Xây cầu vượt, lạc vào thế giới nghi lễ… tắm thần bí 2.000 năm trước
Một công trình kiến trúc tráng lệ đại diện cho nghi lễ cổ xưa đã lộ ra khi các công nhân Israel đào sâu xuống đất để đặt nền móng cho cột cầu vượt.
Đơn vị tiếp quản hiện trường – Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) – cho biết đó là một phòng tắm nghi lễ có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi, gọi là “mikveh”.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh công trình nhà tắm nghi lễ đồ sộ và tráng lệ 2.000 năm tuổi – ảnh: IAA
Tiến sĩ Abd Elghani Ibrahim và tiến sĩ Walid Atrash từ IAA cho biết phòng tắm nằm trong khuôn viên một trang trại cổ đại được sử dụng vào cùng niên đại. Điều này cho thấy chủ nhân của trang trại là người Do Thái. Nghi lễ tắm là một phần trong đời sống tôn giáo của họ, như một hình thức thanh tẩy, giúp duy trì sự trong sạch theo “điều răn của Torah”.
Do ý nghĩa sâu xa đó, các buồng tắm kiểu này luôn được xây dựng hết sức vĩ đại, trang trí công phu và được coi như một phần không thể thiếu ở những người dân có lối sống nề nếp và coi trọng truyền thống.
Phòng tắm mikveh mới được phát hiện có phần chính là một bồn tắm lớn như bể bơi, với tổng khối lượng công trình khoảng 57 tấn.
Việc phát hiện ra trang trại cổ đại nơi công trình này tọa lạc cũng giúp các nhà khảo cổ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử định cư xa xưa của Israel. Các bằng chứng cho thấy trang trại đã bị một trận động đất phá hủy khoảng 1.700 năm trước.
IAA dự định sẽ tách các phần của buồng tắm được chạm khắc như những tác phẩm nghệ thuật ra khỏi khối đá lớn làm nền móng cho toàn bộ công trình và lắp ghép lại ở một địa điểm khác để bảo tồn. Phần đất nơi nhà tắm hiện tọa lạc sẽ được san lấp để cây cầu vượt được tiếp tục xây dựng. Đó là một phần của dự án nút giao thông đường cao tốc đang được khẩn trương hoàn thành.
Cơn bão quét qua làm lộ khu rừng 4.500 năm tuổi bị chôn vùi dưới cát
Cơn bão lớn quét qua đã làm lộ những gốc cây cổ xưa của một khu rừng bị nhấn chìm trong 4.500 năm.
Tàn tích về khu rừng 4.500 tuổi lộ diện nhiều hơn sau cơn bão gần đây.
Cơn bão Francis quét qua xứ Wales hồi cuối tháng trước đã làm lộ thêm những gốc cây cổ xưa của một khu rừng bí ẩn bị nhấn chìm dưới cát khoảng 4.500 năm trước. Nhiều gốc cây cổ lộ ra nhiều khả năng thuộc về khu vực thời Đồ Đồng bị chôn vùi.
Trước đó, khu rừng từng hiện ra một số lần ở làng Borth, Ceredigion, xứ Wales, cũng do bão. Nhưng cơn bão lớn lần này đã làm lộ diện thêm những gốc cây mới.
Phát hiện mới này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng khu rừng cổ đại có thể lớn và rộng hơn nhiều so với tính toán trước kia. Những cây thông, sồi, bạch dương... được cho là ngừng phát triển từ 4.500 năm tới 6.000 năm trước khi mực nước biển trên thế giới dâng cao và một lớp than bùn dày hình thành khiến cây cối "chết ngạt".
Vào năm 2014, lần đầu tiên người ta nhìn thấy những gốc cây trên bãi biển Borth, nhưng rồi lại sớm bị cát biển bao phủ. Đến tháng 5/2019, cơn bão Hannah tấn công Wales và lộ thêm nhiều gốc cây hơn. Đến nay, sau khi bão Francis ập qua, nhóm nghiên cứu hiện đang tiến hành thử nghiệm để xác định lại tuổi thật của khu rừng.
Trước đó, khu rừng cổ đại này từng gắn liền với câu chuyện thần thoại từ thế kỷ 17 về Vương quốc thất lạc có tên "Cantre'r Gwaelod". Vương quốc này bị nhấn chìm xuống biển khi người bảo vệ Seithenyn quên đóng cổng. Trong phiên bản thần thoại, khu rừng trải rộng tới 32 km về phía Tây vịnh Cardigan.
Vì sao loại trà đắt nhất thế giới chỉ hái trong đêm trăng tròn? Silver Tips Imperrial là một trong những loại trà đắt nhất thế giới, người dân Ấn Độ chỉ hái nó vào đêm trăng tròn như một nghi lễ thần bí. Silver Tips Imperrial là một trong những loại trà đắt nhất thế giới (Ảnh: BBC) Trà Silver Tips Imperial mọc ở khu vực có điều kiện phát triển rất nghèo nàn. Phần đất...