Xây 10 nút giao thông BOT trên QL51: Làm nút giao khác mức nhưng phải đấu thầu
Liên quan việc Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu ( BVEC) đề xuất làm 10 nút giao thông khác mức trên quốc lộ 1, đại diện các địa phương cho rằng việc này cần thiết, giúp giảm ùn tắc, tuy nhiên, phải đấu thầu.
Nút giao quốc lộ 51 và đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao là một trong những điểm BVEC đề xuất làm nút giao thông khác mức – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Ngày 23-2, trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Trần Thượng Chí, giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết việc làm các nút giao thông theo hình thức cầu vượt hay hầm chui trên quốc lộ này là cần thiết. Lý do: quốc lộ này đã mãn tải, ùn tắc giao thông và có nhiều điểm đen về tai nạn giao thông.
Ông Chí đề nghị phải đấu thầu dự án trên để tìm được những nhà đầu tư có năng lực, có tài chính, chứ không phải giao cho BVEC. Tất nhiên khi đấu thầu, cũng có thể BVEC trúng thầu.
Ông Chí gợi ý việc làm các nút giao thông khác mức trên quốc lộ 51 nên gắn với dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Nếu doanh nghiệp trúng dự án cao tốc này thì đồng thời cũng được làm các nút giao thông khác mức trên quốc lộ 51.
Video đang HOT
“Gắn hai dự án này với nhau để đồng thời thu phí ở cả hai con đường, vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh, tránh tình trạng như quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đó là tình trạng xe cộ chỉ chọn đường không thu phí đi, còn đường có thu phí thì thưa vắng”, ông Chí nói.
Còn Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết thực tế quốc lộ 51 từ Biên Hòa, TP.HCM về Vũng Tàu luôn kẹt xe, khiến dư luận bức xúc. Vì vậy, về trách nhiệm địa bàn, tỉnh Đồng Nai từng kiến nghị phải làm 2 nút giao trên quốc lộ 51 để giải quyết phần nào việc ùn tắc giao thông trên tuyến này. Đó là nút giao quốc lộ 51 với đường Châu Văn Lồng – Nguyễn Văn Tỏ (km0 900) và nút giao ở quốc lộ này kết nối vào các khu công nghiệp Nhơn Trạch ở đường 25B, huyện Nhơn Trạch.
Về quan điểm làm các nút giao, hầm chui và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, ông Lê Quang Bình – giám đốc Sở GTVT Đồng Nai – giải thích: “Phải xác định việc làm nút giao giải quyết ùn tắc giao thông và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là 2 việc khác nhau. Nếu cho rằng làm nút giao để giải quyết ùn tắc hiện nay mà không đầu tư đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là hiểu sai bản chất”.
Mặt khác, theo ông Bình, Đồng Nai thấy BVEC thu phí của người dân nhưng gây ùn tắc, còn bất cập về giao thông nên kiến nghị với Bộ GTVT có giải pháp làm 2 nút giao thông trên để giảm ùn tắc giao thông, chứ không kiến nghị giao BVEC làm.
“Trách nhiệm của tỉnh kiến nghị là muốn bộ quyết nhanh các dự án nút giao để giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 51. Còn dự án tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là một dự án độc lập khác đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm, để kết nối với các tuyến giao thông khác nhằm chia sẻ lưu lượng xe cho quốc lộ 51, vừa giải quyết các vấn đề về hạ tầng quá tải để phát triển kinh tế” – ông Bình nói.
Hôm qua 23-2, Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ) đã ký, gửi giấy mời cho sở GTVT hai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và BVEC để cùng với cục này đi khảo sát, kiểm tra hiện trường 2/10 điểm mà BVEC đề xuất làm nút giao thông khác mức vào sáng nay 24-2. Đó là điểm ở km0 900 (Đồng Nai) và km41 350 (Bà Rịa – Vũng Tàu). Nội dung của buổi khảo sát là để đánh giá tính “cấp bách”, đề xuất đầu tư bổ sung các nút giao thông khác mức trên quốc lộ 51.
Tháng 1-2021, BVEC có văn bản đề xuất với Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ xin làm 10 nút giao thông khác mức gồm: nút giao quốc lộ 51 với đường Châu Văn Luồng – Nguyễn Văn Tỏ và nút giao với đường 25B (thuộc tỉnh Đồng Nai).
8 nút giao còn lại thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các con đường ngang gồm: đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao, đường 965, đường Hội Bài – Châu Pha, đường Láng Cát – Long Sơn, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Trường Sa và đường 30-4.
Đề xuất mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên 10 làn xe
Chủ đầu tư cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đề xuất mở rộng tuyến đường này lên 8-10 làn xe do nguy cơ quá tải trong 2 năm tới.
Ngày 18/1, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, cho hay theo thiết kế và phương án tài chính cao tốc này mãn tải vào năm 2022, song những năm gần đây lưu lượng xe tăng nhanh nên sẽ sớm quá tải.
Năm 2019, lưu lượng xe trên cao tốc tăng 25% so với năm 2017; năm 2020 lưu lượng giảm 4% do ảnh hưởng dịch covid-19 và dự kiến năm 2021 tăng trưởng 20% so với 2019.
"Việc mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ 6 làn hiện nay lên 8-10 làn xe là cấp thiết và có thuận lợi là doanh thu khả thi về phương án tài chính. Nếu được đầu tư mở rộng và hoàn thành vào năm 2025, sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc trong những năm tới", ông Phạm Văn Khôi nói.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thường ùn tắc chiều về Hà Nội vào ngày cao điểm. Ảnh: Ngọc Thành
Đề cập nguyên nhân tuyến đường trước đây mở rộng lên 6 làn xe mà không mở đến 8 làn xe, ông Khôi cho hay 3 năm trước, khi lập dự án giai đoạn 2 mở rộng lên 6 làn xe thì lưu lượng xe chưa lớn và 6 làn phù hợp với phương án tài chính của dự án.
Đến nay, dự án cần được tiếp tục mở rộng giai đoạn 3. Tuy nhiên, năm 2017, Quốc hội ban hành nghị quyết 437 không được đầu tư dự án BOT trên các tuyến đường hiện hữu. Do đó, chủ trương đầu tư mở rộng giai đoạn 3 của tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT cần được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận. Sau khi được thông qua, đơn vị quản lý đường sẽ lập dự án mở rộng với tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía nam thành phố Hà Nội được đầu tư theo hình thức BOT. Tuyến đường dài 29 km với 6 làn, có tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng. Dự án đã được đầu tư theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 có 4 làn xe, hoàn thành năm 2012; giai đoạn 2 lên 6 làn xe hoàn thành năm 2019. Dù có 6 làn xe, song tuyến cao tốc này vẫn thường bị ùn tắc giao thông vào những ngày cao điểm và cuối tuần.
Dự báo lưu lượng trên cao tốc Pháp Vân vào năm 2022 là 92.000 PCU (xe con quy đổi) mỗi ngày, song năm 2019 trung bình mỗi ngày đã đạt 84.240 PCU, vào ngày lễ tết đã đạt 144.265 PCU. Dự kiến năm 2021, lưu lượng xe sẽ đạt bình quân 101.088 PCU mỗi ngày, vượt so thiết kế 9,6%.
Năm 2019, tuyến đường này có doanh thu 751 tỷ đồng; năm 2020 là trên 721 tỷ đồng.
Anh thợ sửa xe hơn 15 năm cứu người Hơn 15 năm "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", anh Lê Anh Hựu đã hỗ trợ và đưa đi cấp cứu kịp thời hàng trăm người gặp tai nạn trên đường, đồng thời còn livestream hướng dẫn người dân đi đường tránh những điểm ùn tắc. Anh Lê Anh Hựu (ở giữa) hỗ trợ một thanh niên bị tai nạn trên...