Xăng dầu tăng nữa sẽ ‘bứt gân’ các doanh nghiệp vận tải
Ông Nguyễn Ngọc Xuân – chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang – nhận định như vậy tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 do UBND tỉnh An Giang tổ chức ngày 13-6.
Trạm T2 trên tuyến quốc lộ 91 giữa TP Cần Thơ với tỉnh An Giang dừng thu phí hơn 2 năm qua nhưng vẫn tồn tại giữa đường, khiến các phương tiện qua lại gặp nhiều khó khăn – Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ông Xuân, sau 17 lần đề nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang, đến nay trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91 vẫn chưa tháo gỡ dù đường tránh TP Long Xuyên đang thi công. Từ khi trạm T2 đóng cửa năm 2019, hơn 10.000 xe ôtô của An Giang không phải đóng phí “oan ức” tại trạm T2.
“Tôi được biết Bộ Giao thông vận tải đã mua lại 7 trạm BOT trên toàn quốc, trong đó có trạm T2 tại ngã ba Lộ Tẻ TP Cần Thơ – An Giang rồi. Tuy nhiên, vì sao hơn 2 năm nay trạm này không bị tháo gỡ mà để tồn tại gây ách tắc giao thông rất lớn. Chúng tôi đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải nhiều lần nhưng chưa ai giúp doanh nghiệp”, ông Xuân nói.
Video đang HOT
Ông Xuân cũng đề nghị chính quyền An Giang – Đồng Tháp cần sớm đưa bến phà Vàm Cống cũ hoạt động trở lại để phục vụ việc đi lại của người dân 2 địa phương này, vì nhu cầu của người dân, công nhân tại cụm công nghiệp Lấp Vò rất lớn, trong khi bến phà này bỏ hoang phí nhiều năm.
Ông Nguyễn Ngọc Xuân – chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang – kiến nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu – Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ông Xuân, tỉnh An Giang phải đề nghị Chính phủ bỏ bớt thuế trong cấu thành giá xăng để giúp các doanh nghiệp vận tải “sống lại” trong “bão giá” như hiện nay.
“Xăng dầu đã và đang tăng liên tục làm các doanh nghiệp vận tải sống vật vờ. Nếu cứ đà tăng như hiện nay sẽ “bứt gân” của các doanh nghiệp vận tải. Đề nghị tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu giảm thuế để kéo giảm giá xăng xuống trong thời gian ngắn, cứu các doanh nghiệp vận tải.
Hiện nay chúng tôi cố gắng gồng gánh vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa mà không thể tăng cước vận chuyển trong giai đoạn này được”, ông Xuân nói.
Đáp lời, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành nghiên cứu, đề xuất và tháo gỡ khó khăn giúp các doanh nghiệp. Riêng mặt hàng xăng dầu sẽ giao Sở Công thương tổng hợp các ý kiến, đề xuất gửi về Bộ Công thương.
Ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – đề nghị các cấp, các ngành tỉnh trong 6 tháng tiếp theo phải có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, giấy phép con hay gây khó khăn đối với doanh nghiệp.
Hàng không tiếp tục xin miễn giảm thuế, Bộ Tài chính nói gì?
Dù đã được giảm tới 50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay, đồng thời hưởng lợi từ các chủ trương miễn giảm thuế phí nói chung của nền kinh tế.
Song mới đây, một số hãng hàng không tiếp tục kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm nay, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) xuống mức 5% và điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không từ mức 7% xuống 0%.
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết trong thời gian qua, để kịp thời hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước nói chung, ngành hàng không nói riêng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp ngành hàng không), tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ là khoảng 129 nghìn tỷ đồng.
Ngành hàng không đã được hỗ trợ nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác.
Trong năm 2021, các giải pháp hỗ trợ đã được tiếp tục triển khai ở mức cao hơn cả về nội dung và giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng (trong đó có một số giải pháp về miễn, giảm thuế lần đầu được áp dụng kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra như giảm mức thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19; miễn tiền chậm nộp thuế).
Riêng đối với ngành hàng không, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành 3 nghị quyết, quy định giảm 30% đến 50% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay. Trong đó, mức giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay áp dụng trong năm 2022 là 50%.
"Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây đã tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng ngành hàng không. Năm 2022, nhằm tiếp tục hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp giãn, giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 223 nghìn tỷ đồng. Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung, còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Trong bối cảnh cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, việc đặt vấn đề bổ sung thêm các giải pháp để hỗ trợ cho ngành hàng không cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước", Bộ Tài chính phân tích.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng nhiên liệu bay là 7%. Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn (5%) trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (ví dụ như theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc). Bên cạnh đó, chính sách thuế TNDN, thuế GTGT hiện đang được quy định tại Luật thuế TNDN và Luật thuế GTGT.
Do đó, kiến nghị giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế TNDN cho các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. "Riêng đối với thuế GTGT, hiện nay, các doanh nghiệp hàng không cũng đang được hưởng lợi từ chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 nêu trên. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành hàng không", Bộ Tài chính cho biết.
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp vận tải trước áp lực tăng giá xăng, dầu Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ tác động tăng giá nhiên liệu đến giá dịch vụ vận tải các lĩnh vực: Hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy. Đồng thời, đề xuất kiến nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngành vận tải trước sức ép xăng dầu tăng giá. Giá...