn viên của Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, cơ sở này sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2013 và sẽ chỉ chứa các chất thải hạt nhân của Ukraine, hiện đang được bảo quản trong tình trạng không đảm bảo an toàn.
Cơ sở này có khả năng bảo quản khoảng 400.000 thùng chứa chất thải hạt nhân và hoạt động trong 50 năm. Tổng chi phí xây dựng ước tính khoảng 14,6 triệu USD, trong đó Anh là nhà tài trợ chính (cung cấp 12 triệu USD), phần còn do Ủy ban châu Âu hỗ trợ.
Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nằm cách thủ đô Kiev khoảng 100km về phía Bắc, giáp giới với Nga và Belarus. Cách đây 25 năm, một vụ nổ đã xảy ra tại tổ máy số 4 của nhà máy làm toàn bộ khu vực xung quanh có bán kính tới 30km bị nhiễm phóng xạ. Khoảng 600.000-800.000 binh lính, nhân viên cứu hộ và người dân Liên Xô đã trực tiếp tham gia khắc phục sự cố Chernobyl, trong đó đa số đã bị nhiễm xạ và cho tới nay vẫn còn hàng trăm nghìn người phải điều trị thường xuyên.
Tại Ukraine, diện tích bị nhiễm xạ lên tới 50.000 km2 tại 12 tỉnh và hiện vẫn còn 3,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Ở Nga, 19 khu vực bị nhiễm xạ trên diện tích gần 60.000 km2 với dân số 2,6 triệu người.
Tại Belarus, 46.500 km2, chiếm 23% lãnh thổ nước này, cũng đã bị ô nhiễm phóng xạ. Cho tới nay, chính quyền Belarus đã chi gần 19,4 tỷ USD và trong giai đoạn 2011-2015 sẽ chi thêm 2,3 tỷ USD để khắc phục hậu quả thảm họa Chernobyl./.
Theo TTXVN
Nhật Bản sẽ từ bỏ điện hạt nhân
Chính quyền Nhật Bản hôm 6.9 lần đầu tiên đề cập khả năng từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima gặp sự cố sau trận động đất, sóng thần tháng 3.
Hãng tin Kyodo hôm 6.9 dẫn lời tân Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) - ông Yoshio Hachiro - cho biết, tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản nên được đóng lại, sau sự cố tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima (ảnh). Ông Hachiro nhấn mạnh rằng, đất nước sẽ không còn lò phản ứng nào trong tương lai.
"Quan điểm của dư luận nói chung là đồng nhất về việc giảm các nhà máy hạt nhân, chứ không tăng thêm" - Bộ trưởng Hachiro nói. Ông cho biết, sẽ rất khó thúc đẩy các dự án xây dựng các cơ sở hạt nhân mới, trong bối cảnh làn sóng chống hạt nhân đang gia tăng sau thảm hoạ Fukushima. Đối với các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng, Chính phủ Nhật Bản chủ trương cho tháo dỡ và không nâng cấp hay xây mới. Đối với Nhà máy điện hạt nhân Oma đang được xây dựng, ông Hachiro cho biết, hiện đang ở giai đoạn tạm ngừng xây dựng và cần phải thảo luận kỹ càng biện pháp xử lý tiếp theo.
Trong cuộc họp báo sau lễ nhậm chức, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng thừa nhận sẽ dỡ bỏ các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng và khó có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, nhưng ông không đề cập tới khả năng từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Theo Lao Động
Bắt 6 người buôn lậu uranium cấp độ bom 6 người đã bị bắt giữ tại Moldova vì buôn lậu một dạng uranium có thể được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử. (Ảnh minh họa) Quan chức Bộ Nội vụ Moldova Vitalie Briceag cho hay uranium-235 đã bị buôn lậu đưa vào nước này từ Nga. Ông cho hay những kẻ buôn lậu đang âm mưu bán 1 kg uranium-235...