‘Xanh hóa’ dệt may: Doanh nghiệp đối mặt rào cản gì?
Việc “xanh hóa”, ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; trong đó nhấn mạnh quan điểm phát triển xuất nhập khẩu gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việc “xanh hóa”, ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh tư liệu: TTXVN
Vậy doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có chuẩn bị gì, những khó khăn nào đang chờ đợi doanh nghiệp khi thực hiện quá trình “xanh hóa? Để giải đáp vấn đề này phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng “xanh hóa” của các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay?
Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và vấn đề xanh hóa ngành dệt may đã được doanh nghiệp ngành dệt may quan tâm.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam từ năm 2017 đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững đồng thời triển khai rất nhiều hoạt động và đã có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã triển khai chương trình xanh hóa như thay thế lò hơi đốt than, đốt dầu bằng lò hơi điện, lắp đặt điện mặt trời áp mái, xử lý nước cũng như tái sử dụng nước thải…. và đã đạt được những kết quả nhất định.
Hiện nay, các tiêu chuẩn để hàng Việt Nam vào được thị trường EU là rất khắt khe; trong đó có yêu cầu về hàng tái chế, đảm bảo môi trường. Vậy thực hiện chuyển đổi sản xuất xanh, sạch hơn có tác động thế nào tới xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may, thưa ông?
Việc xanh hóa ngành dệt may không chỉ góp phần vào việc thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mà còn thực hiện yêu cầu cũng như quy định của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới.
Cụ thể như Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược về dệt may; trong đó yêu cầu ngay từ khâu thiết kế phải đảm bảo là thiết kế sinh thái và quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng phải đảm bảo là tiêu dùng bền vững.
Cùng với đó, sản xuất tiêu dùng nhanh sẽ được thay thế bằng sản xuất tiêu dùng bền vững. Sau khi tiêu dùng xong, sản phẩm có thể có khả năng tái chế lại và tái sử dụng để đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Các quy chuẩn này sẽ ngày càng cao dựa trên mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp về trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, xã hội và người tiêu dùng trước khi các sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Các quy chuẩn này sẽ không cố định mà liên tục thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu sẽ gặp khó khi xuất khẩu vào những thị trường này. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp phải tập trung triển khai nhanh nếu như muốn khai thác tốt những thị trường như Mỹ hay EU và các thị trường lớn khác.
Ông nhìn nhận thế nào về những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may đang gặp phải trong tiến trình “xanh hóa”, rào cản ở đây là gì?
Có ba vấn đề được cho là khó khăn và rào cản đối với doanh nghiệp trong quá trình xanh hóa.
Thứ nhất, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhận thức đúng về vấn đề này để chuẩn bị tốt nhất cho vấn đề xanh hóa.
Thứ hai là vấn đề về tài chính, bởi liên quan đến xanh hóa thì nhu cầu về vốn rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực về tài chính để thực hiện vấn đề này, nhất là doanh nghiệp dệt may phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, đó là nguồn lực về con người, bởi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng xanh hóa cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư rất quan trọng và cần thiết nhưng các doanh nghiệp vẫn còn yếu.
Để thực hiện xanh hóa ngành dệt may, bên cạnh việc đầu tư về thiết bị, môi trường thì việc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu “sạch” là quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây còn là lĩnh vực mới và chưa có sự quan tâm đầu tư thích đáng, cản trở quá trình “xanh hóa”. Vậy ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Ngoài việc đầu tư thiết bị công nghệ thì vấn đề sử dụng nguyên liệu là vấn đề quan trọng bởi với Việt Nam hiện nay nguyên liệu đang phải nhập khẩu rất lớn.
Khi nhập khẩu nguyên liệu doanh nghiệp cần biết rõ làm thế nào để sử dụng nguyên liệu sạch và truy xuất được nguồn gốc, biết rõ lai lịch. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm.
Thứ hai, nếu các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước cần tính đến chuyện nguyên liệu, phụ liệu đó có tái chế được không. Và với yêu cầu nguyên liệu, phụ liệu có thể tái chế được đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều.
Hiện nay đã có doanh nghiệp tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, sợi gai, sợi đay, sơ chuối, sơ dứa cũng như nguyên liệu từ vỏ sò hoặc bã cà phê, tuy nhiên quy mô còn nhỏ cho nên cần đầu tư nhiều hơn nữa.
Cần nhấn mạnh, ngành dệt may phát triển rất nhanh nhưng vẫn yếu khâu nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, ngành dệt may hy vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính… để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn trong quý đầu năm
Đơn hàng xuất khẩu tới tấp và hoạt động sản xuất ổn định dẫn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng và lợi nhuận cao trong quý đầu tiên của năm 2022.
Thành quả của những tháng đầu năm đặt ra kỳ vọng toàn ngành có thể vượt mục tiêu cả năm là xuất khẩu đạt từ 42,5 - 43,5 tỉ đô la Mỹ...
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong quý 1/2022 đạt 8,68 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 1,46 tỷ USD. Đây là mức tăng so với cùng kỳ cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Dệt may cũng là nhóm hàng đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng xuất khẩu quý 1 của cả nước, chiếm gần 14% kim ngạch tăng thêm của cả nước.
Ngoài dệt may, hai nhóm hàng xuất khẩu quan trọng khác của ngành công nghiệp dệt may cả nước là xơ, sợi và vải mành, vải kỹ thuật cũng có sự tăng trưởng tích cực. Trong đó, xuất khẩu xơ, sợi đạt 1,45 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái và nhóm vải mành, vải kỹ thuật đạt hơn 700 triệu USD, tăng 26,5%.
Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn trong quý 1/2022. Ảnh: PLO
Như vậy, trong quý đầu năm, ba nhóm hàng xuất khẩu chính của ngành công nghiệp dệt may đã đạt giá trị xuất khẩu 10,85 tỷ USD, tương đương hơn 25% so với mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho cả năm 2022 là đạt khoảng 42,5 - 43 tỷ USD.
Mức tăng trưởng ấn tượng của ngành dệt may trong quý 1 cũng đã được phản ánh rõ nét qua báo cáo tài chính quý của hầu hết các doanh nghiệp ngành này, khi doanh thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2021.
Nổi bật nhất là "anh cả" Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) với tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn trong quí 1 đạt gần 4.900 tỉ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận trước thuế đạt 376,7 tỉ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ, bằng 39,6% kế hoạch cả năm. Trong đó, ngành sợi tăng 139% và ngành may tăng 167% so với cùng kỳ. Trừ đi các khoản chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ thu về gần 200 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2021.
Tiếp đó là Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG cũng công bố doanh thu thuần quí 1/2022 đạt 1.260 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỉ đồng, tăng 74%.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư thương mại Thành công (TCM) công bố kết quả hoạt động kinh doanh 3 tháng đầu năm với doanh thu đạt 47,2 triệu đô la Mỹ, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt trên 3 triệu đô la, tăng 17%.
Tại Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK), doanh thu bán hàng trong quí 1 đạt 640 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, Công ty hoàn thành 25% mục tiêu doanh thu kế hoạch năm 2022.
Cũng ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số, trong quý 1, CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK) đạt doanh thu thuần 640 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021, LNST đạt 76,3 tỷ đồng, tăng 8,8%. Trong khi, CTCP Damsan (mã ADS) ghi nhận doanh thu thuần gần 445 tỷ đồng và lãi ròng 28,5 tỷ đồng, đều tăng hơn 41% so với cùng kỳ. Tổng công ty May 10 cũng ghi nhận doanh thu quý 1 gần 856 tỷ đồng và lãi ròng 22,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 15,9% so với cùng kỳ.
Theo các doanh nghiệp trong ngành, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng thực hiện đến quí 3 và khả năng năm 2022 này sẽ tăng trưởng cao.
Ảnh minh họa. Nguồn: THSP
Mặc dù vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ ra sao sau đó, vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh. Song, tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU... đã mở cửa trở lại, đặc biệt là Việt Nam đã có chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế.
Thêm vào đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị trường.
Mặt khác, xu hướng hiện nay các khách hàng đều muốn giảm bớt trung gian để làm trực tiếp với các đơn vị sản xuất nhằm giảm bớt chi phí. Đồng thời, với chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc, nhiều khách hàng lo ngại sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung, gián đoạn chuỗi cung ứng nên có xu hướng chuyển đơn hàng sang các nước lân cận và Việt Nam đang có lợi thế trong khu vực về ngành hàng dệt may.
Song, nhận định về tình hình thị trường trong quí 2 và những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cho biết, nếu xung đột Nga - Ukaine còn căng thẳng, lạm phát, chi phí logistics còn leo thang, thị trường sẽ có nhiều diễn biến khó lường.
Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm. Tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm...