Xây cầu nối TP.HCM – Đồng Nai trị giá 2.200 tỉ đồng
Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long ( chủ đầu tư dự án) cho biết đơn vị đang đẩy nhanh thiết kế cầu Nhơn Trạch.
Theo đó, cầu Nhơn Trạch dự kiến cầu Nhơn Trạch sẽ khởi công năm 2021 và hoàn thành năm 2024.
Cầu Nhơn Trạch sẽ bắc qua Đồng Nai – TP.HCM, có chiều dài hơn 2 km, rộng 19,5 m dành cho 6 làn xe. Cầu có tĩnh không cao 30,5 m, thiết kế khoang thông thuyền 110 m đáp ứng tàu tải trọng 5.000 tấn chạy phía dưới.
Bản đồ tuyến Vành đai 3, bao gồm dự án xây dựng cầu Nhơn Trạch. Ảnh: Chủ đầu tư cung cấp.
Video đang HOT
Theo Chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 2.200 tỉ đồng. Sau khi cầu hoàn thành sẽ giúp giảm áp lực giao thông và tăng liên kết vùng giữa TP và khu vực Đồng Nai.
Bên cạnh đó, cầu Nhơn Trạch sẽ rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai đến TP.HCM và Bình Dương.
Đặc biệt, cầu Nhơn Trạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, giảm áp lực giao thông ở cầu Đồng Nai và các tuyến đường nội đô TP.HCM.
Cầu Nhơn Trạch nằm trong Dự án đầu tư đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch (giai đoạn 1), thuộc dự án vành đai 3.
Cách cầu Nhơn Trạch 5 km là cầu Cát Lái, cũng kết nối TP.HCM và Đồng Nai, với tổng số vốn hơn 7.200 tỉ đồng. Hiện nay, Sở GTVT Đồng Nai và TP.HCM đang bàn phương án xây cầu Cát Lái.
Bảo đảm an toàn các công trình xây dựng do ảnh hưởng bão số 4
Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản 7547/SXD-GĐXD ngày 20-8-2020 về việc bảo đảm an toàn các công trình nhà ở, công sở, công trình xây dựng do ảnh hưởng cơn bão số 4 (tên quốc tế là Higos).
Bảo đảm an toàn các công trình.
Theo đó, để chủ động đối phó, xử lý kịp thời các tình huống mưa lũ có thể xảy ra trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng cơn bão số 4, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch, các phương án phòng chống lụt, bão do áp thấp nhiệt đới cụ thể, chi tiết, sát với yêu cầu thực tiễn trên công trường; theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến mưa, lũ, bão; kịp thời kiểm tra, bổ sung phương án sát với thực tế, khả thi, bảo đảm chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả với mọi diễn biến của lụt bão, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bão, mưa, lũ gây ra.
Đồng thời, Sở chỉ đạo các nhà thầu chủ động bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện bảo đảm để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai, lụt, bão theo phương châm "4 tại chỗ", triển khai các phương án bảo đảm kịp thời xử lý các sự cố do lụt, bão gây ra ngay từ giờ đầu.
Sở Xây dựng yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Ban Quản lý các công trình nhà và công sở - Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát để phát hiện các khiếm khuyết của công trình đang sử dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
Đối với các công trình nhà cao tầng có tầng hầm phải có biện pháp chống ngập tầng hầm; tổ chức kiểm tra, rà soát lại hoạt động của các máy móc, thiết bị nhằm bảo đảm cho việc bơm tiêu nước trong tầng hầm...
Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở đôn đốc, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội có phương án phòng chống và chuẩn bị địa điểm di chuyển nhân dân khi công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới gây ra.
Mở rộng cao tốc Long Thành - Dầu Giây: Hợp lý, đúng thời điểm Quyết định của Bộ GTVT là đúng thời điểm, vấn đề còn lại là làm sao để những nghiên cứu khả thi được hoàn chỉnh và đạt chất lượng. Bộ GTVT vừa giao Tổng Công ty Cửu Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trình...