Xăng E5 RON 92 ngày càng khó tiêu thụ
Ghi nhận của phóng viên Báo SGGP tại nhiều cây xăng trên địa bàn TPHCM, sau thời gian rầm rộ triển khai, hiện nay nhiều trụ bơm bán xăng E5 RON 92 tại các cửa hàng xăng dầu đã lặng lẽ… biến mất.
Khách đổ xăng tại cửa hàng xăng dầu ngã 3 đường Kinh Dương Vương – Tên Lửa, quận Bình Tân. Ảnh: CAO THĂNG
Sức mua giảm mạnh
Hầu hết cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TPHCM không còn bóng dáng trụ bơm bán xăng E5 RON 92. Trong khi đó, một số cửa hàng của doanh nghiệp nhà nước như: Comeco, Petrolimex… cũng giảm trụ bơm hoặc dẹp bỏ hẳn, do sức mua kém.
Tại cửa hàng xăng dầu Comeco trên đường Phan Huy Ích (quận Gò Vấp), chỉ còn 2 trong tổng số 9 trụ bán xăng E5 RON 92. Tuy nhiên, cả 2 trụ này thi thoảng mới có người ghé mua. “Trước đây, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng hơn 1.000 lít. Nhưng từ hơn một năm nay sức mua chậm, mỗi ngày chỉ còn bán tầm 300 – 400 lít. Mà khách mua chủ yếu là những người đi dòng xe đời cũ, sử dụng quen xăng E5 RON 92″, một nhân viên tại đây cho biết.
Nếu ở nội thành thi thoảng vẫn còn những trụ bơm bán xăng E5 RON 92 thì ra ngoại thành, gần như không thấy cửa hàng nào bán. Ngay tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex – Cửa hàng 12 trên QL 1A (phường An Phú Đông, quận 12) có quy mô khá lớn với cả chục trụ bơm, nhưng cũng đã “khai tử” xăng E5 RON 92 vì sức mua ế ẩm.
Anh Nguyễn Văn Quốc Dũng, nhân viên bán hàng, cho biết, trước đây cửa hàng có 2 trụ bơm bán xăng E5 RON 92, nhưng mỗi ngày chỉ bán được vài chục lít cho các bác tài chạy xe ôm, ba gác. Trong khi đó, để bán được xăng E5 RON 92 phải có trụ riêng để pha trộn rất tốn chi phí. Do vậy, sau thời gian nhập về bán không hiệu quả, cửa hàng này đã quyết định chuyển 2 trụ này qua bán dầu, vì hiệu quả hơn.
Đại diện doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng dầu là Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho biết, tỷ trọng xăng E5 trong cơ cấu tiêu thụ xăng ngày càng giảm, nhất là từ đầu năm 2019 trở lại đây. Năm 2018, tại Saigon Petro, tỷ trọng tiêu thụ xăng E5 bình quân 30,06%, đến năm 2019 giảm còn 22,65%, năm 2020 chỉ còn trên 10%.
Tạo thói quen sử dụng nhiên liệu sạch
Video đang HOT
Trên thực tế, việc tổ chức tiêu thụ xăng E5 RON 92 còn nhiều bất cập. Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng, hiện số người sử dụng loại xăng này vẫn còn, dù không nhiều, nhưng do có quá ít cửa hàng bán xăng E5 RON 92 nên họ muốn mua xăng cũng khó. Chưa kể, chênh lệch giá giữa xăng A 95 và xăng E5 RON 92 ngày càng thấp nên không hấp dẫn người tiêu dùng. Cụ thể, năm 2018, mức chênh lệch giá bán lẻ xăng A 95 và xăng E5 RON 92 là 1.552 đồng/lít; năm 2019 là 1.200 đồng/lít. Từ năm 2020 đến nay, mức chênh lệch chỉ còn trên dưới 1.000 đồng/lít.
Điểm mấu chốt nữa khiến thị phần xăng E5 RON 92 không thể tăng được theo lộ trình của Chính phủ, còn nằm ở các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Bởi khi sản lượng tiêu thụ xăng E5 RON 92 ít, nhiều đại lý, cửa hàng bán lẻ dần lơ là việc giới thiệu bán, thậm chí loại bỏ hẳn trụ bơm bán xăng E5 RON 92 và chuyển sang bán xăng A 95 hoặc dầu như đã nêu trên. Chưa kể, để có nguồn cung nhiên liệu sinh học xăng E5 RON 92, các thương nhân đầu mối phải có chi phí đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tổ chức pha chế, phối trộn, tồn trữ, lưu thông với khoản chi phí rất lớn. Còn nếu như, sau khi phối trộn xăng E5 RON 92 nhưng bán không được, phải cất trữ thì mức hao hụt rất lớn, càng khiến doanh nghiệp không mặn mà.
Trước thực trạng này, để có thể khuyến khích người dân sử dụng xăng E5 RON 92, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vy cho rằng, phải bắt đầu từ việc gỡ những rào cản trong toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ. Đặc biệt, các doanh nghiệp đầu mối cần được hỗ trợ tích cực hơn nữa trong khâu đầu tư hệ thống phối trộn, trong chính sách về thuế, nhất là thuế bảo vệ môi trường để có thể hạ giá thành sản phẩm, tạo một mức chênh lệch về giá đủ sâu để hấp dẫn người tiêu dùng. Chính phủ và các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về lợi ích của xăng E5 RON 92 đối với môi trường, giúp người dân hiểu và hình thành thói quen tiêu dùng nhiên liệu sạch. Lấy việc cải thiện niềm tin và sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng làm trọng tâm đột phá, thay vì các mệnh lệnh hành chính hoặc khích lệ suông.
Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú nêu 4 từ khóa để phát triển kinh tế tư nhân
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, cho rằng để cởi trói cho kinh tế tư nhân, giải phóng mọi nguồn lực, Đảng và Nhà nước cần tập trung vào 4 điểm cốt lõi.
Ông Đỗ Minh Phú
Phát biểu tại "Đối thoại 2045", ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, Chủ tịch hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI, cho rằng để đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã vạch ra (đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao) thì cần có sự đổi mới quyết liệt và mạnh mẽ về thể chế, cần có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bứt phá về năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cũng như cần có sự trỗi dậy mạnh mẽ kỳ diệu của kinh tế tư nhân.
Ông Phú nhận định Đảng và Nhà nước đã đặt kinh tế tư nhân vào đúng vị thế và vai trò theo hướng ngày càng tích cực. Đại hội X của Đảng năm 2006 xác định kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, Đại hội XI năm 2011 đánh giá kinh tế tư nhân là một động lực và Đại hội XIII nhìn nhận kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, là một trong 3 trụ cột của cả nền kinh tế cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, đầu tư nước ngoài.
Cuối năm 2019, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế tư nhân chiếm 42% GDP và đóng góp 30% thu ngân sách. Quan trọng hơn nữa là khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra 85% việc làm cho nền kinh tế. Và đến năm 2030, theo dự báo, kinh tế tư nhân sẽ chiếm 60% GDP.
Như vậy kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân có sứ mệnh rất quan trọng và trách nhiệm nặng nề trong sự nghiệp phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu đến năm 2030 và 2045.
Nhấn mạnh Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ, Thủ tướng đã nhiều lần nhấn mạnh tinh thần đổi mới cải cách và cởi trói cho kinh tế tư nhân, giải phóng mọi nguồn lực, ông Đỗ Minh Phú cho rằng Đảng và Nhà nước cần tập trung vào một số điểm cốt lõi và coi như là các từ khóa.
Một là chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, Cụ thể, các bộ, ngành cần thay đổi tư duy khi làm chính sách, thực thi chính sách từ "quản lý", quản lý doanh nghiệp, quản lý người dân sang tư duy "phục vụ", phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân.
Các cơ quan công quyền cần ở tâm thế tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, đồng hành cùng họ, lấy sự hài lòng và thành công của cộng đồng doanh nghiệp và người dân là thước đo hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hai là trong nhận thức và đối xử, phải bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, không phân biệt, không kỳ thị trong đánh giá, trong nhìn nhận; bình đẳng tiếp cận nguồn lực.
Ba là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, nếu làm đúng pháp luật thì phải bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp theo hiến pháp, pháp luật.
Bốn là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân thấy vinh dự, tự hào khi làm ra sản phẩm tốt, tạo công ăn việc làm có đóng góp lớn cho xã hội; nhất quán trong nhìn nhận, đánh giá tôn vinh sự đóng góp vai trò của các doanh nghiệp tư nhân/hộ gia đình trong sự phát triển kinh tế tại địa phương và với đất nước.
Theo ông Phú, doanh nghiệp tư nhân ngày nay không chỉ còn tham gia những ngành thâm dụng lao động giản đơn mà đã thực hiện các công trình lớn, tham gia vào các công đoạn phức tạp trong công nghệ.
Đất nước đã có nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã đảm nhận vai trò đầu tàu ở những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế như: công nghiệp điện tử viễn thông, tự động hóa, ô tô, sắt thép, hóa chất, xi măng... Vì vậy, nếu được trao cơ hội, các doanh nghiệp tư nhân chắc chắn sẽ hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó khăn mà mình được giao phó.
"Tôi cho rằng, mọi vấn đề xung quanh vấn đề cơ chế, chính sách với kinh tế tư nhân đều có thể gói gọn trong 4 từ khóa này", ông Phú nhấn mạnh.
Ông Đỗ Minh Phú phát biểu tại "Đối thoại 2045"
Chia sẻ với các doanh nghiệp tư nhân, ông Đỗ Minh Phú cho rằng các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, nhanh chóng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Một mặt, cần tri thức hóa đội ngũ doanh nhân, mặt khác phải thương mại hóa các sản phẩm trí tuệ. Đây là cốt lõi của cụm từ đổi mới sáng tạo; kinh doanh liêm chính; đề cao và vun đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên để góp phần xây dựng một quốc gia hùng cường, hưng thịnh
Chủ tịch TPBank cũng kiến nghị cần đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia (Data) để phục vụ chiến lược kinh tế số.
"Hiện nay nhiều nước trên thế giới, các tổ chức, doanh nghiệp hay các ngân hàng đều hướng tới mô hình tổ chức hoạt động dựa trên dữ liệu (Data driven organization).
"Đảng đã đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% nền kinh tế năm 2020 và 30% năm 2030 thì việc xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia là vô cùng quan trọng, bao gồm: dữ liệu về con người (dân cư, bảo hiểm, y tế và sinh trắc học, nhân khẩu học); dữ liệu về tổ chức, ngành, dữ liệu gắn với cơ quan, tổ chức, các hồ sơ hành chính về doanh nghiệp và dịch vụ công; dữ liệu ngành y tế cơ sở khám chữa bệnh, giá thuốc, theo dõi sức khỏe, ngành giáo dục, ngành nông nghiệp, ngành GTVT, quản lý đô thị cơ sở hạ tầng; dữ liệu về tài nguyên môi trường (môi trường, đất đai không gian địa lý, dữ liệu gắn với tài nguyên).
"Chúng ta cần có cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân theo nguyên tắc minh bạch, hiệu quả và bảo đảm quyền riêng tư cá nhân", ông Phú nói.
Theo ông Phú, trong trào lưu phát triển như vũ bão của Cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống luật pháp của tất cả các quốc gia đều không thể theo kịp bước tiến đó, đặc biệt hệ thống pháp luật của Việt Nam đang chồng chéo, không đồng bộ.
Đây là lực cản cho việc áp dụng các mô hình kinh tế mới, các công nghệ, kỹ thuật mới - những thứ đang làm thay đổi, thậm chí đảo lộn trình tự, hình thức và mô hình kinh doanh hiện thời. Ví dụ như kinh tế trí thức, kinh tế chia sẻ trong dịch vụ vận tải như Grab, Uber hay trong cho thuê nhà ở làm khách sạn như AirBnB, cho vay ngang hàng (P2P)...
Vì vậy, ông Phú cho rằng cần có cơ chế thử nghiệm chính sách (Sandbox) để áp dụng trong phạm vi nhỏ, không gian vừa phải, có thời hạn để rút kinh nghiệm và có trải nghiệm thực tế. Vấn đề này cần có văn bản pháp quy để đưa cơ chế sandbox thực hiện càng nhanh càng tốt.
"Nhiều ý kiến đã nói đến yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách. Những năm qua, Chính phủ đặt trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Những năm tới, tôi cho rằng, cần đặt trọng tâm là đổi mới thể chế phân bổ nguồn lực, xây dựng phát triển các thị trường nhân tố sản xuất, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ", ông Đỗ Minh Phú chia sẻ.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn vào tháng 10/2021 Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn trong tháng 10/2021 và hoàn thành dự án vào tháng 12/2021. Cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn có chiều dài hơn 15,2km, tổng mức đầu tư khoảng 1.607 tỷ đồng (Ảnh...