Xâm nhập mặn ở ĐBSCL cao hơn nhiều năm, có nơi 80 – 90 km
Cơ quan khí tượng cảnh báo, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cao hơn trung bình nhiều năm, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, khu vực miền Tây Nam bộ phổ biến không mưa, ngày nắng, riêng tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Bến Tre có nơi nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 31 – 34 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Bản đồ phân bố độ mặn từ 1 – 10.3. Ảnh TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm với xu thế xuống dần và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,15 – 1,5 m.
Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu dao động theo thủy triều. Mực nước cao nhất tuần tại TX.Tân Châu (An Giang) là 1,31 m (ngày 2.3), tại Châu Đốc (An Giang) 1,52 m (ngày 2.3), cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,05 – 0,15 m.
Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế giảm dần và tăng lại vào cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần tại trạm Vũng Tàu là 4 m (ngày 10.3).
Dự báo, từ ngày 11 – 20.3, miền Tây Nam bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, ngày nắng nhiều, có nơi ở ngưỡng nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất tại đây phổ biến từ 31 – 34 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Video đang HOT
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều với xu thế lên dần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,65 m, tại Châu Đốc 1,85 m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,35 – 0,5 m.
Từ ngày 11 – 13.3, mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức cao, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 405 – 415 cm, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu vào khoảng 0 đến 4 giờ và 13 đến 17 giờ hằng ngày. Từ ngày 14 – 20.3, mực nước trạm Vũng Tàu có xu hướng giảm dần, dao động trong khoảng 350 – 390 cm.
Từ ngày 11 – 20.3, mực nước tại trạm Rạch Giá dao động ở mức cao, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 25 – 35 cm, thời gian xuất hiện trong khoảng 19 đến 24 giờ hằng ngày.
Dự báo xâm nhập mặn ở các cửa sông. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL từ ngày 11 – 20.3 tăng dần đến giữa tuần sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3.2023.
Cụ thể, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 80 – 90 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 60 – 67 km; sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn 57 – 65 km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 50 – 60 km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 55 – 60 km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 45 – 52 km.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023 – 2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015 – 2016 và năm 2019 – 2020.
Bản đồ dự báo phân bố độ mặn cao nhất từ 11 – 20.3. Ảnh TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TỰỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3 (từ 10 – 14.3, từ 24 – 28.3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 – tháng 4. Tình hình xâm nhập mặn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL là cấp 2.
Trước đó, ngày 8.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 19/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL.
Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vùng ĐBSCL tiếp tục tổ chức theo dõi sát tình hình, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CT-TTg ngày 15.1 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ.
Chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.
Bộ trưởng Bộ TN-MT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến nguồn nước, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình nguồn nước trên sông Mê Kông và xâm nhập mặn tại ĐBSCL để các cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn, không để xảy ra bị động, bất ngờ.
2 đường gom dân sinh cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết bị chia cắt vì ngập
Nước từ thượng nguồn đổ về khiến 2 tuyến đường gom dân sinh trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ngập sâu hơn nửa mét.
Chiều 31/7, trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc điều hành dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cho biết, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về khu vực cầu sông Thăng khiến cho 2 tuyến đường gom dân sinh thuộc đoạn Km212 cao tốc ngập sâu hơn nửa mét.
Khu vực đường gom dân sinh cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết bị ngập sâu. Ảnh: Q.H
Trước đó, từ trưa 30/7, chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương cảnh báo và không cho người dân lưu thông qua lại tuyến đường này. Đồng thời, hướng dẫn người dân đi tuyến đường vòng để đảm bảo an toàn.
Theo ông Huy, thiết kế ban đầu khi thi công hoàn thiện đường gom dân sinh khu vực này là đường tràn, trên mặt đường bê tông xi măng và hệ thống cảnh báo, an toàn khi mưa lũ (đường cấp 5).
"Trên toàn bộ tuyến cao tốc, đến thời điểm này không có tình trạng ngập tràn qua cao tốc. Nhưng có một số vị trí bị sạt lở thì chúng tôi cho xử lý ngay, không ảnh hưởng đến khai thác của tuyến", ông Huy chia sẻ.
Năm nay mùa hè khốc liệt hơn, thiên tai diễn biến bất thường Mùa hè năm nay đến sớm, gay gắt và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm. Từ tháng 3 đến tháng 5, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước. Theo Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2023 đến nay, nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc
Thế giới
23:48:32 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025